Hôm nay,  

Viết Về Nước Mỹ Sang Năm Thứ XV

18/08/201300:00:00(Xem: 35749)
vvnm-cover_resized
Việt Báo ra mắt tại Hoa Kỳ ngày 6 Tháng Chín, 1992. Tám năm sau, ngày 30 tháng Tư, đúng 25 năm ngày người Việt tự do phải bỏ nước ra đi, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ được quyết định phát động.

Lời mời viết về nước Mỹ, ngay từ những ngày đầu, đã được sự hưởng ứng của người viết, người đọc không chỉ trong nội địa nước Mỹ mà ở khắp thế giới, kể cả trong nước Việt Nam. Từ đây, Viết Về Nước Mỹ liên tục phát triển và họp mặt phát giải thưởng ra mắt sách mới đã thành nếp sinh hoạt văn hoá thường niên.

Quốc Hội Hoa Kỳ trong khoá họp ngày 28 tháng Bẩy 2010, đã chính thức tuyên dương thành tích "Mười Năm Viết Về Nước Mỹ" của ViệtBáo Foundation.

Mười bốn năm giải thưởng Việt Báo (2000-2013), Viết Về NướcMỹ đã trở thành bộ sách đạt kỷ lục về số lượng bài viết, người viết và người đọc. Với 276 giải thưởng được trao tặng, trong số này có 14 giải chung kết, mỗi giải 10.000 mỹ kim, số tác giả có bài viết tham dự là hơn 3000 người.

Sách "Viết Về Nước Mỹ" do Việt Báo tự ấn hành đã được 16 cuốn, hơn 9.500 trang sách.

Trên 4,000 bài viết (tuyển chọn trong số hàng chục ngàn bài tham dự) đã được đăng hàng ngày trên các ấn bản Việt Báo tại California, Texas, Washington State... và trên Việt Báo Online, hiện được lưu giữ đầy đủ, có ghi số lượt người đọc, nhiều bài có số lượt đọc đạt mức 200,000, thường là trên dưới 100,000. Chỉ lấy số trung bình thấp là 50,000 nhân với tổng số bài của 14 năm, có thể thấy con số khó tin mà có thật: 200 triệu lượt người đọc. Ấy là chưa kể số lượng người đọc trên các trang mạng khác và hàng triệu ấn bản sách báo, khi các bài viết về nước Mỹ được nhiều nơi tiếp tay phổ biến bằng mọi hình thức. Ngay tại Việt Nam cũng thấy hàng trăm bài được trích đăng trên báo hoặc tuyển chọn sắp xếp lại thành nhiều cuốn sách, in đi in lại.


Hiện nay, Viết Về Nước Mỹ đã tiếp tục sang năm thứ XIV-XV. Từ 1 Tháng Sáu 2013, các bài mới của năm 2013-2014 đang được phổ biến hàng ngày trên các ấn bản Việt Báo và Việt Báo Online. Viết Về Nước Mỹ đã thực sự là bộ sách chung, nỗ lực chung, 15 năm vẫn mạnh mẽ đi tới. Được vậy, nhờ nó xuất phát từ cái chung, luôn được tiếp sức từ người viết, người đọc, người hỗ trợ để thực sự trở thành “cầu nối nhiều thế hệ người Việt.”

Nhiều tên tuổi từng dẫn đầu chương trình viết về nước Mỹ đã và sẽ dần khuất bóng. Vị chánh chủ khảo đầu tiên giải Việt Báo là nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, 92 tuổi, từ trần ngày 12 tháng 8, 2012. Trước khi mất, ông viết “Tôi biết Viết Về Nước Mỹ còn phát triển mạnh mẽ”. Tiếp theo, Cụ Bà Trùng Quang, 101 tuổi, vị tác giả trưởng lão của làng văn làng báo, đã tạ thế ngày 6 Tháng Chín, 2012. Giải thưởng Việt Báo vừa nhận được ngân khoản 10,000 mỹ kim do Bà di tặng. Niềm tin và tấm lòng từ thế hệ trưởng bối gửi lại là sức mạnh chung cho lớp trẻtiếp bước. Sách mới Viết Về Nước Mỹ và họp mặt năm nay, với giải thưởng mới mang tên Bà Trùng Quang, thể hiện sức mạnh ấy.

Năm 2014 sắp tới sẽ ghi mốc họp mặt 23 năm Việt Báo, 15 năm Viết Về Nước Mỹ. Giải thưởng Việt Báo trân trọng gửi lòng chân thành biết ơn tới quí vị bạn đọc, bạn viết, quí vị thân hữu, thân chủ hỗ trợ và bảo trợ.

Việt Báo Viết Về Nước Mỹ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 865,444,017
Ngay khi vừa được thả chừng một tháng, người viết tìm cách dọt liền, mặc dù bà xã đã mua được hai cái máy đầu bạc, bán đi một cái mua vỏ thuyền, nhờ ông em làm thuyền trưởng, chuẩn bị xin phép ra khơi.
Tôi rời Việt Nam năm 23 tuổi, lứa tuổi có thể nói rằng khá đủ trưởng thành để mang theo mình đầy ắp những kỷ niệm của quê hương.
Bị nằm trong cơn sốt tăng giá nông phẩm, lúa gạo tôi cũng thấy mình bị à nóng lây. Từ việc thấy bà con người Việt mình ở địa phương tôi ở ùn ùn đi mua gạo
Lúc còn ở quê nhà tôi nghèo không có bút mực nào viết ra để lột xác được cái nghèo cùng cực. Hay là nói nghèo rớt mồng tơi, nghèo không có quần xà lỏn bận, nghèo không có cháo mà ăn.
Từ cái ngày qua Mỹ tới giờ, đời sống của Vân tính ra cũng thanh nhàn lắm. Vì vốn đã học Anh Văn hết những năm trung học, cho nên qua đây, ngôn ngữ nước người hông làm cho Vân khó xử mấy.
Thủ tục nhập cảnh đã xong, vừa bước đến cổng ga phi trường LAX, tôi đã nghe tiếng reo mừng rỡ: "Ba, mẹ! Chào ông bà ngoại! "Ôi! Những người thân yêu: trai út, gái út, hai thằng nhóc con cuả đứa gái thứ tiú tít chạy đến.
…Tháng Năm lá mới. Trời thường nhiều mây và những cơn mưa bất chợt. Cho dù em ở đâu! - Những địa danh mà em không đi qua thì anh cũng không biết đến làm chi.
Tốt nghiệp đại học Tổng hợp khoa Anh văn, cô nha sĩ Tường Lan bắt đầu đi dạy Anh Văn ở mấy trung tâm và chỉ làm răng lai rai để không quên tay nghề
Sau 30 tháng tư năm 75, ngôi trường Thiên Phước của các soeur đổi tên thành trường Hai bà Trưng, có hiệu trưởng mới, các soeur không còn được giảng dạy nữa.
Sáng thứ Ba nghỉ ở nhà, Kim lôi cà-rốt, thịt bò ra cái bàn trong bếp cắt để chuẩn bị nấu món bò kho. Lúc Kim đang gọt cà-rốt thì cell phone reo
Nhạc sĩ Cung Tiến