Hôm nay,  

Tạ Ơn Người

09/06/201300:00:00(Xem: 205687)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả: Thanh Tâm
Bài số 3918-13-29318vb8060913

Tác giả hiện là cư dân Garden Grove, CA, cho biết ông là một sĩ quan Trừ bị Chủ lực quân VNCH. Sau 30/4/75 thọ nạn tù “cải tạo” 6 năm. Khi có chương trình HO, hoàn tất hồ sơ nạp phòng xuất nhập cảnh vào tháng 10/88, nhưng mãi 7 năm sau mới được tái định cư Hoa Kỳ. Lý do, theo tác giả khôi hài, là “NO$.” Sau đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông.

"Đi một ngày đàng học một sàng khôn, thế tại sao tôi đến xứ Cờ Hoa... đã mấy năm mà tự cảm thấy mình còn ngơ ngơ ngáo ngáo" Tôi thường viết điều này trong thư gởi về vài người thân ở Việt Nam, e cũng có người bảo đi xa rồi tha hồ nói khoác?

Dần về sau và cho đến bây giờ, tôi phủ nhận câu "Ăn nhiều chớ ở bao nhiêu" hoàn toàn trái ngược với quê hương mình; bởi vì cái ăn, cái mặc ở đây mua sắm thật dễ dàng; còn việc tạo nhà thật khó khăn vô cùng. Có người đầu tư địa ốc mua nhà cho mướn, có người cố gắng vượt lên số phận mình, xoay sở mọi cách, vay nợ ngân hàng mua ngôi nhà để ở, trả nợ hàng tháng với hợp đồng 15 hay 30 năm. Một ngày u ám nào đó bị mất việc, ngân hàng tịch thu nhà, mộng làm chủ một ngôi nhà tan thành mây khói!

Gần 20 năm vào sống trong khu vườn đầy kỳ hoa dị thảo này -một đất nước tiến hóa không ngừng- tôi tự biết mình đã lạc hậu. Khi tuổi đã về chiều, tôi tin vào khoa học điện tử ngày nào đó sẽ khám phá được lãnh vực huyền bí siêu hình mà Đức Thượng Đế toàn năng, toàn tri, toàn giác chờ đợi trí khôn của nhân loại. Sự chờ đợi của ông Thầy Trời vĩ đại vô biên, còn tôi đứa học trò ngây ngô, chưa đạt thành quả nào trong cuộc sống, có lẽ tôi đang đắm chìm giữa bóng tối vô minh?

Đọc nguồn tin mới: “Quân trường Mỹ dạy sĩ quan chống tin tặc. Các học viên của quân đội đang đào tạo thế hệ sĩ quan đáp ứng nhu cầu bảo vệ an ninh mạng chống lại tin tặc đe dọa các hệ thống tin học của quân đội và dân sự, kiểm soát mọi thứ từ mạng truyền tải điện cho đến ngân hàng. Sinh viên sĩ quan tại các học viện của Lục quân, Hải quân và Không quân đang học và tập kỷ thuật tinh vi để trở thành thế hệ chỉ huy tương lai về lý thuyết và thực hành trong chiến tranh mạng...” (trích V.Báo)

Nhớ lại câu châm ngôn: "Sự học như thuyền đi nước ngược không tiến ắt lùi." Đã mấy mươi năm không học, vậy vị trí của tôi đang ở vị trí nào trong cõi đời này? Có thể tôi trôi về nửa thế kỷ 20, cái thời nghèo nàn lạc hậu trên mảnh đất quê hương chịu đủ thứ bệnh tật, thiên tai địa ách, tai họa chết thảm vì cuộc chiến Việt Pháp (1945-1954). Hiệp định Geneve chia đôi đất nước, vĩ tuyến 17 định lằn ranh Quốc Cộng, một cuộc di cư vĩ đại.

"Ai làm cho khói lên trời
Cho mưa xuống đất cho người biệt ly.
Ai làm Nam Bắc phân kỳ
Xót xa hàng lệ đầm đìa tấm thương" (Tản Đà)

Thói quen của tôi, mỗi buổi sáng tập thể dục và đi bộ khoảng nửa giờ; sống đơn giản cơm, rau, củ, quả; thế mà một cơn bệnh bất ngờ ập đến tôi vào tháng 3/2013, thần trí mịt mờ, đôi chân tê liệt, nghe tiếng người như văng vẳng trong cõi hư vô. Hay tin, ba anh em ở chùa chạy đến thăm, góp ý với gia đình tôi hãy gọi 911. Khoảng 5 phút sau, xe cấp cứu chở tôi đến bệnh viện Garden Grove. Một cuộc khám và chụp hình khẩn cấp diễn ra khoảng một giờ. Tôi cố vận động trí năng nói từng tiếng một với đứa con trai và hai đứa cháu quen thân đang có mặt trong phòng...!

Vào năm nào đó, tôi đã vào thăm bệnh ở đây, có người nay còn sống đến 95 tuổi, có người về cõi vĩnh hằng. Nay đến lượt tôi. Tôi thường tâm nguyện: Nếu mạng sống này còn hữu ích chi cho gia đình, xã hội, bằng không thì chư Thần Thánh Tiên Phật cho tôi đi một cách nhẹ nhàng, đừng hành xác.

Trong giấc ngủ chập chờn tôi mơ về quá khứ hơn bốn mươi năm trước, nguyên số anh em có nhiệm vụ đi vòng ngoài, nói rõ là tình báo của đơn vị, về báo lại là có mấy gia đình rất nghèo, mỗi bữa ăn toàn là khoai lang, khoai mì cuốn với rau. Tôi đi thăm viếng qua một vòng biết rõ hư thực. Một bà cụ trên bảy mươi tuổi đang sống trong cái chòi lá đổ nát, diện tích khoảng bốn thước vuông. Tôi khom xuống hỏi đêm rồi trời mưa lớn bà ngủ thế nào? Bà đưa tay run run chỉ vào một góc nói: Tui quấn chiếc đệm này ngồi ở trong góc đó... Thăm đủ ba gia đình. Sáng hôm sau, một buổi sinh hoạt công khai anh em đồng ý giúp đỡ, thế là mỗi tháng xuất gạo tồn kho trợ giúp mỗi gia đình hai mươi lít. Riêng bà cụ neo đơn, tôi ra tiền cho anh em mua cây lá cất cho bà mái nhà khác rộng hơn, cao hơn.

Thao thức nhiều hơn ngủ, nằm nhìn từng giọt nước biển âm thầm nhỏ xuống chuyền vào cánh tay mặt duỗi thẳng theo cạnh giường phủ lớp ra trắng, qua mấy ngày đêm, tôi lặng lẽ đếm thử, có thể đã nhận hơn mười bịch nước biển. Vào buổi sáng ngày thứ tư, một bác sĩ người Ấn và một nữ y tá thông dịch người Việt đến bên giường bệnh cho biết sẽ chuyển tôi đến viện dưỡng lão gần đây để tập vật lý trị liệu. Đó là “Trung tâm Điều dưỡng Alta Gardens Care Center”.

Xe chuyển bệnh của bệnh viện đưa tôi đến nơi này mất khoảng bốn phút, hai nhân viên đẩy tôi vào tận phòng dưỡng. Hai y tá Việt chào đón vui vẽ, chỉ nút bấm điều chỉnh giường cao thấp và chỉ đường dây điện thoại gọi khi cần sự chăm sóc của phòng trực. Chưa quen chổ mới, nằm nghe bên kia bức màn vải chia đôi phòng, người bệnh đến trước ngáy đứt quãng từng chập. Suy nghĩ vu vơ rồi xoay quanh nhóm từ "Vật lý trị liệu", tôi tưởng tượng về hình thể dụng cụ, cách tập ra sao? Tôi sẽ ở đây bao lâu? Hai tháng, sáu tháng, một năm? Nhìn đồng hồ trên tường chỉ bốn giờ, tôi thấy một bóng người vụt đến để lên bàn một bình nước. Đến 5 giờ sáng, tôi nghe câu nói của cô gái Việt:

- Bác ơi cho con mượn cái tay.

Đó là cô y tá trực vào thăm độ đường và đo huyết áp của tôi. Không dỗ ngủ lại được, tôi bước lại kéo màn cửa sau, nhìn bâng quơ qua bờ tường ngăn cách giữa phòng giặt với phòng ngủ của bệnh nhân. Bước vào restroom làm vệ sinh, xong tôi nghe như có luồng không khí mới len vào, kia trời đông đang ửng dạng. Đèn phòng tỏa sáng, một nữ tạp vụ bắt đầu lau chùi đó đây một cách nhanh nhẹn, chu đáo. Sau bữa ăn sáng độ nửa giờ, những người bệnh ở vài số khác lần lượt vào phòng tắm bằng chiếc xe khá đặc biệt. Chưa chín giờ, một nữ nhân viên đẩy worker đến tận giường bảo: Đi tập, đi tập. Mãi về sau tôi mới biết cô ấy là người Phi Luật Tân. Cô có nhiệm vụ hướng dẫn tập bộ chân, cô nói tiếng Anh xen lẫn một vài tiếng Việt, tôi chấp hành nghiêm chỉnh, có thể vừa ý, cô nói good! Good! Tốt lắm!

Khi chuẩn bị đưa tôi qua phòng tập tay, cô cẩn thận thắt vào thắt lưng của tôi một dây bằng sợi nylon, bề bảng khoảng năm phân. Tôi nương theo worker lê đi từng bước chậm chạp thì cô đưa một tay nắm dây, tay kia nắm vào tay tôi dìu đi tới phòng Rehab. Còn xa lạ, nhìn ba nhân viên Mỹ, Đại Hàn, Việt Nam đang hướng dẫn sáu vị lão thành nam nữ, mỗi người tập một dụng cụ khác nhau, bỗng nghe cô Việt Nam nói:

- Mời bác ngồi ghế rồi quay cái này, nhưng bác chờ con lau xong mới bắt đầu tập, nếu cảm thấy mệt thì bác nghỉ, hết mệt bác sẽ tiếp tục.

Những lời nói nhã nhặn ngọt ngào đầy thân tình, nhất làkhi cô đối diện với bệnh nhân khó tính không chịu tập mà cứ đòi về phòng, về nhà, cô thuyết phục:

- Bác ơi! Muốn về nhà vui vẽ với con cháu, bác chịu khó tập cho mau hết bệnh, con cháu sẽ rước bác về; hoặc

- Bác ơi! Con mời bác đứng dậy, một tay giữ worker, một tay bác di chuyển mấy vòng nhỏ này, nếu thấy mệt tự nhiên ngồi nghỉ.

Qua những ngày tới lui năng tập, lúc ít người, tôi hỏi tên Việt của cô: Cháu họ Lâm tên Ngọc. Từ đó về sau mỗi lần gặp cô tôi gọi Cô Ngọc. Ở đất nước này, nhiều người dấu tên thật, giới thiệu tên giả. Thí dụ: Trần Kim Trân lại tự giới thiệu là Kim. Mỗi ngày nhìn thái độ phục vụ tận tình, năng nổ, chân thật, tôi lần dò ra cho biết khi còn sống Việt Nam cô ở đâu? Lúc đầu cô nói quanh quất quê ngoại ở Đồng Tháp, quê nội ở... điểm đặc biệt là cô không giới thiệu mình là người Sài Gòn, học trường nữ Gia Long sau năm 1975, thời xa xưa là trường Áo Tím, cũng như đa số nữ sinh khác. Nhân dịp này, tôi cho cô biết sơ qua vài nét chính của ngôi trường.Ông Lê Văn Trung lúc bấy giờ là Nghị Viên Hội Đồng Thượng Viện Liên Bang Đông Dương (Việt, Miên, Lào) chủ xướng, kết hợp với bà Đỗ Hữu Phương xây dựng trường vào năm 1911. Có thể tâm đắc về một người Việt Nam, hay có thể nghĩ bao quát hơn "đồng thanh tương ứng", vừa tập tay tôi vừa nói mấy câu sau đây:

"Thiên đường ở chính lòng ta, địa ngục cũng do lòng ta mà có" (Đức Chúa Jesus)

"Một lòng nhân đức giữ cho thường" (Ngọc Hoàng Thượng Đế)

"Nước mắt chúng sanh ví tích tụ lại được ắt nhiều hơn nước bốn biển đại dương" (Đức Phật Thích Ca)

Đương ở lớp tuổi hoàng hôn của cuộc sống, đương vào vòng thứ hai thứ ba của tứ khổ "Sinh, Lão, Bệnh,Tử" nhưng lòng tôi lúc nào cũng bình thản thanh tịnh, dù có lâm vào vòng thứ tư cũng hòa hợp với định luật vô thường:

Tử ư? Thanh thản thoát ly đời.

Được xuất Dưỡng lão viện vào trưa ngày thứ bảy, khoảng chín giờ sáng ngày chủ nhật, một cô y tá của hãng EW đến chăm sóc sức khỏe cho tôi. Lật hồ sơ, cô biết tôi ăn chay trường.

Hôm nay thứ hai 6-5-13 trên tờ V. Báo loan tin như sau: Một trường tiểu học NY ăn chay trường 100%. Tôi xin trích:

"New York -Một trường tiểu học ở New York đã thành ngôi trường đầu tiên tại Hoa Kỳ cung ứng các bữa ăn chay trường cho toàn bộ học sinh, và được Sở Giáo dục New York ca ngợi là điều tốt cho sức khỏe trẻ em.

Ngôi trường công này có tên New York's Public School 244, dạy từ lớp tiền mẫu giáo cho tới lớp 3, lúc đầu là cho ăn ba bữa chay, nghĩa là không có thịt cá mỗi tuần, và rồi hoàn toàn chay 100% cả tuần.

Trường này mở cửa từ năm 2008 từ lúc đầu đã cho ăn chay theo cách từ từ tới giờ, theo lời hiệu trưởng Robert Groff, nói rằng trường cũng dạy các em về những lựa chọn hợp với sức khỏe để sẽ thành công trên đường học vấn và ngoài đời..."

Thi nhân nào đã viết hai câu thơ này:

"Thà một phút huy hoàng rồi lịm tắt,
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm"

Đã không "huy hoàng" thì tạm "le lói" như ánh đốm trên đồi 30 thuở nọ... Vốn biết "Tinh thần sáng suốt trong thân thể cường tráng" nhưng đợi đến bao giờ! Thôi thì cứ viết sự thật pha lẫn một ít thâm cảm chân thành, không có gì lạc lõng. Vì "Lương y như từ mẫu" đáng được tán dương.

Thanh Tâm

Ý kiến bạn đọc
13/06/201313:11:34
Khách
Bài viết hay về sự "Vô Thường" sanh ,lão ,bệnh,tử của kiếp người.Chúc tác giả nhiều sức khoẻ để viết thêm nhiều bài hay về Nhân Sinh Quan cuộc sống.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 863,138,178
Mười bẩy năm trước đây, ngày gia đình tôi vừa đến Mỹ, phóng viên nhật báo PEOPLE, có trụ sở đặt tại Muskegon City, thuộc tiểu bang Michigan đến phỏng vấn, cũng còn quá sớm, thời gian vừa chấm dứt chiến cuộc, vẫn còn có những sự kiện nóng bỏng, một số người Mỹ, nhất là nhóm phản chiến, chưa hiểu rõ người
Đã rất khuya mà Ngọc không tài nào chợp mắt được. Một phần có lẽ do hôm nay trời trở nên nóng lạ lùng làm Ngọc khó ngủ. Nhưng cái chính là Ngọc cứ mãi suy nghĩ về Ngày- của- Mẹ, ngày lễ mẹ đầu tiên trên đất Mỹ. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ, sống ở Việt Nam, Ngọc đâu có hề biết hay nghe nhắc đến Ngày-của-Mẹ
Chiều thứ Bảy cuối năm Ất Dậu, ngồi chơi bên ly rượu tất niên ở nhà người bạn, vô tình cầm lên tờ báo Việt ngữ, tôi chợt bàng hoàng. Trong trang phân ưu lớn của tờ báo, người ta nói đến tên anh, thiếu tá Ngô Giáp. Chủ tịch hội ái hữu không quân Nam Cali, vừa qua đời ở tuổi 65! Đã 40 năm rồi từ ngày tôi biết anh
Ba mua cái bàn về rồi để đó đi làm.   Cái bàn còn nguyên trong thùng chưa ráp lạị   Bé Tí rủ: - Chị Tâm với em ráp cái bàn cho ba hen.    Tôi lắc đầu quầy quậy: - Tí rủ lộn người rồi.   Tay chân chị Tâm mà đụng vô mấy cái vụ này thì.... hỏng bét. Con Tí cười cười:
Rất vui khi nhận thư góp ý cuả ông về bài "Dậy Học Trên Đất Mỹ" mà tôi viết cách đây không lâu. Vui nhất là thư của ông đến từ   Cần Thơ,   một miền đất thân yêu mà chắc trong nhiều năm nữa, tôi chỉ còn có thể gặp lại trong những giấc mơ mà thôi. Điều vui hơn là sau khi ông gửi những thắc mắc ấy đến, tôi lại nhận đuợc một lá thư 
Gần hai mươi năm sau ngày miền Nam Việt Nam sụp đổ, Hoàng mới đặt chân đến nước Hoa Kỳ theo diện HO. Tuổi đời gần năm mươi, hai bàn tay trắng, nhờ sự giúp đỡ của hội Từ Thiện và bạn hữu phải làm lại từ đầu, chạy ngược chạy xuôi tìm việc làm để có tiền thanh toán nơi ăn chốn ở. Bạn hữu muốn anh có một
Thằng bé ngồi kế bên chị nó, đòng đưa hai chân trong đôi giày màu trắng có viền đen. Ngồi đối diện với hai chị em nó là người đàn ông có đôi vai gầy, đang chăm chú đọc tờ báo xếp làm đôi, tóc ông lòa xòa rơi xuống vầng trán có nếp nhăn li ti. Thằng bé đưa mắt nhìn đám trẻ tung tăng đùa giỡn trong khung lưới nhựa
Bản Quốc ca Việt Nam được mở đầu cho cuốn băng nhạc, những bản hùng ca thời chiến, mà tôi đã nghe đi nghe lại hơn mười lăm năm nay. Tôi thường tìm đến băng nhạc này mỗi khi lòng xôn xao nhớ về quê hương và những ngày xưa yêu dấu.   Trong lời ca điệu nhạc đầy hùng khí như vẫn còn vang dội những bước chân hiên ngang
Đã mấy lần tôi bỏ chúng ra khỏi túi hành trang chuẩn bị lên đường thì bà cụ lại lén chờ lúc tôi không có mặt bỏ chúng vào,   -hôm ấy là ngày 15 tháng 6 năm 1975, ngày chót theo lệnh trình diện lên đường đi tu huyền- tôi xách cái túi lên thì lại thấy đôi dép râu và bộ bà-ba đen đã nằm lại trong đó từ lúc nào. Bực quá tôi lấy chúng
Mỗi khi hạ về, ngày của Mẹ lại đến. Bất chợt, bâng khuâng, tôi bỗng thấy ganh tỵ với những ai còn được cài bông hồng trên áo!   Sự ganh tỵ ích kỷ, nhỏ nhoi nhưng thật khó tránh khỏi. Thế rồi mọi ký ức, kỷ niệm với Mẹ, về Mẹ lại ùa về vỡ òa từng rung cảm để tôi không thể không cầm viết.   Viết không hay, nhưng phải viết vì
Nhạc sĩ Cung Tiến