Hôm nay,  

Việt Duyên

17/08/201300:00:00(Xem: 77296)
Tác giả tên thật Vũ Văn Cẩm, vượt biển năm 1981. Đến Mỹ 1982, hiện làm việc và an cư tại Oklahoma từ 2003. Nghề Nghiệp: Electrical Engineer tại Công Ty American Airlines, M&E Center, Tulsa, OK. Với hai bài viết tiêu biểu: "Puppy và Nàng"; "Rộn Tiếng Cười Mê Say" Vũ Công Ynh đã nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Bài viết mới của ông là chuyện cả gia đình bay từ OK về Cali họp mặt với giải thưởng Việt Báo năm thứ XIV.
vu_cong_ynh-phan_tan_hai_resized
Hình ảnh nhận giải, từ trái, nhà báo Phan Tấn Hải, chủ bút Việt Báo, tác giả Vũ Công Ynh, và hai MC Thụy Trinh và Luật sư Nguyễn Hoàng Dũng.
Việt Duyên ở đây là duyên với Việt Báo.

Lần đầu tiên tôi đến với Việt Báo bằng một truyện đầu tay, để được viết bằng tiếng Việt cho đỡ nhớ, dù trước đây chẳng viết truyện bao giờ. Bài đầu tiên, Vụng Đường Tu, nhen nhúm trong đầu trong một lần dạy hai con tiếng Việt. Câu chuyện được tiểu thuyết hóa từ một kỷ niệm hồi còn đi học. Có ý tưởng rồi, vậy lấy tên tác giả là gì bây giờ? May quá, hai con đang ngồi đây. Cám ơn hai đứa đã cho bố bút hiệu được ghép từ tên của hai con, Colin và Caitlyn.

Viết xong, nhưng không biết gởi đi đâu, gởi cho ai, nơi xứ sở của những thổ dân gốc mọi Da Đỏ, Tulsa, Oklahoma này. Một thành phố mà dân số Việt Nam được khoảng hai ngàn người. Một nơi có hai chợ Việt Nam, và độc nhất một tờ tuần báo tiếng Việt, Thời Báo – Canada, được bán, tuần có tuần không. Ừ, cứ gởi cho Thời Báo thử xem. Gởi đi, rồi tò mò mua báo để xem bài mình lên mặt báo, chữ tròn chữ méo ra sao?

Hơn bốn tháng không thấy. Chắc là không được đăng!

Thế rồi, trong một giờ ăn trưa, vô tình bấm vào Việt Báo Online, để thấy ở đây một vùng văn chương rộng mở trước mặt, được điều hành bởi những vị tiền bối trong làng văn hóa, Nhã Ca – Trần Dạ Từ. Ổi, hay thế này, mà sao đã bao năm mình chưa biết nhi?

Lại lần nữa, Vụng Đường Tu được gởi đi mà chẳng biết luật lệ của “Viết Về Nước Mỹ” thế nào. Vài ngày sau, được đăng trên Việt Báo. Ơ, tên của mình đây mà! Chàng mọi Da Đỏ gốc Việt gọi vợ khoe bài báo. Cảm động quá!

Hôm sau, nhận được tấm check 100 dollas từ Thời Báo Canada, mà vì không có báo thường xuyên để theo dõi, nên chẳng biết là bài đã được đăng từ hai tuần trước. Thôi chết, vậy là đăng hai nơi sao? Vội vàng, chàng mọi Da Đỏ gốc nước mắm, gởi trả lại tấm check cho Thời Báo, với lời xin lỗi là chờ lâu quá nên đã gởi bài cho Việt Báo rồi.

Vài bài kế sau đó lại được gởi đến Việt Báo. Bài được đăng, bài không. Thật là hanh phúc, vì cuối cùng, thấy tên mình trong danh sách đi nhận giải.

Đúng là có duyên với Việt Báo!

Từ xứ sở của những người mọi Da Đỏ, vợ chồng con cái tới phi trường LAX – Los Angeles vào lúc 10 giờ sáng. Đã hơn mười năm rồi mới trở lại đây. Trời Cali vẫn trong xanh và đẹp. Gió mát, không khí thật trong lành, cây cối xanh mướt. Con người đang khô hạn như được tắm lại và sinh hoạt trong một không gian tươi đẹp thần tiên.

- Bố “booked” khách sạn chưa? Thằng con mười tuổi lo lắng hỏi bố.

Người bố trả lời mà vẫn đang thở hít không khí mát mẻ của phố thị Cam Vàng, Orange County.

- Rồi, có cả hồ bơi cho con nữa.

Khách sạn của người Việt Nam, mà người bố chọn cho gần nơi phát giải thưởng. Nhận phòng, cũng đã hơn một giờ trưa, cả nhà kéo nhau ra quán Thằng Bờm bên hông khách sạn để ăn trưa. Chẳng biết quán nào ngon, nhưng nghe người ta nói, ở đây, quán nào cũng ngon. Biết vợ đói bụng, người chồng nhanh nhẹn mở cửa cho vợ con:

- Vào đi em, ở đây chỗ nào cũng ngon!

Vợ dắt tay con gái vào trước, rồi vội xua tay… quay trở ra. Thấy lạ, người chồng ngó mắt dòm vào… Thôi chết, không phải thằng, Thằng Bờm, mà là nàng, nàng với cả thiên nhiên đồi núi. Ô hay, phở đâu? Người vợ chỉ bên cạnh:

- Bên này, anh ạ!

Người chồng vẫn chưa “hoàn hồn”. Lần này, không dám mở cửa cho vợ con nữa, để vợ vào trước cho chắc ăn. Đúng phở! Mùi phở cũng có khác biệt thật, chẳng giống mũi cà phê bên kia.

Sáng hôm sau, Chúa Nhật, dự trù đi đến nhà thờ Kiếng xem lễ và nhân dịp cho biết một ngôi nhà thờ Việt Nam sang trọng đẹp đẽ ở đây. Nhưng đứa con gái mỏng giòn dậy muộn, “mỏng giòn” là tiếng người bố gọi đứa con gái, hơn năm tuổi, bị dị ứng với thực phẩm, chẳng ăn được gì ngoài thực phẩm được bác sĩ dặn dò. Cả nhà lại cùng ra phố thị Cali. Người vợ cười với chồng:

- Ở đây sướng thật anh ạ!

Người chồng nhìn những cây cối hai bên đường được cắt tỉa gọn gàng:

- Ừ sướng thật.

Tiếng đứa con gái:

- Daddy! Con thích ở đây.

Người bố ôm con gái:

- Con ạ, mình sẽ về đây – Đúng rồi, con sẽ hết bị dị ứng.

Ăn xong, về lại khách sạn để chờ đến giờ đi tới nhà hàng, nơi tổ chức nhận giải Việt Báo.

Buổi chiều xuống như mong đợi, vợ chồng con cái đến nơi, chàng mọi Da Đỏ dặn hai con khoanh tay chào Bác Từ.

Có đựoc tận mắt chứng kiến buổi lễ phát giải, mới hay sự tổ chức chu đáo, tỉ mỉ, công phu, trang trọng nhưng thân mật, đầm ấm, và nhất là sự cao quý của những tâm hồn nhiệt thành với văn hóa Việt Nam của những vị sáng lập, tổ chức, điều hành, và nhân viên của một tờ báo uy tín. Không, phải nói là một tổ chức uy tín nhất của những người Việt tại hải ngoại, đã và đang được nhiều người Việt cũng như Mỹ ngưỡng mộ.

Lên nhận giải mà tâm hồn lâng lâng.

Xin đa tạ những tấm lòng hết mình với văn hóa Việt Nam. Đa tạ những tâm hồn Việt xa xứ. Đa tạ nước Mỹ. Đa tạ Cali, và nhất là đa tạ Việt Báo, đã để lại trong hồn chàng mọi Da Đỏ gốc Việt những cảm xúc thương yêu.

Ngơ ngẩn đường về vẫn Việt Duyên...

(Đi Nhận Giải Việt Báo – Tháng Tám 2013)
Vũ Công Ynh

Ý kiến bạn đọc
20/08/201311:47:38
Khách
Xin cám ơn Việt Báo, quý độc giả, và những góp ý.
Cám ơn bạn CP.
Vũ Công Ynh
17/08/201313:03:19
Khách
Bài viết hơi ngắn, nhưng rất dí dỏm dễ thưong,và chân chất...Đọc văn là biết con ngừoi tốt rồi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 865,743,849
Tác giả tên thật Ngô Thị Bạch Huệ, định cư ở Mỹ từ 1980, cư dân Orange County, đã được trao tặng giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2001, với bài "Người Mỹ Di Động". Đây là một tự truyện đầy tính lạc quan: 7 lần dọn nhà, 12 lần đổi job, không ngán. Công việc thứ 12 của bà là thành lập công ty consulting firm
Tác giả tên thật là Nguyễn Cảnh, cựu đại uý pháo binh VNCH, hiện là cư dân Garden Grove, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ. Gần đây, nhân vụ bão lụt New Orlean, Biloxi, ông có ôn lại việc cố tổng thống Hoa Kỳ Thomas Jeffersson năm 1803 đã mua lại toàn bộ vùng Louisiana của Napoleon với giá 15 triệu
Vì chưa ở Mỹ bao lâu, chưa từng đi đâu ra khỏi SanJose, mặc dù cả nhà đều mong mỏi có ngày đến được Little Sài Gòn, thủ đô của người Việt tỵ nạn C.S. nhưng điều kiện chưa cho phép. Hôm nay tôi chỉ có thể đóng góp một bài viết về một chút kỷ niệm của tôi với những người Mỹ thời thơ ấu, gọi là đáp lại ân tình
Vợ đi làm về ngồi phịch xuống sofa, than vãn: - Không biết mắc cái chứng gì mà hôm nay tiệm em đông khách kinh khủng, làm em phải chạy tới chạy lui y như dzịt, bắt mệt . Chồng quàng vai vợ ra chiều thông cảm: - Tại vì đổi mùa cho nên người ta bịnh nhiều. Tiệm nào cũng vậỵ
Vì chưa ở Mỹ bao lâu, chưa từng đi đâu ra khỏi SanJose, mặc dù cả nhà đều mong mỏi có ngày đến được Little Sài Gòn, thủ đô của người Việt tỵ nạn C.S. nhưng điều kiện chưa cho phép. Hôm nay tôi chỉ có thể đóng góp một bài viết về một chút kỷ niệm của tôi với những người Mỹ thời thơ ấu, gọi là đáp lại ân tình
Karen N. Nguyen , sinh năm 1962, trưởng nữ trong một gia đình H.O., hiện là một dược sĩ, làm việc và cư trú tại Virginia . Cô đã góp nhiều bài đặc biệt cho giải thưởng viết về nước My và đã được trao tặng một giải thưởng chính Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của một tác giả cư dân Virginia . Công việc của ông là phục vụ cộng đồng trong lãnh vực tư vấn. Ông đã góp cho Viết Về Nước Mỹ 4 bài viết: Buổi Chiều Rất Ngắn, Bình Hoa Tan Vỡ, Chân Dung Của Núi và Đôi Bạn Chân Tình. Mỗi bài một đề tài tiêu biểu: đồng tính, ngoại tình, tình dục, tình bạn
Huyền Thoại là bút hiệu khác của Thịnh Hương, một tác giả cư trú và làm việc tại San Jose, đã góp một số bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Bài viết mới lần này của bà là truyện về phản ứng của một cô dâu với ông bố đã bỏ bê vợ con. “Ông ngoại không thương con,” Thảo khóc ngất. Cô úp mặt vào nệm ghế, vai cô rung
Khu shopping Senter có quán HO tuy nhỏ nhưng lúc nào cũng đông khách. Nhất là buổi sáng có nhiều khách uống cà phê phải kéo ghế ra hàng ba ngồi. Thường ở đây quy tụ các cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, họ quây quần ở đây để uống ly cà phê “bạc xỉu” -bạch tiểu, có nghĩa nhiều
Nhạc sĩ Cung Tiến