Hôm nay,  

Mothers Day: Mạ Tôi

12/05/201300:00:00(Xem: 256189)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả sinh năm 1956. Qua Mỹ tháng 10 năm 1994 cùng với gia đình theo diện HO.; Hiện đang sống tại thành phố Tacoma, tiểu bang Washington. đang làm việc cho một công ty thuộc ngành lâm nghiệp tại tiểu bang Washington. Nhân Ngày Lễ Mẹ, mời đọc bài viết về nước Mỹ thứ tư của Minh Nghĩa.

Mỗi sáng vừa rồ máy xe tôi đã thấy tấm màn cửa sổ vén qua một bên. Mạ tôi đó, tôi biết mạ đang đứng nhìn qua khung cửa sổ. Nhiều lần tôi nói sao mạ không ngủ đi, trời lạnh mà, vậy chứ vừa nghe tiếng mở cửa là mạ lại nhỏm dậy ra khỏi giường vén màn nhìn ra sân, nhìn theo chị em tôi cho đến khi khuất dạng mới thôi.

Mạ tôi năm nay gần tám mươi tuổi nhưng vẫn còn khoẻ mạnh ít đau vặt, chắc nhờ cái gene di truyền từ dòng họ bên ngoại của tôi. Mới qua Mỹ mạ tôi bị một trận bịnh nặng tưởng đâu đã rời bỏ con cháu để đi theo ba tôi rồi. Bắt đầu từ cái túi mật bị nhiễm trùng, mạ tôi nhịn đau vì sợ con cái lo lắng cả tuần sau mới nói cho chị em tôi biết. Lúc đó mạ tôi bị sốt cao và ói mửa phải chở vô bịnh viện cấp cứu. Giải phẩu vừa xong tối đó mạ tôi phải chuyển vào phòng ICU vì bị dịch truyền tràn qua phổi làm tim ngưng đập. Nhìn mạ nằm bất động mấy ngày ở phòng săn sóc đặc biệt chị em tôi lo lắng mất ăn mất ngủ vì sợ chuyện không may sẽ xảy ra với mạ, với gia đình tôi. Nỗi buồn mất ba vẫn còn in sâu trong lòng, chúng tôi không muốn một lần nữa phải khóc buồn vì mất mạ của mình. Bao ngày trong bịnh viện tôi chỉ biết ngồi cạnh mạ cầu nguyện và mong mỏi vào sự tiến bộ của nền y học ở đây sẽ cứu được mạ tôi. Khi mạ tôi khoẻ mạnh về nhà, tôi đã tự nhủ với lòng mình là sẽ thay ba chăm sóc cho mạ.

Hòa nhập vào cuộc sống mới với nhiều thay đổi, thay đổi từ nếp sống, thay đổi từ suy nghĩ mà mạ tôi lại là một người sống nội tâm và ít tiếp xúc ngoài xã hội nên mạ đã gặp nhiều khó khăn để có thể thích ứng với đời sống tân tiến ở đất nước này. Không có ba tôi bên cạnh, mạ tôi buồn. Con cái đi học đi làm cả ngày đến chiều tối mới về nhà, mạ tôi bơ vơ. Sáng sớm mạ thức dậy cùng chúng tôi, nhắc đứa này bới cơm, nhắc đứa khác mặc áo ấm kẻo bịnh. Chúng tôi bị cuốn vào nhịp sống mới với nhiều lo toan nên đã vô tình quên đi nỗi cô đơn của mạ. Thui thủi một mình trong nhà ngày này qua ngày nọ chắc là mạ tôi buồn lắm nên có lần mạ tôi đòi về lại Việt Nam, tôi đã năn nỉ:

- Mạ ráng ở lại một năm đi mạ. Cho chị em con ổn định một chút rồi con sắp xếp đưa mạ về.

Một ngày, tôi chợt khựng lại khi nghe mạ vừa nói vừa đưa tay lau vội nước mắt:

- Không có tối mô mạ ngủ được hết. Mạ buồn, mạ nhớ ba mi…

Làm sao mà mạ tôi không buồn không nhớ ba tôi cho được vì hơn bốn mươi năm đầy ắp nghĩa vợ tình chồng, buồn vui khổ cực có nhau vậy mà khi gần đi Mỹ, ba tôi lìa bỏ cõi trần một cách bất ngờ để mạ tôi bơ vơ hụt hẫng. Ngày đưa ba tôi từ bịnh viện về lại nhà, tôi nói với mạ:

- Mạ ơi, nếu ba mất mình thiêu ba để đem tro của ba đi qua Mỹ với mấy mạ con mình nghe mạ.

Mạ tôi buồn bã gật đầu không nói lời nào. Ngày mang tro cốt ba tôi về nhà thấy trời mưa tầm tả suốt đêm, mạ nói:

- Giờ này ba ở nhà ấm áp chớ không nằm ngoài nghĩa trang ướt lạnh một mình. Khi nhà mình đi thì mình đem ba đi theo.

Nhờ mang theo hũ tro cốt của ba đi Mỹ, mạ con tôi lúc nào cũng có cảm giác ấm cúng như có ba bên cạnh, như ba vẫn hiện diện đâu đó trong ngôi nhà này với mạ con tôi.

Khi chúng tôi khuyến khích mạ đi thi quốc tịch để bảo lãnh cho gia đình chị của tôi, mạ tôi miễn cưỡng nghe lời nhưng phải vất vả thi đến ba lần mới đậu. Suốt hai năm trời, mỗi sáng mạ tôi cầm tập đến Trung Tâm Văn Hóa Đông Dương ở khu housing để học tiếng Mỹ và học thi quốc tịch. Từ khi lấy chồng mạ chỉ biết ở nhà chăm sóc con. Khi ba đi tù mạ chạy vạy buôn bán kiếm tiền bới xách thăm nuôi chồng ở tận vùng biên giới xa xôi. Bởi vậy hơn bốn mươi năm trời không vận dụng đến trí nhớ nên mạ tôi học hành khó khăn lắm. Với mạ tôi học tiếng mẹ đẻ cũng còn khó khăn nói chi học tiếng xứ người. Mạ vừa học bài vừa than thở:


- Còn ba mi thì mạ mô phải học tiếng Mỹ chi cho mệt. Ba mi siêng học, ngồi học tiếng Mỹ cả ngày. Hồi trước ba nói mạ khỏi học tiếng Mỹ, qua Mỹ để ba lo, ba làm thông dịch cho mạ. Rứa mà ba mi…

Than thì than vậy chứ mạ tôi cũng cố gắng hết sức để học và khi cầm được cái bằng quốc tịch Mỹ trong tay, mạ mừng rỡ hối tôi lo hồ sơ bảo lãnh cho gia đình chị tôi.

Những ngày đầu qua đây nhờ có trợ cấp xã hội, mạ tôi đến phòng răng để kiểm tra răng. Ông nha sĩ Mỹ bảo mạ tôi phải nhổ hết hai hàm răng của mạ vì cái thì rụng, cái thì sâu và cái thì lung lay và vì welfare không cho tiền chữa mà chỉ cho mạ tôi nhổ hết răng để làm lại răng giả. Ông nha sĩ nói nhổ xong ông sẽ làm cho mạ hai hàm răng đều đặn đẹp hơn hai hàm răng đang có của mạ. Nghe nói bị nhổ hết răng mạ tôi sợ nên trốn luôn. Vậy mà gần hai mươi năm, mạ tôi cũng còn móm mém vài cái răng để cười duyên. Mỗi khi nhắc mạ đi nha sĩ khám răng, mạ tôi hay nói:

- Ba mi chết sớm mang theo hàm răng tốt, phải chi mạ có được hàm răng như ba. Đi tù bao nhiêu năm thiếu ăn thiếu uống mà không hư một cái răng. Ngày thiêu ba mi, thằng Thông với thằng Phong đi lấy tro của ba, lượm về hàm răng của ba còn đủ chỉ thiếu một cái răng cấm.

Những lời của mạ, tuy nói với con cái nghe cho vui nhưng trong lòng tôi như có một điều gì đó thật khó nói thành lời vì tôi hiểu mạ đã mang thai tám đứa con trong bụng, bao nhiêu calcium của mạ đã san sẻ, đã chia bớt cho con cái rồi thì răng của mạ tôi làm sao mà còn tốt cho được!

Hàng tuần được quây quần bên nhau là một niềm hạnh phúc của chúng tôi mà cũng là của mạ. Các em tôi mang con đến thăm mạ và được thưởng thức món bún bò Huế của mạ mà dù đi ăn ở đâu, dù có ai mời ăn, các em cũng đều nói “không ngon bằng bún bò mạ nấu”. Mạ tôi vui lắm khi thấy con ăn ngon miệng và cũng hãnh diện vì biết món bún bò Huế của mạ rất được các con yêu thích. Qua San José thăm gia đình chú tôi, các em con của chú thím đã sắp xếp xin nghĩ làm để đưa bác mình đi chơi, vậy mà mạ tôi chỉ thích đi chợ nấu bún bò, bánh bột lọc hay bánh canh cua cho chú thím và các em ăn vì những năm tháng còn ở Việt Nam mỗi lần giỗ ôn nội tôi, món bún bò của mạ không bao giờ thiếu được trong ngày giỗ.

Là con, ai cũng mong cho cha mẹ mình khoẻ mạnh sống lâu, mong cho cha mẹ mình được ở mãi bên con cháu nhưng với gia đình tôi, ba tôi đã không còn, ba ra đi ở tuổi 61. Nhiều khi tôi nghĩ nếu gia đình tôi được đi Mỹ sớm hơn thì có lẽ ba tôi - dù đang bị bịnh ung thư - cũng được sống ở nước Mỹ vài năm với mạ con tôi. Nếu có ba bên cạnh mạ tôi không buồn, mạ tôi không cô đơn thui thủi ra vô một mình trong căn nhà vắng vẻ. Mỗi năm đến ngày giỗ của ba tôi, mạ nấu những món ăn ba ưa thích bày lên cái bàn nhỏ thắp ba nén nhang. Mạ tôi vốn rất sợ nói chuyện chết chóc nhưng cũng vài lần tôi hỏi mạ:

-Khi mạ qua đời mạ có muốn thiêu để cạnh bên ba không?

Mạ tôi gật đầu không chút ngại ngần. Đó cũng là lý do tại sao chị em tôi vẫn còn giữ tro cốt của ba trong nhà dù cũng nhiều lần người quen hỏi sao không mang tro của ba tôi đem thả xuống biển như nhiều người đã làm.

“Đêm đêm thắp ngọn đèn trời
Cầu cho ba mẹ sống đời với con”

Cũng biết là con người không thể nào sống mãi với thời gian, đến một lúc nào, đến một tuổi nào rồi sẽ phải ra đi, sẽ phải chia lìa nhau vì đó là quy luật tự nhiên của tạo hóa nhưng tôi vẫn ước ao sao thời gian đi chậm lại để chúng tôi vẫn có mạ tôi bên cạnh. Mạ tôi là chỗ dựa tinh thần cho chị em tôi để chúng tôi đến với nhau và sống với nhau trong từng ngày từng giờ còn lại của mạ.

Minh Nghĩa

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,213,493
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách “Viết Về Nước Mỹ tuyển tập VI” sẽ được tổ chức tại Little Saigon vào chiều Chủ Nhật, 27-8-2006. Nhân dịp này, ban điều hành Giải thưởng Việt Báo trân trọng mời quí vị tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ và thân hữu tham dự 2 sinh hoạt đặc biệt:
Không biết tại số phận hẩm hiu hay tại không có duyên nợ, hơn cả nửa đời người hắn vẫn không có được một mảnh tình vắt vai. Sang Mỹ vào cái thuở nam thừa nữ thiếu, đốt đuốc tìm hết cái thành phố lạnh ngắt lạnh ngơ này cũng chỉ có vài ba cô gái Việt nam đếm được trên đầu ngón tay, muốn với tới các
Có lẽ tôi sanh ra dưới một ngôi sao xấu, lại “đầu thai lầm thế kỷ” -nói theo thơ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, đồng thời cũng là một giáo sư văn chương nổi tiếng của trường Chu Văn An. Cuộc sống vốn đã chẳng xuôi chèo mát mái, nên phận tôi phải ba chìm bảy nổi tám cái long đong.... Tôi có Mẹ cũng như không, nên theo Cha sống với Mẹ ghẻ
Biển Dừa là bút hiệu của một kỹ sư 31 tuổi tại Arizona. Tựa đề đầu tiên của bài viết này là “Cái Nóng Tàn Nhẫn,” ghi lại tâm trạng của một người nữ trong trận dịch nóng tháng Bẩy, mong được ai đó “lau dòng nước mắt nóng cho cô bằng chiếc khăn tẩm hơi lạnh.” Nhưng nước mắt mới đó đã bốc hơi mất tiêu, làm sao lau kịp" Hy vọng sau “nước mắt bốc hơi”
Danh tính đầy đủ của tác giả là Khiet M Phan, cư dân cao niên tại San Jose. Nguyên cựu sĩ quan không quân VNCH, cựu tù cộng sản, định cư theo diện H.O., tác giả kể là ông đã có 15 năm ở Mỹ, 12 năm đi làm đóng thuế, bây giờ thì tháng tháng lãnh lương hưu. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là những mảnh hồi ức vui.
Năm mới đến Mỹ (1996), tôi có viết bài "Những Nhận Định Khác Nhau Về Cuộc Sống" đăng trên báo Việt ngữ Sacramento; Nguyên do từ câu nói của một bạn học tại trường Sacramento City College: "Nước Mỹ là Thiên Đường của tuổi thơ; Là Chiến Trường của thanh niên, và là Địa Ngục của người già". Lúc bấy giờ tôi cũng như người
Thảm cảnh đây tiếp sau bao thảm cảnh đã phủ lên dân tộc, nước non này. chưa ngừng ư cuộc nội chiến hôm nay" Để lớp trẻ ngày mai xây dựng lại, những đổ nát, mà cha anh đành bất lực lớp người trí thức phải khoanh tay Đó là lần đầu tiên tôi biết đến Chú Hoành em trai út của Ba, qua những câu thơ chú đề tặng khắc trên bia mộ anh trai
Thật tình tôi không rành chữ nho nhưng tôi được chồng tôi giải thích cho tôi câu trên có nghĩa la "cái xui xẻo không tới một mà nó tới nhiều lần". Đúng là y như vậy đó bà con! Cách đây cỡ một tháng chồng tôi đi làm về vẻ mặt buồn buồn nói với tôi ngay khi vừa bước vào cửa: - Mình có tin buồn em à. Anh bị lây ốp năm học tới!
Hôm thứ Hai, thị trường cổ phần tương đối dậm chân tại chỗ tìm hướng đi sau một tuần bị xuống nhiều, với dầu thô xuống giá vì hy vọng sắp ngừng chiến tranh bên Trung Đông. Về kinh tế, mức sản xuất kỹ nghệ toàn quốc tăng 0.8%
Đó là danh xưng của một anh bạn làm chung hãng với tôi, anh hãnh diện vì anh là con rồng cháu tiên, nhưng anh chỉ dùng tên "con nhà Rồng" xưng cho phái nam mà thôi. Tôi cũng hãnh diện vì tôi tuy là khác giống nhưng chung một giàn. Bài nầy tôi muốn viết về một vài cá tánh của các vị “con nhà rồng” làm chung với tôi mà thôi.
Nhạc sĩ Cung Tiến