Hôm nay,  

Tái Ngộ

10/05/201300:00:00(Xem: 119385)
Tác giả đã tham dự viết về nước Mỹ từ 2001. Sau 8 năm lặng lẽ, Vĩnh Hầu góp thêm nhiều bài mới và nhận giải danh dự viết về nước Mỹ năm thứ mười, với bài viết nhân ngày 30-4-1975, kể về người lính Mỹ chung thuỷ với một gia đình Việt mà chàng từng nhận là bố mẹ anh em.
viet-ve-nuoc-my-6
Vợ chồng tác giả gặp lại người lính Mỹ năm xưa. Watson trên tàu đánh cá của ông, 2012.
Qua bài “Lá Thư 35 Năm Trước Và Anh Lính Mỹ”, tôi đã hân hạnh nhận được giải thưởng danh dự viết về nước Mỹ năm 2010. Nếu độc giả chưa từng xem, hoặc đã quên, thì xin xem lại bài này, vẫn còn hiện diện trên Việt Báo on line. Hôm nay, tôi xin viết tiếp đoạn kết của câu chuyện này, khi gặp lại người bạn cố tri, Laurie Warson, tại Tiểu Bang Virginia.

Hiện nay, vợ chồng tôi đang cư ngụ tại Tiểu Bang Vỉrginia, là nơi mà toàn thể đại gia đình của Laurie Watson đã sinh ra và lớn lên, chưa hề di chuyển đi một nơi nào khác. Đây thật là một cái Duyên kỳ lạ, khiến tình cờ tôi lại được ở gần ông ta, mà tôi xem như là anh em ruột thịt trong nhà, vì chính ông ta đã tình nguyện làm con nuôi của Ba Mẹ tôi.

Như đã trình bày ở những bài viết trước, tôi là dân định cư Cali gần hai chục năm, nhưng vì một lý do ngoài ý muốn tôi đã di chuyển qua Tiểu Bang Vỉrginia trên hai năm nay. Nguyên do cũng đơn giản thôi: Bà xã tôi làm ngành nail ở Cali, khi thấy nghề này không còn hái ra tiền dễ dàng như trước nữa, nên đã nghe theo lời rủ rê đầy hấp dẫn của một người bạn, di chuyển qua Vỉrginia để thử thời vận. Lúc đầu tôi còn phản đối, cho rằng tuổi già sức yếu, không chịu nổi cái lạnh của miền Đông, hơn nữa tôi không quen biết ai ở xứ khỉ ho cò gáy này cả, trong khi ở Cali, tôi có tất cả gia đình, cha mẹ, anh em, bạn bè và những sinh hoạt nhộn nhịp, vui tươi của miền nắng ấm, đông đúc người Việt cư trú này.

Bà xã tôi là người rất cứng rắn, có lá gan khá lớn, bản tính lại thích phiêu lưu, nên không thèm nghe lời biện bạch, lý lẽ của tôi, đã một mình xách gói ra đi, thử xem con Tạo xoay vần có khá hơn không!? Tôi đang ở tình trạng hưu trí, vẫn cương quyết bám đất, không chịu theo cô nàng, để cô ta đi một mình vài ba tháng xem sao, nếu “ngon cơm”, thì mình theo sau cũng chưa muộn! Thật ra, để cô nàng đi một mình đến xứ lạ, tôi cũng không yên tâm chút nào, nhưng tình thế bắt buộc, nên tôi tạm ở một mình để giữ căn phòng đang thuê dở, lỡ có khi cô ta trở về lại thì cũng còn chỗ ở. Tuy nhiên, sau ba tháng thử thách, “Ngưu Lang - Chức Nữ” cũng gặp lại nhau trên đất lạ, tưởng rằng chỉ là một thí điểm tạm bợ, nhưng không ngờ nơi này lại có những điều thuận lợi và đáng yêu để có thể sống thoải mái hơn, không đến nỗi phải vất vả, cô đơn như chúng tôi đã nghĩ.

Những tuần lễ đầu tiên, chúng tôi hơi vất vả vì thiếu mọi phương tiện cần thiết để sinh hoạt, như chỗ ở, xe cộ…, vì khi move out, chúng tôi không hề giử lại một thứ gì, ngoài áo quần và một số vật dụng tùy thân. Tuy nhiên, dần dần, cuộc sống của chúng tôi cũng đi vào ổn định, “so far so good”, cho đến khi nào có một cơ hội tốt hơn để lại di tản một lần nữa! Ở Mỹ, người ta thích di chuyển, vì cuộc sống mới, hoàn cảnh mới, phong cảnh mới, con người mới, đem lại cảm giác mới mẽ, thích thú hơn là cứ ở mãi một chỗ. Có lẽ chúng ta nên ghé mắt tìm hiểu, để có thể thưởng thức cái lối sống phiêu lưu đầy thách đố, nhưng rất thú vị này.

Một điều đáng vui mừng, và bất ngờ mà chúng tôi không nghĩ tới, là sự hiện diên lâu đời của gia đình họ Watson ở Tiểu Bang này, mà tôi xem như gia đình thứ hai, khiến chúng tôi cảm thấy bớt cô đơn, lạc lõng khi gặp lại ông ta ở vùng đất xa lạ, lạnh lẽo này. Và cuộc sống hiện tại của chúng tôi, bên cạnh người anh em ngoại quốc, cho tôi ý nghĩ viết ra vài dòng về sự hội ngộ này. Thật là một câu chuyện khá lạ lùng, vì thời gian đã cuốn hút chúng tôi đi chung một dòng đời khá lâu dài, từ khi ở Việt Nam cho đến bây giờ, vẫn còn hiện diện bên nhau!

Khi hay tin chúng tôi đã dọn đến ở tạm tại nhà người bạn của bà xã, một “single Mom”, Laurie đã rất vui mừng, liền phom phom lái xe đến thăm chúng tôi ngay, với một thùng đầy ắp cua biển, đã luộc chín, ướp một lớp đá cục, để chúng tôi có thể ngon xơi lập tức, khỏi cần nấu nướng gì cả! Nhà ông ta ở Hampton, cách chỗ ở tạm của chúng tôi là Norfolk khoảng 25 miles, không đến nỗi xa quá, đối với đất nước Mỹ, mênh mông bát ngát này.

Mấy ngày sau, trong khi bà xã theo xe người bạn đến sở làm, còn tôi bị nhốt ở nhà một mình, thì Laurie đã dành nhiều thời giờ để đưa tôi đi làm giấy tờ, khai báo ở D.M.V, Sở Xã Hội… và các địa chỉ rao bán xe để kiếm một chiếc củ tàm tạm để xài đở, trong bước đầu phiêu lãng. Ông ta thật nhiệt tình, đúng nghĩa “a friend in need ís a friend in deed”, đã giúp đở chúng tôi nhiều trong vấn đề di chuyển và kiến thức về luật lệ ở Vỉrginia, có nhiều điều khác biệt với Cali.

Nhìn tấm ảnh thời kỳ ở VN, ông còn là một chàng trai trẻ, khỏe mạnh, nay gặp lại, tôi thấy ông già và ốm đi nhiều, nhưng vẫn còn linh hoạt và yêu đời, nhất là giọng nói còn mạnh mẽ và không kém khôi hài, đầm thắm.

Khi đã ổn định về công ăn việc làm, (tôi kiếm được cái job đưa đón và kèm trẻ), chúng tôi thuê riêng một apartment ở Vỉrginia Beach, ngay trung tâm thành phố; gồm hai phòng ngủ, một phòng khách, một căn bếp, và một phòng tắm rưỡi, có sân sau là một bãi cỏ rộng, điện trả, nước free, với giá $820/tháng, nếu ở Cali, giá có thể lên đến $1,200/tháng.

Cuộc sống của chúng tôi đã trải qua nhiều thích thú bất ngờ, nhất là hôm đầu tiên trong đời, cả tôi lẫn bà xã đã chứng kiến một khung cảnh tuyệt vời! Đó là một buổi sáng tinh mơ, tôi còn nhớ rõ ngày 27/12/10 nhờ tấm hình chụp, khi chúng tôi đang còn say giấc điệp, thì chuông điện thoại vang lên, từ đầu dây bên kia, giọng của Laurie vang lên: “Dậy đi các bạn ơi! Mở cửa ra xem tuyết!” Hơi miễn cưỡng, tôi đứng dậy mở cửa bên hông phòng ngủ, với đôi mắt nửa nhắm nửa mở, nhìn ra ngoài trời, thì Ô là là! Chúng tôi sững người trước sự thay đổi bất ngờ, chỉ trong một đêm, và chỉ một đêm thôi mà sao cảnh vật chung quanh thấy lạ quá trời! Một màu trắng xóa của tuyết đã bao trùm cả không gian, mà bây giờ hình như được nới rộng ra, như một tấm mền khổng lồ bằng tuyết dày cộm phủ lên tất cả mọi vật, từ các vòm cây cao, xuống nóc nhà đến mặt đất và nâng nó lên cao, có nơi ngập quá đầu gối! Chúng tôi ngây ngất chiêm ngưỡng cảnh đẹp của Tạo Hóa mà ở Cali mấy chục năm, chưa ai được thưởng thức!

Tuy tuyết ngập đầy khắp, nhưng nhiệt độ bên ngoài lại không lạnh cóng như chúng tôi thường nghĩ, nên đã cho phép chúng tôi ra ngoài chụp vài chục tấm ảnh làm kỹ niệm và để gởi đi khắp nơi khoe rằng tuyết lớn nhất kể từ kể từ 4,5 năm qua đã ra mắt để chào mừng hai kẻ phiêu lưu từ phương xa mới đến! Và tuyết đã lưu lại trần gian đến hai ba ngày mới chịu rút lui!

Bà xã tôi đã hứng thú trong vai “người cào tuyết”, do tôi làm đạo diễn để chụp mấy “pô” trong tư thế lao động, bên cạnh chiếc xe đang ủ mình với một lớp tuyết dày trên mui. Cô nàng đã bị té nhào xuống tuyết khi xỏ hai chân trong chiếc túi đựng rác lớn khi di chuyển! Rất đáng tiếc, là tôi không kịp ghi lại hình ảnh ngộ nghĩnh này! Đối với những người mới thấy tuyết lần đầu, thì sự thích thú vì cảnh vật lạ mắt khiến họ không bận tâm nghĩ đến những phiền toái, bực mình do tuyết gây ra, nhất là khi nó không còn ở thể đặc nữa, mà chuyển qua thể lỏng! Lầy lội, trơn trượt và xấu xí! Cuộc đời cũng vậy, bao giờ cũng có hai mặt! Hãy quên đi mặt trái, và vui hưởng những gì tốt đẹp trong cuộc sống hằng ngày! Đây là điều mà tôi thường tự nhủ lòng khi gặp nghich cảnh.

Mùa Hoa Anh Đào nở cũng cho chúng tôi thưởng thức cảnh đẹp của thành phố Hoa Thịnh Đốn, cách thành phố Virginia Beach, nơi chúng tôi đang cư ngụ, chừng 3 tiếng rưỡi lái xe. Không còn gì đẹp hơn khi ngắm cảnh một rừng hoa nở rộ, màu hồng thắm, chạy dọc theo dòng sông mơ mộng, với những chiếc thuyền chở khách lặng lờ dưới ánh nắng vàng rực rỡ của tiết Xuân ấm áp, sau những ngày dài lạnh lẽo của mùa Đông.

Bờ biển Virginia tuyệt đẹp, chỉ cách nhà chúng tôi khoảng mười lăm phút lái xe, cũng là nơi nghĩ mát lành mạnh trong mùa Hè nóng bức, ngoài thú vui sông nước, trên chiếc tàu đánh cá của “thuyền Trưởng” Laurie Watson. Thú vị nhất là cùng với vợ chồng ông ta, và hai chúng tôi, thỉnh thoảng gặp nhau để thưởng thức những chiến lợi phẩm bắt được từ nhánh sông thông ra biển lớn, gồm nhiều loại cua cá, còn tươi rói. Ngồi cạnh bờ sông, trong khu vườn thơ mộng, với nhiều bóng mát của những tàn cây khá lớn, trò chuyện, vui đùa đã khiến chúng tôi cảm thấy yêu nước Mỹ, yêu người Mỹ, và tạm quên đi cảnh xa nhà của hai kẻ tha phương.

Chúng tôi thường xuyên liên lạc nhau qua điện thoại để thăm hỏi sức khỏe lẫn nhau, và thỉnh thoảng, bà xã tôi lại ra tay nấu nướng, khi thì bún bò, khi thì phở Bắc, chả giò, hoặc đổ bánh xèo để chiêu đãi hai vợ chồng Laurie, là những thực khách rất ưa chuộng món ăn VN, nhất là món ăn Huế. Đôi khi chúng tôi cũng thay đổi không khí, hẹn gặp nhau tại một quán ăn “all you can eat” đâu đó, và sau buổi tiệc, chúng tôi lại quay về nhà cạnh bờ sông, thưởng thức mùi vị cà phê cho đến tối mịt mới chia tay. Chúng tôi cảm thấy thời gian đi rất nhanh, khi ở cạnh nhau, có lẽ sự đồng cảm, yêu mến nhau thật tình đã khiến chúng tôi thích thú và hạnh phúc hơn bất cứ cuộc họp mặt nào khác với những người bạn khác.

Ai cũng có một cuộc sống riêng, một cuộc đời với nhiều hoàn cảnh, giai đoạn khác nhau, không cần phải trình bày, kể lể, nhưng tôi vẫn muốn đưa ra đây, để nói lên cái tình yêu đằm thắm, thân tình giữa hai gia đình Mỹ-Việt và cũng khám phá một điều gì đó khá hấp dẫn trong việc phiêu lưu, mạo hiểm, đôi khi cũng đem lại cho chúng ta những điều mới mẽ, kỳ thú và an lạc, do Tạo Hóa đã sắp đặt để dành riêng cho chúng ta.

“Everything will be fine then!

Vĩnh Hầu

Ý kiến bạn đọc
10/05/201320:07:04
Khách
Mong tac gia duoc an huong tuoi gia to Vỉginia, xu tuyet menh mong trong mua Dong. Toi cho vo chong chi ban , tu ngay qua My toi gio, vi cong viec cua nguoi chong, ho phai song o mien Dong gia tuyet, Virginia lai New York, gan hai muoi nam nay. Toi bay gio thi ho ngan ngam qua roi ! Chi doi ngay den tuoi huu thi tim cach don ve xu Cali am ap nay thoi.
17/05/201316:18:58
Khách
Chú Vĩnh Hầu Ơi,
Ở Vỉginia còn nhiều danh lam thắng cảnh mà chú chưa biết hết đâu, Cháu qua đây lúc 16 tuổi đã định cư ở Richmond, VA hơn 30 năm, đã đi nhiều nơi chơi nhưng rốt cuộc lại vrề nơi này. Ở Richmond rất là tiện vì đi đâu, cũng mất 2 tiếng đi xe là cùng.
Này nhá: Washington DC thăm cơ quan quyền lực nhà là 2 tiếng; Đi biển 2 tiếng (có nhiều biển đẹp và thoải mái hơn VA Beach mà có lẽ chú chưa biết tới, rồi cua, sò, hào cá của vịnh Chesapeake mà có lẽ chú cũng chưa biết đến. Nhất là hào (Oysters) khỏi chê...Ông ăn bà mê, bà mê ông ăn....
Còn nữa: 1 tiếng là đến charlottesville nơi có trường đại hoc Univercity of Virginia cảnh thiên nhiên hữu tình romantic hơn Đàlạt nhiều lắm. Chú nên thăm nơi này cào mùa thu thì hết ý. Gần nơi đây còn có những nông trại trồng Apple, nho, dâu họ cho mình tham quam và bán trái cây với giá rất rẻ.
Chú đã đi Luray Caven hoặc lát xe đi Skyline Drive chưa. Ơ VA mà không đi những nơi này thì thật là một thiếu xót lớn.
Nếu nói tới VA mà không nói tới trường sỹ quan trừ bị Virginia Military Institute thì cũng là một thiếu xót, Từ Richmond, VA lên đó cũng chừng khoảng 2 tiếng, Trường nằm dưới thung lũng Shenandoah Valley của chặng núi Appalachian Mountain. Ai mà muốn tập thể thao thì cứ leo núi cắm trại vài ngày thưởng thức thiên nhiên thì sẽ hiểu ý cháu. Cháu đã leo lên đỉnh núi và nhìn xuống thung lũng...ôi tuyệt đẹp.
Nếu chú tham quan trường sỹ quan thì nên đi vào thứ 6, bởi vì thứ 6 thường có lễ duyệt binh và nên đi vào mùa thu. Nếu chú muốn biết chắc chắn ngày nào có duyệt binh thì cứ google Virginia Military Institute thì sẽ biết.
Chức chú vui vẻ an hưởng tuổi già nơi vùng đất mới này.
Cháu 16 hơn 30 năm trước
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,234,505
Xin thưa với bạn có hai cái "sai" ở tựa đề. Thứ nhất, Ông Mandino không phải là một thương nhân mà là tác giả của quyển sách có tựa đề trên. Thứ hai, "lắm của" ở trong quyển sách self-help này (ta thường gọi là loại sách tu thân), "The Greatest Salesman in the World", không chỉ có nghĩa là của cải
Từ đêm đưa thuyền rời quê đã hơn 30 năm, nay dù muốn hay không, tôi vẫn phải về thăm lại, cha mất mới đây, mẹ còn khỏe, cả hai đều đã gần 100 tuổi. Trên cùng chuyến bay sang VN, may tôi lại gặp ông bà Nguyễn Quang Liên, một ông bạn cũ từ xưa ở Saigon, Tôi được biết thêm chuyện và kể lại: Quen lâu năm, biết ông là
Nàng nghe có tiếng cửa mở, nhưng không để ý. Nàng nhìn đồng hồ đeo tay thấy năm rưỡi thì biết ngay là lão đã về. Nàng vừa cười vừa nói chuyện điện thoại, rồi nhìn lão hất hàm ra dấu cho lão biết có thức ăn trên bếp. Lại món gà kho, ngán quá. Lão đi vào phòng ngủ thay đồ, nghe loáng thoáng tiếng nàng trên điện thoại: "...vậy à"
Ngày còn nhỏ, tôi trông thật gầy gò, ốm yếu, tính tình lại nhút nhát lắm. Mẹ tôi sanh tôi thiếu tháng, chẳng biết sao mà hồi đó tôi lại sống được cũng lạ! Lớn lên một chút, chừng năm sáu tuổi, tôi đã biết thế nào là ăn đòn, vì bố tôi rất dữ đòn đối với con cái, một phần vì thích hàng xóm thấy mình dữ với vợ con, còn phần nữa thì tôi
Mẹ tôi năm nay 86, bắt đầu trở bệnh lãng trí nặng. Khi thì cụ thống trách đôi tay đôi chân vụng về, lẩy bẩy, vô dụng của mình. Khi thì cụ lộ vẻ hoảng hốt hoặc tự dằn vặt về những đổ vỡ, hư hại do sự "hoá đần độn" của mình gây ra. Khi thì cụ uất ức vật vã kêu khóc vì nhận ra giai đoạn tang thương cuối đời đã thực sự đến với mình rồi.
Tôi hỏi người bán vé: Từ đây đi Washington DC giá bao nhiêu và xe chạy mất mấy giờ và nếu tôi là người có tuổi thì bớt được bao nhiêu" Ngửng lên nhìn tôi, ông ta vừa bấm máy bán vé vừa trả lời: Ông được bớt còn 145.37 xu, còn nếu ông mua trước 7 ngày thì giá vé trong khoảng từ 80 đến 119 dollars tùy theo xa gần.
Lúc 12giờ đêm Lão Cát lai ra đi, một cái chết lặng lẽ cũng như cuộc sống vốn thầm lặng của Lão ! Bệnh viện F.V có lẽ là nơi Lão đến đó lần cuối trong chặng đường đời nhiều nổi truân chuyên, bộ óc bình dị đầy lòng nhân ái ấy đã thôi không còn thao thức trong quãng đời già nua ... Tôi viết câu chuyện này, tham dự cuộc thi
Đi làm về, nếu không đi chợ thì về thẳng nhà, nhìn xung quanh căn phòng của một người độc thân, cái gì cũng lặng lẽ. Từ cái bàn, chiếc ghế, cái Ti Vi trong góc, một chiếc gối, ngay cả chiếc gối để ôm gác phía dưới chân, cái mền kẻ những sọc vuông không hoa hòe xếp phẳng phiu ... cái gì cũng như tỏa ra một mùi vị lặng lẽ
Chiều nay, thứ sáu 28/4, trên đường lái xe đi làm về, chợt nhớ Chủ Nhật này là 30 tháng 4. Lại 30 tháng Tư nữa rồi! Chẳng hiểu sao tôi lại quyết định sẽ viết một mẩu truyện về đời mình nhân dịp kỷ niệm lần thứ 31 của ngày này. Có lẽ tôi nghĩ rằng bây giờ mình đã 50 rồi, đời cũng đã từng trải, chả còn sợ sệt gì nữa khi muốn nói ra những điều mình nghĩ, ít ra là về cuộc đời của mình. Năm 1987, sau năm tháng sống
Qua bao năm dài thai nghén, bố tôi mới sẵn sàng cho tôi chào đời. "Thân Phận” là tên của tôi được bố chọn. Đó là nỗi đau trăn trở của Người muốn gởi gắm vào tôi. Sau buổi ra mắt sách, tôi được ký tặng cho một người bạn vong niên của bố. Chủ của tôi là một người Việt định cư ở Hoa Kỳ khá lâu, từ thuở còn là học sinh trung học
Nhạc sĩ Cung Tiến