Hôm nay,  

Thay Cho Lời Cám Ơn

11/09/201300:00:00(Xem: 79859)
Tác giả: Nguyên Phương
Bài số 4007-14-29407vb4091113


Với bài viết “Lời Cám Ơn Của Mẹ Tôi”, kể chuyện bà Mẹ 90 tuổi thi đậu Quốc Tịch Mỹ, Nguyên Phương đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2007. Tại Việt Nam trước 1975, bà là một dược sĩ. Vượt biển, định cư tại Mỹ từ 1982, bà làm việc trong một cơ quan chính phủ tại Virginia. Sau khi về hưu, Nguyên Phương hiện là cư dân vùng Little Saigon. Bài viết mới của Nguyên Phương kể về một trung tâm thiện nguyện chữa bệnh và chỉ dẫn các học viên tự chữa bệnh.

* * *

Từ ngàn xưa các cụ vẫn nói “ghét của nào trời trao của ấy” quả thật đã không sai đối với tôi.

Từ thuở bé tôi đã ghét cay ghét đắng khi bị bắt uống thuốc, lúc vào trường dược lại được nghe thầy T “tâm sự” thầy không thích uống thuốc, tôi mới thấy là mình đã không phải là người duy nhất. Lý do thì thay đổi theo thời gian, lúc bé vì sợ thuốc đắng nhưng khi lớn thì sợ những phản ứng phụ.

Một lần khi còn trẻ tôi thấy một anh đồng nghiệp mang ra một “nắm thuốc” để uống sau khi dùng bữa ăn trưa, anh nhìn tôi và cười cười:

- Tôi chỉ bị một bệnh cao máu thôi nhưng phải dùng một nắm thuốc như thế này, vì thuốc trị cao máu thì lại kèm theo thuốc trị những phản ứng phụ ….

Thời gian trôi qua, ngày nay khi chữ nghĩa đã trả thầy, bút nghiên đã gác lại, tuổi đời đã đủ cho cuộc sống tiếp nối những ngày tháng thong dong, tôi vẫn nhớ lời thầy nói nhưng dù ghét tôi cũng đã phải dùng một “nắm thuốc”, tuy không bị ba cao, một thấp (cao máu, cao mỡ, cao đường và thấp khớp), là những bệnh thông thường của những người tuổi không còn trẻ nữa, tôi cũng có bệnh lai rai và ngoài ra cũng phải dùng thêm thuốc bổ máu, bổ xương, bổ mắt ….

Đúng là “hãy cho tôi biết bạn của bạn là ai tôi sẽ hiểu về bạn”. Tôi có một chị bạn khá thân, chị cũng sợ dùng thuốc, sợ những phản ứng phụ của thuốc, nhưng chị chỉ sợ dùng thuốc tây, chị thường dùng thuốc thiên nhiên, đi chơi với chị thế nào chị cũng ghé những tiệm GNC, vitamins … và khi ra khỏi tiệm trên tay chị luôn luôn có một gói trong đựng lỉnh kỉnh vài lọ thuốc. Cũng có những điểm hay khi chị chỉ toàn dùng nghệ, quế, gừng, tỏi, nấm linh chi… chị không dùng một nắm thuốc tây nhưng là một nắm thuốc thiên nhiên. Chúng tôi cùng sợ thuốc nhưng mỗi người có một hướng đi khác nhau về cách tránh dùng thuốc.

Hình như tôi vẫn có một niềm đam mê trong những môn học cổ truyền về ngành y. Tôi chẳng có một ước vọng nào để trở thành lương y hay thầy thuốc, tôi chỉ muốn tìm cho mình một phương cách càng ít dùng thuốc càng tốt, dù biết rằng bốn cửa ải mà ai cũng sẽ phải qua: sanh, lão, bệnh, tử.

Từ những ngày đầu dọn về thủ đô của người Việt tỵ nạn, tôi đã cố công tìm kiếm lớp học về nhân điện, xem báo, hỏi thăm tin tức, dò tìm trên internet nhưng không tìm thấy.

Một ngày nọ người bạn cho tin tức về diện chẩn trị liệu pháp, một phương pháp chữa bịnh mới, chỉ cần thoa bóp những huyệt ở trên mặt, khoảng năm trăm huyệt, chính bạn đã tự chữa khỏi bệnh thấp khớp và chính bạn biết một vài người đã được chữa khỏi bệnh. Tôi không hoàn toàn tin rằng có một phương pháp nào có thể chữa được những bệnh nan y nhưng tôi vẫn thích tìm hiểu và học hỏi.

Người sáng lập ra phương pháp chữa bệnh này là thầy Bùi Quốc Châu, thầy có tâm nguyện là muốn mỗi người sẽ là một vị thầy thuốc chữa bệnh cho chính mình, thấy hay hay tôi tìm kiếm trên google và đọc những bài viết, những sổ tay diện chẩn, xem những youtube… càng đọc tôi càng say mê và ao ước tìm được thầy để học thêm, tôi vẫn tiếc vì có một lần thầy Châu đã qua California và đã mở một khóa dậy.

Tìm thầy Châu không được tôi cố tìm đệ tử của thầy may thay trong một lần đi tập tài chi ông nhà tôi đã tìm ra được một số phone 714.319.4193 để liên lạc và biết thêm chi tiết. Một ngày đẹp trời chúng tôi tìm đến hỏi thăm thì được biết lớp học về diện chẩn và bấm huyệt được hướng dẫn bởi thầy Lý Phước Lộc khóa hai mới bắt đầu được một tuần. Đây là một trung tâm thiện nguyện chữa bệnh từ thiện, và thầy Lộc đã được mời đến để hướng dẫn một khóa học

Tuy không tìm được những ông thầy nổi tiếng mà tôi xem được trên internet, đa số là còn ở Việt Nam, tôi cũng cứ ghi tên học.

Đến thứ bẩy cắp sách đến “trường”, trường nằm lọt trong một khu nhiều phòng mạch nha sĩ, bác sĩ, và thiền đường. Đó là trung tâm “trường sinh học điển quang” một trung tâm thiện nguyện chữa bệnh miễn phí

Thầy Lộc vào lớp và bắt đầu ngay việc giảng dậy.

Lớp học thật ấm cúng, số học viên có lẽ đủ cho thầy hứng khởi giảng bài. Tôi không tham dự buổi học đầu tiên nên tôi không được nghe lời giới thiệu về thầy, tuy nhiên tôi được biết thầy giảng bài tùy hứng nên mỗi học viên đến học là tùy duyên để được nghe thầy truyền đạt những gì thầy thâu thập được.

Theo chương trình, buổi sáng thầy giảng phần lý thuyết và buổi chiều vừa chữa bệnh vừa giải thích lý do đưa đến quyết định chữa trị.

Môn học của thầy bắt nguồn từ diện chẩn trị liệu pháp của thầy Bùi Quốc Châu, nhưng thầy Lộc không dùng dụng cụ mà chỉ dùng hai bàn tay, thêm vào đó thầy Lộc không chỉ dùng những huyệt trên mặt mà thầy còn liên hệ với những huyệt trên tay, chân để tìm ra đúng huyệt mà chữa bệnh. Nguyên tắc của thầy là tìm kiếm những sinh huyệt đã gây bệnh rồi chà sát mạnh vào vùng đó để làm khai thông những kinh mạch đã bị bế tắc. Theo thầy thì học viên phải thêm vào phần suy luận của mình và tìm ra đúng huyệt để xoa bóp thì mới có kết quả tốt.

Qua vài buổi học tôi cũng chưa thâu thập và nhớ được bao nhiêu nhưng kết quả chữa bệnh của thầy thì thật tài tình, tận mắt tôi nhìn thấy thầy chữa bệnh và thấy được nét vui mừng của bệnh nhân đã được chữa bệnh.

Một chị quá xúc động lên cảm tạ thầy đã chữa cho chị khỏi bệnh migraine headache, một bệnh đã lâu năm, bây giờ nhờ thầy giúp chị không còn nhức đầu nữa.

Một anh bị tai biến mạch máu não, cánh tay trái chỉ dơ được ngang tầm dưới vai và mặt cũng hơi nhăn nhó mỗi khi đưa tay lên, thầy tìm huyệt và bấm huyệt, mỗi cái bấm anh nhăn mặt để dằn cơn đau xuống, thầy xoa bóp xong, anh dơ thẳng được cánh tay qua khỏi đầu, quá cảm động anh khóc. Tưởng cánh tay anh đã không còn hy vọng dơ lên được.

Mỗi bệnh nhân có một bệnh lý khác nhau nên thầy cho những lời giải thích khác nhau.

Tôi có một chị bạn bị tai biến mạch máu não đã sáu năm, chị đã đi lại được với cây gậy, tay đã dơ lên được duy có bàn tay phải các ngón tay cứ co cứng lại không duỗi ra được dù đã dùng tay trái kéo ra. Sau buổi học tôi đã phone cho chị và chỉ cho chị những lời thầy đã giảng cho trường hợp bị tai biến mà tay co cứng lại, chị đã làm theo. Sáng hôm sau chị gọi cho tôi, chị nói chị mừng phát khóc vì các ngón tay phải khi kéo ra đã chịu nằm yên và bàn tay đã mềm ra... Thật là một buổi học tuyệt vời nhờ đó mà chị bạn tôi đã nhìn thấy một sự tiến triển mà chị đã trông chờ cả sáu năm qua.

Bản thân tôi, cũng đã tự chữa được những bệnh lặt vặt, một lần quỳ lạy Phật nhiều hơn bình thường, cái đầu gối phát đau, tôi lần mò được huyệt ở trên trán, day day trán và đầu gối bớt đau.

Một cậu mười chin tuổi, tham dự khóa học từ buổi đầu và không buổi nào vắng mặt, lần đầu cậu đưa bà ngoại đi chữa bệnh, rồi bà ngoại bệnh tình giảm bớt đã không lại nữa nhưng hai chị em cậu vẫn tiếp tục đến. Cậu nói cậu đã lấy những kinh nghiệm học hỏi của mình để chữa bệnh cho mẹ cậu ở Việt Nam qua webcam và mẹ cậu cũng hơi bớt bệnh, cậu tự nhún mình có lẽ tại cậu chỉ không đúng.

Nghe như mình tưởng tượng, nghe như phản khoa học nhưng thật sự với tôi tôi đã thấy có một sự liên hệ, có thấy thuyên giảm. Nhiều bạn tôi đã cười tôi và cho là tôi tưởng tượng, nhưng rồi những kết quả trước mắt cũng phải tin. Tôi nghĩ rằng những bệnh liên quan đến gân cốt thì có lẽ phải nói đây là một lối chữa bệnh tuyệt vời.

Thầy là một cư sĩ Phật giáo nên trong cách chữa bệnh thầy đã đặt hết cả tâm huyết vào việc chữa trị, thầy cũng nói thêm về phương pháp lạy Phật có những cái hay và ý nghĩa của nó trong từng thế, những cử động nhẹ nhàng những bắp thịt trên toàn thân được vận động, khi cúi đầu đảnh lễ năm điểm trên cơ thể (đầu, hai tay và hai chân) đều chạm đất, để học cái hạnh của đất, mặc cho mọi sự phỉ nhổ chà đạp đất vẫn mỉm cười, ngửa tay ra để tiếp nhận ánh sáng của mặt trời, nắm tay để thu lại và buông ra để buông xả, bố thí. Nên lạy Phật cũng là một phương pháp vừa có tính cách tâm linh vừa là một môn thể thao để có thể chữa được nhiều bệnh. Những lời giảng dậy của thầy luôn luôn bàng bạc những triết lý của đạo Phật.

Với thầy Lộc, thầy thích dậy học hơn là chữa bệnh vì theo thầy chữa bệnh thì chỉ chữa được cho từng người nhưng thầy muốn phổ biến, thầy muốn truyền bá những gì thầy đã kinh nghiệm và thực chứng được để mỗi người đến nghe thầy đều có thể trở thành một người thầy thuốc ít nhất là tự chữa được cho mình và nếu có cơ duyên thì còn có thể chữa được thêm cho người khác, và để bản thân không phải đến thăm bác sĩ thường xuyên khi nhức đầu sổ mũi, khi đau vai, nhức chân …

Với tôi, thuốc Tylenol lúc nào cũng phải có trong nhà phòng khi cần đến nhưng chỉ để đó và đến ngày hết hạn thì lại mua lọ khác thay vào.

Thầy tiếp, thầy muốn trả ơn nước Mỹ, người Mỹ đã cưu mang thầy, hiện nay tình hình kinh tế của Mỹ cũng đang khó khăn và gánh nặng thêm với một số những người đang phải hưởng sự trợ giúp y tế miễn phí. Sự đóng góp của thầy sẽ chỉ là những hạt cát trong sa mạc nhưng có lẽ cũng phần nào giảm bớt được chút ít chi phí về y tế.

Lời tâm sự của thầy đã làm tôi thật cảm động và thật sự kính mến thầy, kính mến tấm lòng của thầy.

Thay cho lời cám ơn thầy tôi viết đoản văn này để gửi đến những ai có lòng tha thiết muốn chữa bệnh ít nhất là cho bản thân mình, cho người thân của mình, và nhất là muốn cho số “nắm thuốc” trong tay mình không tăng thêm mà có thể còn …. giảm bớt.

Nguyên Phương

Ý kiến bạn đọc
31/10/201307:00:00
Khách
Đúng là lương y nơi cưả Phật,giúp đời với tấm lòng Bồ tát.Hy vọng nhờ đọc bài này mọi người sẽ biết thêm về một cư sĩ hành y giúp đời.Cám ơn tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 863,879,216
Tác giả Nguyễn Hưng chuyển bài đến bằng điện thư. Đúng vào dịp kỷ niệm một năm sau cơn thiên tai Katrina tàn phá New Orleans, bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện viết về những cư dân gốc Việt trong một xóm đạo ở vùng bị đất thiên tai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm và bổ túc dùm sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc
Tác giả Nguyễn Hưng lần đầu dự viết về nước Mỹ. Đề tài bài viết đầu tiên của ông là mộng hão huyền và thực tế Mỹ. Nhân vật là một người hãnh tiến đến cùng, được mô tả bằng bút pháp tinh tế. Bài được chuyển tới bằng điện thư. Mong tác giả tiếp tục viết thêm và bổ túc địa chỉ liên lạc cùng vài dòng tiểu sử. Những điều ông biết về nước Mỹ
Cho dù đang sống với hiện tại, hình như những cái bóng của quá khứ đủ mầu lúc nào cũng đeo đuổi chúng ta. Gia đình tôi thuộc cỡ trung bình của người Việt Nam, nghĩa là gồm ba mẹ và tám anh em. Sinh ra giữa đám anh em trai, thưở nhỏ tôi thích những trò chơi tạc lon, thả diều hơn là bế em, giải gianh. Tính con gái của tôi chỉ thể hiện
Thịnh Hương,cư trú và làm việc tại miền Bắc California, là một trong 12 tác giả vào chung kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ sáu. Sau đây là hồi ký viết vội của bà, kể chuyện cùng con trai lái xe từ San Jose về Westminster
Chuyện xảy ra vào năm một ngàn chín trăm hồi đó, lúc mà gia đình tôi vừa từ Bình Giả, một vùng đất đỏ, không có điện đóm gì cả đến mảnh đất Hoa Kỳ này. Đúng là đổi đời.Tuy đã được học sơ về nước Mỹ và thói quen của người Mỹ một vài ngày ở Thái Lan nhưng tôi không khỏi kinh ngạc khi bước chân tới phi trường Los Angeles, nào là cửa tự động mở,
Tác giả Quân Nguyễn cùng vợ con đến Mỹ năm 1987, ông trở lại trường học, tốt nghiệp cao học về Sociology tại CSUF, đệ tam đẳng huyền đai Tae Kwon Do, từng làm counlelor tại nhà tù tiểu bang ở Chino, hiện làm state parole officer ở Santa Ana, và là cư dân Anaheim, CA. "Cách đây khoảng ba năm, chú em út của tôi,
"Bước tới đèo ngang bóng xế tà, Cỏ cây chen lá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi tiều vài chú, Lác đác bên sông rợ mấy nhà." Tôi không biết tại sao mình nhớ bài thơ nầy. Có lẽ "tiều vài chú" gắn liền với định mệnh tôi: lấy chồng Tiều. Mặc đầu chồng tôi là người Tiều Châu (Trung Hoa) ), không phải người tiều phu (đốn củi) mà
Hoa Kỳ là một nước văn minh giàu có. Có thể nói là giàu nhất thế giới. Từ bao nhiêu năm, qua hằng bao Thế Kỷ, đã có biết bao người mơ ước được đến sinh sống trên đất nước Hoa Kỳ. Nhiều dân tộc đã đổ xô di dân đến Mỹ, vì Mỹ là vùng "Đất Hứa", là Cõi Thiên Đường. Người ta đã ví cho Mỹ là như vậy. Người Việt Nam sống dưới chế độ Cộng Sản từ sau 1975, cũng đã ôm ấp giấc mơ này
Thuở còn cắp sách đến trường, tôi không nhớ mình đã viết đến bao nhiêu dòng suy nghĩ trong các quyển lưu bút mỗi khi bắt đầu thấy hàng phượng ở sân trường một hôm bỗng đơm hoa đỏ thắm. Những dòng chữ ngây ngô mang nặng nổi buồn man mác khi sắp phải xa trường lớp với thầy cô cùng bè bạn dù chỉ trong vài tháng
Bà Đoan mấy bữa nay bận rộn với hai đứa con: thằng Doãn lên 9 và con Liên lên 7, hễ bà đi làm về chưa kịp uống ngụm nước thì chúng nó hối thúc đi chợ mua sắm đồ dùng để đi cắm trại. Thân thể mệt nhừ sau 8 tiếng làm trong hãng, bà chỉ muốn về nhà ngồi trên chiếc Lazy-boy nghỉ ngơi chốc lát, nhưng xem chừng số bà lận đận lao đao từ nhỏ
Nhạc sĩ Cung Tiến