Hôm nay,  

Giải Viết Văn Mang Tên Bà Trùng Quang

31/07/201300:00:00(Xem: 56347)
ba_trung_quang_2010-large-content

Bà Trùng Quang, vị tác giả trưởng thượng của làng văn làng báo Việt Nam, đã từ trần. Trong số ngân khoản giới hạn Bà đề lại, có khoản 10,000 Mỹ kim được quyết định tặng giải thưởng Việt Báo. Gia đình cố nữ sĩ Trùng Quang mới đây đã chuyển đến Việt Báo Foundation khoản tặng dữ này.

“Với lòng biết ơn và tưởng nhớ vị tác giả trưởng thượng, Việt Báo quyết định thành lập thêm giải viết văn mang tên Bà Trùng Quang, cùng tiến hành với giải thưởng Việt Báo.” Việt Báo Foundation, tổ chức bất vụ lợi điều hành giải Việt Báo từ năm 2000 tới nay, vừa cho biết như trên. Sau đây là bản tin:

*Giải viết văn mang tên Bà Trùng Quang Năm Thứ Nhất

Bà Trùng Quang là bậc nữ lưu tiền phong của thế kỷ 20, nhà hoạt động xã hội, bảo vệ nữ quyền và là nhà giáo, nhà báo, nhà thơ sống gắn bó lâu bền nhất với tiếng Việt, chữ Việt, văn hoá, lịch sử Việt. 

Bà sinh ngày 1 tháng Một 1912 tại Việt Nam, mất ngày 6 tháng Chín, 2012 tại Hoa Kỳ, sống hơn 101 năm. Nhờ hưởng đại thọ, Bà là người duy nhất trong lịch sử quốc ngữ trên trăm tuổi vẫn làm thơ viết văn.

Vượt biển sang Pháp rồi sang Mỹ từ 1979, Bà định cư tại San Jose, Bắc California. Ở tuổi 80, Bà trở lại đại học Mỹ và tiếp tục sáng tác. Vào tuổi 90, năm 2001, với bài viết "Tôi Đi Tìm Tự Do Dân Chủ”, Bà kể chuyện vượt biển, định cư, hội nhập và kêu gọi mọi người cùng viết về nước Mỹ, để gìn giữ cho con cháu mai sau những trang sử sống của cộng đồng gốc Việt.

Trước lúc lâm chung, Bà đã tự sắp xếp dặn dò mọi việc hậu sự và con cháu tuyệt đối vâng theo. Tang lễ được tổ chức riêng tư trong gia đình thân tộc. Tháng Sáu 2013, vị trưởng nam của Bà là Ông Đỗ Doãn Quế - nguyên Luật Sư Toà Thượng Thẩm Sàigòn trước 1975, hiện là chủ một dược phòng tại San Jose - thông báo là trong số ngân khoản giới hạn Bà để lại, có 10,000 mỹ kim dành tặng cho giải thưởng Việt Báo.

Với lòng biết ơn và tưởng nhớ vị tác giả trưởng thượng, Việt Báo quyết định thành lập thêm giải viết văn mang tên Bà Trùng Quang, cùng tiến hành với giải thưởng Việt Báo. Tôn chỉ Giải Trùng Quang thể hiện tâm huyết mà Bà hằng sống và nhắc nhở, là “gìn giữ tiếng Việt, chữ Việt, văn hoá Việt trong đời sống của người Việt hải ngoại.”

Giải Trùng Quang năm đầu tiên được chính thức công bố trong lễ phát giải và ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIII-XIV, Chủ Nhật 11 tháng Tám 2013, tại Little Saigon, với sự hiện diện của Ông Đỗ Doãn Quế và một số thân nhân cố nữ sĩ Trùng Quang./.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,572,680
Chiều thứ Sáu, tôi đang ngồi trước cái computer để trên bàn giấy, chăm chú vẽ cho xong cái hoạ đồ thì Mike, tên xếp trực tiếp, xuất hiện trước cửa văn phòng: -Eh Steven, mày sửa soạn đi
Đếm đến hôm nay là đúng 20 năm tôi đặt chân đến Mỹ. Có cô bạn thân lần nào gặp tôi cũng nghe than "Hồi mới qua đây em khổ dễ sợ rứa đó!" Tôi la: "Mi nói chi lạ … hồi nớ mới qua
Một buổi sáng chớm thu, trời se lạnh, đã quá 7.00 giờ rồi mà trời còn tối, ông Bình tỉnh giấc dậy, với chiếc đèn pin đầu giường ngủ dọi lên đồng hồ trên tường. Quả thật đã 7.15 giờ, con gái ông
Con gái có hai cái kị: Xấu và học cao. Đàn ông thường không thích lấy vợ giỏi hơn mình. Còn các cô có học một tí thì thường tự cao, không thể lấy anh dân cày. Hóa ra cao thì không với tới, mà thấp thì chẵng dám trèo cao
Chiều nay, sau khi nói chuyện với con, buông phôn xuống, mẹ đã lặng người, ngồi trên sô pha cả tiếng đồng hồ không buồn nhúc nhích. Dù bố liên tiếp hỏi này hỏi nọ nhưng mẹ chẳng để ý vào câu chuyện để trả lời. 
Phía sau nhà của bé Kenny là một khu vườn xinh xắn. Nơi đó ông nội của em trồng khá nhiều cây ăn trái như cây apricot, peach, apple nhưng đặc biệt nhất là cây táo tàu ở góc vườn. Ông nói đất ở đó tốt, nắng ban trưa đã được cây
Dù chiều nay, hai mẹ con mình đã nói chuyện thật nhiều qua phôn, nhưng mẹ vẫn muốn nói thật nhiều thêm nữa.  Nếu mỗi buổi tối con không phải học bài và mẹ cũng không có những công việc cần thiết phải làm thì chắc mẹ cứ ôm ghì 
Hơn 30 năm sống trong xã hội mới, cộng đồng Việt Nam đã hội nhập và khá thành công trên nhiều lãnh vực, nhưng có những việc vẫn không khá hơn.  Thí dụ như xả rác và ồn ào nơi công cộng
Nhiều người trong chúng ta khi mới đến Hoa Kỳ không phân biệt được người Mỹ trắng và người Mễ, thấy họ khác chúng ta và nhất là thấy không phải là ông Mỹ đen thì trong thâm tâm rất lấy làm kính trọng. Dăm ba tháng, một vài năm sau thì tình hình đổi khác. Tự nhiên ta thấy họ lùn, mập, da không được trắng, đi xe xấu, ở nhà tồi
Cách đây độ bẩy tám năm, chị bạn làm "nail" của bà xã tôi sanh được một thằng con trai rất kháu khỉnh. Vợ chồng chị ta mừng lắm, vì đã có hai "cái hĩm" (con gái) rồi, giờ được thêm "thằng cu" nữa thì còn gì bằng. Thằng cu được đặt một cái tên nghe rất... Tây là Henry. Thế rồi, ít lâu sau ngày đầy tháng và ngày lễ rửa tội ăn nhậu tưng bừng
Nhạc sĩ Cung Tiến