Hôm nay,  

Thụy

29/08/201300:00:00(Xem: 82808)
Trước 1975, tác giả từng cộng tác với tuần báo Tuổi Ngọc tại Saigon, và là một trong những cây bút học trò được bạn đọc yêu mến. Chỉ mới định cư tại Hoa Kỳ vài năm trước đây, Thu Dung dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải đặc biệt năm 2013 với bài "Chuyện Cổ Tích Không Phải Cho Bé Thơ", kể về một cựu chiến binh Mỹ còn nặng tình với cuộc chiến tại Việt Nam. Sau đây là bài mới nhất của tác giả.

1.
“Chưa bao giờ anh nhìn em bằng cái nhìn như thế!”

Trân đứng sau lưng, tôi không nhìn rõ mặt cô nên cứ nghĩ cô nói đùa, hơn nữa đang bận bịu chọn những tấm hình để gởi cho các bạn nên tôi cũng không quan tâm những lời cô nói.

Trong những dịp lễ hội, Trân bao giờ cũng là một Lady xinh đẹp dù cái ngày cô được bầu làm hoa khôi liên trường, được đóng vai Trưng Trắc hiên ngang cỡi voi (là một chiếc xe Jeep ngụy trang) đi diễn hành trên phố biển đã là một thời xa rất xa.

Những tấm hình lướt qua như những thước phim quay chậm…copy, paste, save, sent…

“Mình nói chuyện chút xíu, anh”.

“Nói đi,vài phút thôi, anh đang bận.”

Tôi đã quen với cái cách nói chuyện chút xíu của Trân, đôi khi kéo dài cả tiếng mà chẳng có gì quan trọng cả… nhưng rất dễ thương, chuyện gì qua lời cô nói cũng bớt đi gần hết phần bi quan yếm thế.

“Em muốn nói từ lâu lắm rồi, anh có nhất thiết phải quan tâm đến Thụy một cách đặc biệt như vậy không?”

Tôi sững sờ quay lại:

“Ý em là …?”

Trân mím môi giữ lại một cơn giận nào đó tôi không hiểu nỗi. Tôi luôn yêu Trân về điều đó, biết kềm chế mọi tình cảm quá độ để lúc nào cũng là một Lady đúng nghĩa.

Không- như –Thụy… Con bé nghịch ngợm của ngày xưa…

Đôi mắt Thụy có màu nâu nhạt, lúc nào cũng nheo nheo tinh nghịch…tôi hay chọc “Người khôn con mắt đen tuyền / Người dại con mắt nửa huyền, nửa mơ…” để nhìn Thụy mở to đôi mắt tròn xoe giận dữ…Thụy có một nốt ruồi son bên mép trái làm nụ cười cô lúc nào cũng tươi tắn dễ thương.

Thụy theo tôi như cái đuôi ngày nhỏ, nhõng nhẻo, mè nheo, nũng nịu… Khi tôi lớn, có vài mối tình thì cô vẫn còn là một bé con nghịch ngợm… Cô đưa thư cho bạn gái tôi, cô luôn là người thứ ba trong các cuộc hẹn hò ngày ấy và sáng suốt phân tích những ưu khuyết điểm của những mối tình tôi cứ ngỡ là sống chết bằng một vẻ đùa cợt nhẹ nhàng… Đám bạn tôi cũng luôn coi cô như một cô em gái nhỏ đáng yêu.

Khi tôi quen Trân, Thụy nói:

“Người này sẽ cột anh bằng dây xích”

Tôi cười:

“Ngớ ngẩn, có thấy ai cột được anh bao giờ chưa?”

Tôi tưởng như những câu đùa giỡn khác, tôi tưởng như những mối tình chợt đến chợt đi khác… Không phải, Trân đã không cột tôi bằng sợi xích nặng nề như Thụy tiên tri mà chỉ là những sợi tơ nhện giăng giăng vững bền muôn kiếp. Tôi có chủ quan lắm không? Và tôi mất Thụy từ đó…biệt tăm.

Tôi là người vốn coi trọng cuộc sống gia đình, những mối tình xưa tôi ném vào ký ức không thương tiếc, huống chi Thụy chỉ là một cô bạn nhỏ thuở học trò…Tôi không cố tình tìm lại dù nếu tìm thì cũng dễ thôi… Đâu đó, tôi vẫn nghe tên cô được nhắc nhở từ bè bạn.

2.
Phòng hồi sinh âm u… tôi bật ngọn đèn sáng nhất để nhìn rõ Thụy. Mien thuy nguyen. Tôi bàng hoàng khi nhận ca trực tối nay với cái tên của một bệnh nhân vô cùng quen thuộc. Đã không ai nói với tôi Thụy mang trong người một căn bệnh nan y. Thụy đang thiêm thiếp trong giấc ngủ sâu sau mổ, xanh xao, nhợt nhạt… Cô bé thân yêu của tôi đâu rồi. Tôi đặt tay mình lên bàn tay bé nhỏ của Thụy, lạnh và buồn. Chưa bao giờ trong đời tôi thấy mình xót xa tuyệt vọng đến vậy… Thụy ơi, tôi gọi tên Thụy như gọi tên một hồi ức thân yêu xưa cũ… một vòm trời kỷ niệm trôi về chầm chậm…

Thụy mắt nâu, má lúm đồng tiền, nốt ruồi son trên mép đang đắm đuối trên sân khấu cùng ban nhạc The Blue Stars: “…từ trăng thôi là nguyệt … Là trăng với bao la… Buồn vui kia là một…Như quên trong nỗi nhớ…”

Thụy áo trắng, tóc xõa dài như mây trên ngọn đồi đại học

Thụy chống cằm phiền muộn trước ly cà phê đen đắng ngắt ở hội quán Hồng Thập Tự không thèm gọi ít cà phê, nhiều sữa, nhiều đá như mọi lần vì đang giận hờn ai đó…

Thụy ơi, tôi gọi tên Thụy và nếm được những giọt nước mắt mặn chát trên môi.

Elisa hỏi: Người thân của Hạo?

Tôi gật đầu

Elisa nói: 4 giờ nữa cô ấy mới thức dậy.

Tôi gật đầu.

Elisa vỗ lên vai tôi: Không sao đâu Hạo.

Tôi gật đầu, Elisa rời phòng sau khi kiểm tra các thiết bị.

Thụy ơi, thức dậy đi, thức dậy đi Thụy ơi…

3.
Khi Thụy thức dậy, tôi là người mà cô thấy đầu tiên, hàng mi cô run nhè nhẹ, tôi ôm khuôn mặt xanh xao của cô trong tay mình, cô he hé mắt nhìn tôi không một chút ngạc nhiên tưởng như không hề có nhiều năm dài xa cách… như ngày xưa …cô nhoẻn miệng cười rồi lại chìm vào giấc ngủ …như ngày xưa, Thụy là con sóc nhỏ, nghịch ngợm, hồn nhiên, vui vẻ… Như ngày xưa, Thụy là cô em bé bỏng luôn đi theo tôi mọi nơi, mọi chốn… Như ngày xưa, Thụy tựa nhẹ nhàng vào vai tôi ngủ gật trong những đêm lửa trại… như ngày xưa…

Tôi không có dịp để nói với Trân về những điều đó. Cuộc sống bộn bề đã cuốn Trân vào công việc… Trân chỉ có thời gian cho những công việc của mình, thú vui của mình và chẳng quan tâm đến những gì cô cho là vô bổ… như chuyện của tôi và Thụy. Tôi nghĩ mình chẳng cần phải giải thích gì với Trân nữa khi Trân thản nhiên nói: “Thụy mổ ở bệnh viện anh hả, nó khỏe không? Em bận quá không thể đi thăm nó…”

Tôi hỏi Thụy về Quang, về cuộc ly dị xôn xao dư luận giữa hai người rất yêu nhau… Thụy cười giòn giã:

- Như hai đứa bé xây lâu đài trên cát, sóng lên cuốn mất, hai đứa ngỡ ngàng nhìn nhau, thấy cái kỳ công của mình thật là vô bổ, vậy là mạnh ai về chỗ nấy…”

Những ngày cùng Thụy trên tầng 7 của bệnh viện nhìn xuống rừng thông của Los Angeles thật bình yên, Thụy như một giấc mơ thanh thản, một nơi về ấm cúng… không phải là ngôi nhà lớn xinh đẹp mà lạnh lẽo vắng người mỗi ngày tôi vẫn trở về. Không phải những cơn lốc công việc xoáy tròn không dứt kể cả những lúc cần phải nghỉ ngơi. Không phải với một Trân quá cứng cỏi, lý trí. Trân là người giúp tôi thăng bằng trong cuộc sống và cùng tôi trải qua bao ghềnh thác cuộc đời để có ngày hôm nay. Nhưng Trân không nên quyết đoán những điều mà cô không thể nào hiểu rõ.

“Em nghĩ vậy là xúc phạm Thụy, hiểu không?”

“Em không xúc phạm Thụy, em chỉ nói điều em nghĩ: thái độ của anh!”

“Anh đã làm gì?”

“Đã như không có em bên cạnh.”

Rất bình thản, Trân chỉ vào tấm hình Thụy với những sợi tóc bay lòa xòa bên má và bàn tay tôi đang vén gọn giùm cô… Đôi mắt Thụy hơi nheo lại và môi cô cười tươi hết cỡ. Tấm khác, Thụy trên sân khấu, chìm trong ánh đèn màu tím thẩm, chỉ là một dáng hư ảo khói sươn, và tôi đang nhắm hờ hai mắt nghe tiếng hát Thụy vang từ tiềm thức “…chỉ cách một mặt hồ …mà muôn trùng chia xa…” Tấm khác, rất nhiều bạn bè hiện diện, ngồi trước mặt tôi và Trân, môi cô hơi mím lại để giấu một nụ cười mà lại khoe hai đồng tiền sâu xoáy. Tôi nhớ lúc ấy, Trân đang kể một chuyện gì đó làm cả bàn cười vui vẻ. Và tôi, tôi đang nhìn cái nốt ruồi son bé nhỏ trên môi Thụy và nghĩ “Cô nhợt nhạt xanh xao quá.” Nên không thể góp với mọi người một chút xíu niềm vui!

Trân không nói gì thêm, cô bỏ đi.

Chẳng sao, rồi mọi chuyện sẽ lại như cũ sau vài ngày chiến tranh. Cuộc sống tất bật đến nỗi chúng tôi không có cả thì giờ để giận hờn lâu …

4.
Phòng hồi sinh âm u.

Thụy đang chìm vào cơn hôn mê cuối.

Elisa gọi tôi bằng điện thoại khẩn.

“Hạo ở lại với cô ấy nhé!”

Chỉ có những nhân viên bệnh viện mới được ở lại phòng hồi sinh. Tôi cầm tay Thụy, những ngón tay gầy lạnh.

Một bàn tay ấm áp đặt lên vai tôi:

“Em xin lỗi.”

Tôi không quay lại, dù rất muốn quay lại để nói với Trân rằng: “Đã quá muộn để nói lời xin lỗi…”

Tôn Nữ Thu Dung
(San Dimas, CA)

Ý kiến bạn đọc
19/09/201307:00:00
Khách
My god! Think about this!
30/08/201315:06:50
Khách
Cảm ơn các bạn đã thích câu chuyện nhỏ này . Những gì nói từ trái tim sẽ đến với những trái tim . Mình nghĩ vậy .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,607,729
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến