Hôm nay,  

Tháng Bảy, Đi Lễ Chùa Này

21/08/201300:00:00(Xem: 72394)
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012 và đã từ miền Đông bay về Little Saigon dự họp mặt năm thứ 12 của giải thưởng Việt Báo. Bài viết mới nhất của cô kể về mùa lễ Vu Lan tại một ngôi chùa Việt trên đất Mỹ.
image001
Tác giả dưới chân tượng Quan Thế Âm chùa Lâm Tỳ ni.
Mùa lễ Vu lan nầy Phật tử và đồng hương tiểu bang tôi ở rộn ràng đón mừng lễ Vu lan trong đó có Đại lễ An vị Bảo tượng Quán Thế Âm tại chùa Lâm Tỳ Ni ở thành phố Lawrence.

Ngày trước chùa chỉ là một ngôi nhà với sân vườn nhỏ mà theo thời gian và sự đóng góp cúng dường của các Phật tử, các nhà hảo tâm nay đã là ngôi chùa khuôn viên rộng lớn, ngày càng được mở rộng thêm, khang trang cảnh sắc hơn. Bước vào sân chùa tôi nhìn thấy ngay những dãy nến vàng và tấm chiếu ngồi đã được sắp xếp thẳng tắp sẵn sàng cho đêm Hoa Đăng đốt nến cầu nguyện tối nay. Dưới các lều vải trắng xanh rộng rãi người người đang tìm chỗ ngồi cho buổi Pháp thoại của thầy Thích Pháp Hòa được mời từ Canada sang dự lễ An vị Phật. Pháp sư Pháp Hòa với lối giảng thật sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu. Thầy vừa giảng vừa minh họa bằng thơ, rồi thầy hát ca cổ, tân nhạc đều hay. Thầy tâm tính rất hoà đồng, vui vẻ, mọi người đều quí mến. Có cả đoàn Phật tử khoảng 200 người từ Canada cùng sang dự lễ. Người ở các tiểu bang lân cận nghe tin lễ có thầy Pháp Hòa giảng nên không ngại đường xa lái xe tới chùa dự lễ.

Ở gian lều ăn có nhiều người đang ăn uống ngon lành những món ăn chay nêm nếm rất vừa miệng nhờ tài nội trợ của Phật tử phụ nữ Việt tình nguyện nấu, làm giúp cho chùa. Tôi vào gian bếp, trời tháng Bẩy nắng chói rực, gian bếp nóng nực hơi người và lửa các lò gas. Vậy mà các Sư cô cùng các bà, các chị vẫn làm luôn tay, xào nấu liên tục những chảo, nồi lớn để cung cấp món ăn thức uống cho số lượng người thật đông đảo đến dự lễ suốt 3 ngày đêm. Thật là công đức, tấm lòng của nhiều người đóng góp cho ngày lễ của chùa và cho tha nhân.

Trên cao các dây đèn hoa sen đủ màu treo uốn lượn, trong hồ sen hoa sen vải nhiều màu có đèn cùng tô điểm thêm quang cảnh tòa tháp quanh tượng Phật Quán Âm. Một bác trai vẫn thường giúp bưng dọn đồ ăn, đưa giấy lau miệng, thu gom đổ rác ở chùa khác; đến chùa nầy bác cũng làm như thế. Gương mặt bác hiền lành, dễ mến. Kìa bác đang đỡ tay một cụ già đi đứng chậm chạp vào hàng ghế ngồi nghe thuyết pháp.

Tôi cảm nhận được không khí vui tươi khắp nơi, mọi người đang mong ngóng thầy Pháp Hòa từ Chánh điện xuống giảng pháp. Chỗ kia các cô đang chen chân chụp hình với ca sĩ Gia Huy trước tượng Phật Quán Âm. Các thầy tu ở chùa cùng góp vui bằng giọng ca trẻ trung, khỏe khoắn những bản nhạc thịnh hành mà mọi người ưa chuộng. Tôi thích đến chùa, được nhìn thấy những nụ cười trên môi Phật tử, được nghe lời nhẹ nhàng ái ngữ với nhau, mời nhau cùng ăn món ăn chay thơm ngon, chia cho nhau những Dvd, Cd giảng Pháp, những gương mặt chào vui thân thiện, hỏi thăm nhau cuộc sống của đồng hương.

Đêm Hoa Đăng, hơn một ngàn ngọn nến được đốt lên cùng lời kinh niệm cầu cho an lạc chúng sanh -hòa bình thế giới. Trong tiếng chuông trống trầm hùng, tiếng khánh ngân vang, tiếng cầu nguyện chú niệm của các bậcTăng Ni từ khắp nơi tụ hội về hòa trong tiếng đọc kinh của toàn thể Phật tử ngồi nghiêm trang cùng dự lễ, bên những ánh nến lung linh. Lòng chợt cảm xúc dâng trào như được hòa quyện trong một không khí thiêng liêng của muôn tâm trí đồng cảm ước nguyện. Một khung cảnh tuyệt đẹp của ngàn ánh nến trong đêm Hoa đăng như tỏa lan ra đất trời, soi sáng tâm hồn người dự lễ để hướng thành tâm cầu nguyện cho cuộc sống với những mục đích cao cả của con người chân thiện.


Không gian thật yên ắng, có thể nghe cả tiếng gió nhẹ lướt qua ngọn cây, tiếng đập trái tim mình trong những phút tĩnh lặng vô cùng. Tất cả cùng lắng lòng cầu mong Phật gia hộ cho dân tộc, đạo Pháp trường tồn, an lạc và hạnh phúc cho loài người. Ca sỹ Gia Huy trong áo dài lễ cất tiếng hát cao vời hát một bài Phật ca, vang vọng cả khoảnh trời đất đêm đen, nghìn nến đẹp như sao. Tiếp theo là đến một em bé khoảng tuổi lên 10 hát một bài hát Việt cũng rất hay và rõ.

Phật giáo Việt nam đã đóng góp vào khía cạnh đa văn hóa của nước Mỹ. Nơi đây, miền đất của tự do -tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do sống nơi mình thích, tự do phát triển nỗ lực làm những điều mình hoài vọng. Những ngôi chùa đã được dựng lên như thế trên khắp các tiểu bang của Hoa kỳ tôn trọng tự do tín ngưỡng, cho giấc mơ hạnh phúc bình an của con người.

Bảo tượng Phật Mẹ hiền Quán Thế Âm cao 27 feet đã được một Phật tử tên Ân cúng dường với số tiền 50 ngàn đô la mà bà đã dành dụm được bao năm ở Mỹ. Pho tượng được thầy trụ trì Thích Nhuận Bình của chùa Lâm Tỳ Ni chọn mẫu, đặt khắc ở Bình Dương rồi được một công ty Mỹ vận chuyển từ Việt nam sang Massachusett trong suốt 2 tháng rưỡi du hành trên đại dương. Khi pho tượng đá hoa cương Phật Quán âm tỏa vẻ đẹp dịu hiền với đài sen điêu khắc sắc nét đã được đặt vào vị trí định chọn ở chùa Lâm tỳ ni thì thầy Bình thấy cần xây thêm tháp đài và hồ sen. Thế là Phật tử tiếp tục cúng dường quyên góp để hoàn tất cả tháp và hồ sen để hôm nay là ngày đại lễ An vị tuợng.

Gia Huy -giọng ca nam đẹp, mạnh mẽ, được yêu mến từ lâu, anh đã chuyển sang chọn hẳn con đường Tâm ca. Những bài hát về Phật giáo, về mẹ, về cha được anh hát hết lòng, sức truyền cảm tuyệt hay không thua gì các bài tình ca hay nhạc trẻ.

Buổi sáng chủ nhật là ngày lễ chính thức An vị tượng Phật Quán Thế Âm, có các vị dân cử của thành phố đến dự, đọc cảm tưởng và chúc mừng. Trước khi lên đọc diễn văn họ đều cúi đầu chắp tay đảnh lễ tượng Phật ở lễ đài Hội trường và ở sân lễ chính thật là trang nghiêm và tôn kính. Sau khi làm lễ chào cờ và hát Quốc ca Mỹ -Việt, và xong phần đọc diễn văn, phát biểu của các Hòa thượng cùng lời cảm tạ ân tình đóng góp công của tất cả mọi người dành cho ngày lễ thì đoàn Sư Tăng Ni tiến đến lễ đài trước tượng Mẹ hiền Quán Thế Âm và long trọng dâng cúng lễ bái Phật. Những hàng cờ Phật giáo rực rỡ trong nắng hạ chói ngời. Mọi người vây quanh sân lễ cùng dự thật đông đúc nhưng trật tự. Một lần nữa tiếng hát Gia Huy lại cất lên ca mừng ngày vui...

Buổi đại lễ An vị đã hoàn mỹ, tôi ngước lên nhìn gương mặt Phật Quán Thế âm sáng rỡ trong nắng hè. Những đám mây trắng nhởn nhơ bay làm đẹp khung trời xanh sáng nay. Tâm hồn tôi nhẹ như mây. Thực sự đạo Phật đã đi vào đời, trở thành một phần trong đời sống tâm linh, tinh thần của người Việt nam nơi đất nước mênh mông này. Ngôi chùa cũng là nơi đã góp phần gieo cho tôi và mọi người hạt giống của tình thương và trí huệ. Ngôi chùa ôi thật thân thiết:

"Mái chùa che chở hồn dân tộc. Nếp sống muôn đời của tổ tông", đúng như thơ Huyền Không - bút hiệu của Cố Đại Lão Hoà Thượng Thích Mãn Giác - từng viết. Vị tì kheo thi sĩ của Phật Giáo Việt Nam đã ra đi từ lâu, nhưng thơ từ quê xưa của Hoà Thượng vẫn sống với mái chùa Việt dù bất cứ nơi nào. Tháng Bẩy, đi lễ chùa, tôi nhìn, tôi nghe, và tìm thấy trong tâm của chính mình niềm an vui, hi vọng, cả niềm tin trong cuộc sống nhiều lo toan, căng thẳng, muôn hướng cám dỗ, dễ lạc đường này.

Xin hướng lòng biết ơn và cầu an đến mọi mái chùa trên mặt đất và kính chúc quí vị mùa Vu Lan an lạc.

Nhất Chi Mai

Ý kiến bạn đọc
22/08/201301:55:58
Khách
Rất hay và cảm động. Nhớ Mẹ quá ...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,110,829
Đáng lý ra thì nó đã được gọi bằng một cái tên Việt-Nam cho khỏi “Mỹ hoá”! Nhưng là vì hai đứa anh lớn của nó “bàn ra tán vô”trước khi con bé được sinh ra. Đại-khái là dùng tên Mỹ để sau đi học cho dễ gọi, chứ như hai đứa anh lúc qua Mỹ đã sáu bảy tuổi, đi đến trường bằng tên Việt bình thường, mấy tháng đầu nhiều khi
Tác giả Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán ở Pháp, cô sang Mỹ, vừa làm vừa học thêm về Management Information System. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là chuyện về một cựu chiến binh Mỹ gặp gỡ trên chuyến bay đi Việt Nam .
Tác giả Trương Tấn Thành, cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, hiện trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã được trao tặng
Năm 2000, sau gần 25 năm cày bừa chăm chỉ trên đất Mỹ, hai vợ chồng già đã làm một chuyến qui cố hương đáng giá, đi từ bắc vô nam. Sau chuyến đi này, tôi vẫn thường ra rả bên tai chồng rằng: nì, Ôn ơi, kể từ nay mỗi năm tụi mình chỉ nên kéo cày 11 tháng, còn một tháng thì kiếm chỗ đi chơi, kẻo già rồi cố quá có ngày
Tác giả cho biết ông sinh năm 1934 tại Cần Thơ, hiện là cư dân Austin , Texas . Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Những Người Tuổi Sửu”, kể chiuyện “đi cầy tại Mỹ” cho thấy tấm lòng của các bậc cha anh với thế hệ con em. Bài mới lần này là câu chuyện về một bà mẹ thuyền nhân phấn đấu với hoàn cảnh, một mình
Sáng sớm xe chạy, trưa đoàn dừng chân ở thị trấn Solvang ăn trưa, tiếp tục hành trình đến lâu đài Hearst, toà lâu đài trơ vơ trên núi, 2 đứa mua vé, mỗi vé $20 dollars vào xem, chờ xe ở trạm, Phụng bỏ 25cents vô kính viễn vọng để xem lâu đài trên núi, mùa đông, toà lâu đài chìm trong sương mù dày đặc, xe đón
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria , Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 (Thành phố Footscray) & Teacher of the Year 1997 (Tiểu bang Victoria). Bài viết về nước Mỹ
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria , Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 (Thành phố Footscray) & Teacher of the Year 1997 (Tiểu bang Victoria). Sau đây là bài đầu tiên
Tác giả Nguyễn Viết Tân, cư dân Costa Mesa, đã được tặng giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2001 với bài viết “Bên Bờ Freway.” Từ nhiều năm qua, ông là người viết được bạn đọc Việt Báo đặc biệt trân trọng. Bài viết mới của ông kể chuyện đi săn trên đất Mỹ. Mấy hôm nay tôi thường nằm dài ra ghế coi Basketball game
Nhạc sĩ Cung Tiến