Hôm nay,  

Hãng Tiện

12/09/201300:00:00(Xem: 70995)
Tác giả: Võ Đình Tuyết
Bài số 4008-14-29408vb5091213


Võ Đình Tuyết lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, do một tác giả VVNM quen biết giối thiệu và giúo chuyển bài đầu tiên. Bài viết được ghi “Câu chuyện viết năm 2002 trong một hãng tiện.” Mong tác giả tiếp tục viết và vui lòng bổ túc ít dòng sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.

* * *

Buổi sáng thứ hai, ông già Hung Gia Lợi nhìn tôi cười: "Ê nhóc! Hồi hôm, mày có làm cái nào không?" Tôi đưa hai ngón tay lên, ông quát: "Shit! Tao không tin!" Tôi hỏi lại: "Còn ông ?" " Con bạn gái tao có kinh!" Ông già người Đức đứng bên cạnh vuột miệng: "Xạo! Bạn gái nó gần 60 làm gì còn kinh kiết!" Ông già Hung Gia Lợi nheo mắt nhìn tôi nói: "Thằng Ralph nó ganh tị với tao! Mày nhìn cái bụng to quá khổ của nó là biết nó chẳng làm ăn gì được!" Ralph phản ứng: "F... you Mike!" Đứng gần bên, ông già người Ý nhảy vô cuộc chiến cười hì hì nói: "Mấy con girls frend của tụi mầy cho không tao cũng không thèm! "Hai ông kia đồng thanh" "F... you Tony!"

Những mẩu đối thoại vui trên trong hãng tiện tôi làm đều có thật, trong đời sống hằng ngày bình thường, bình an, của gã đi làm đem tiền về nuôi vợ con. Tôi biết rằng tôi sẽ buồn biết mấy khi những lão già dễ thương đó về hưu...

Có nhiều người Việt Nam làm trong hãng tiện nầy. Đủ thành phần: từ những người ra đi năm 75, những trẻ con lai, mấy ông HO, thậm chí có đứa từng đi bộ đội cộng sản, nó nói: "Cháu tới tuổi phải đi nghĩa vụ, đưa qua Miên, may được về, sợ quá, vượt biên... tị nạn chính trí!" Thằng Dũng lai Mỹ, tóc vàng, mắt xanh đẹp trai, nhưng suốt đời chưa biết trường lớp là thế naò? Tôi hỏi: "Trước khi qua đây Dũng có đi học gì không?" Nó cười vui đáp: "Chăn trâu, chăn trâu mà chú, học hành gì!" "Vậy mẹ cháu đâu?" " Thôi chú ơi! Bà già lo kiếm cơm không đủ ăn, ở đó mà học hiếc gì". Nụ cười rạng rỡ, chàng ta say sưa kể lại những ngày đói rách: "Chăn trâu vui lắm chú! Có con trâu không phải ai cũng cởi nó được đâu, như con trâu của cháu, thằng nào tơ lơ mơ lại gần là nó chém bỏ mẹ!"

Khi Dũng nói về chăn trâu, đôi mắt xanh của nó sáng lên, nó hãnh diện về lối leo lên lưng trâu, bằng cách bắt trâu quì xuống leo lên bằng đầu, chân dẫm lên sừng, ngạo nghễ như vua đồng cỏ. "Mà chú biết không?"... dân trong làng ghét đám chăn trâu lắm! nhất là tụi con lai như cháu!, sau khi thả trâu đi ăn là... tụi cháu thế nào cũng đi ăn trộm: nào ổi, nào xoài, gà vịt, đào khoai lang lấy rơm nướng, ăn xong... chia phe đánh lộn, ôi thôi, nhiều chuyện vui thấy má!"

Mái tóc vàng, mắt xanh, khuôn mặt thanh tú của thằng Mỹ con lai đang hào hùng nói về những ngày cơ cực đã qua, bình thản, lòng không oán hận. "Mà chú biết không? Vừa rồi cháu về Việt Nam thằng công an phường hỏi xách mé con: "Cỡ mày, qua Mỹ làm gì?"Cháu trả lời: "Tao qua Mỹ chăn bò bằng máy bay, làm hắn tức sặc gạch".

Ông HO ngồi hút thuốc. Buổi trưa trời ấm tôi thường cùng một số đông anh em ra ngoài sân cỏ có bóng cây ngồi ăn cho mát. Buổi nào buổi nấy nổ rang những chuyện. Thằng Xem lai Mỹ hỏi thằng Dũng. "Dũng! đố mầy chứ chó ở Việt Nam sướng hay chó Mỹ sướng?" Thế là chuyện con chó như bắp rang. Ông HO ngồi im nhìn lũ trẻ nô đùa cãi cọ vang trời. Thằng Quốc bộ đội nói: "Chó Mỹ sướng, nào ăn sướng, được chủ ẩm bồng sướng, nâng như trứng, hứng như hứng bông, được hun, được nựng, được tắm xà bông thơm, được xỉa răng!" Thế là phần phụ họa ầm ỉ của nhiều giọng hát bè có dở có hay. Thằng Xem to con như đô vật nói: "Tụi mầy im đi, phải hỏi mấy ông chú ở đây" Nó quay sang tôi "Còn chú Đình thì sao?" Tôi chỉ qua ông HO "Hỏi bác Xuân đi" Tụi trẻ xúm qua anh Xuân. Ông HO thong thả làm một quả thuốc phun khói nói: "Chó ở Việt Nam sướng hơn nhiều. Chó ở Mỹ sướng thế... chó nào được! Chó ở Việt Nam tuy đời ngắn nhưng mới đúng cuộc đời chó. Này nhé! Xóm nào có chó ấy, chó xóm khác qua là đi đời. Mấy anh chị chó sáng trưa thường lê let ở nhà chờ chủ cho ăn, mặt mày hiền hậu, không bao giờ có giây nhợ lung tung quấn đầu quấn cổ khi ra ngoài đường như chó bên nầy, lâu lâu lết lại chủ mừng quắt đuôi, nhưng, có khi cũng ăn một đá la oăng oẳng, rồi lại quắt đuôi chẳng hờn giận gì. Nhưng buổi chiều thì lại khác, khi làm một bụng cơm thừa, cá cặn, hầm bà lằng xáng cấu, là anh chị chó tà tà ra khỏi nhà đi chơi phây phả ngoài đường. Đó là chưa kể những thực phẩm phụ trội khoái khẩu trong bụng người thải ra. Nhất là mấy anh chó, hùng dũng chạy đi tìm mấy em người tình, nếu em nào thích thì mắc lẹo chơi cho vui, có khi người thấy lại cho thêm một đá, rứt ra kêu oăng oẳng, rồi đâu vào đấy. Cái vụ đó thì chó Mỹ thèm nhỏ giãi, vì chó Mỹ phần đông là hoạn quan.

"Hoạn quan là gì chú?" Thằng Dương họ Bùi hỏi. "Thì là thiến." Tới đó chuông reo, kết thúc buổi ăn trưa. Và lúc nào ông HO cũng là người đứng bật dậy vào trước. Hình như những ngày tù xưa vẫn theo ông vào những tiếng chuông, tiếng keg trong tâm chẳng hề phai...

Hạnh phúc hay đau khổ ở đâu thì vẫn có, chẳng phải nước giàu hay xứ nghèo. Nước mắt hay nụ cười đôi khi cùng một nghĩa như nhau. Tôi chỉ ước ao viết lên được những truyện ngắn tầm thường, mang tính sự thật tôi nhìn thấy trong đời sống chung quanh và một lời tặng cho những nhân vật trong truyện.

Hãng tiện mang tên B&G ở quận Hatfield bang Pennsylvania làm đủ thứ loại: người giỏi thì chạy máy tối tân điện tử, còn người dở thì làm hầm bà lằng hay bị sai vặt; nói chung tất cả đều đủ ăn. Mùa hè hãng không có máy lạnh, người nào người nấy mồ hôi nhiểu nhão ướt từ trong ra ngoài, mắt mày hốc hác thấy rõ. Mùa đông thì lạnh, hôm nào có bão tuyết thì trào máu họng, nội phải bỏ cả tiếng để cào tuyết mới lấy xe ra được và phải cả tiếng mới về đến nhà dù hãng gần. Nhưng nhìn về quê nhà vẫn thấy mình may mắn.

Thằng Dũng lại hỏi tôi:

"Chú Đình, chiều đi Phila đấm bóp, ok"

"Thôi ông nội!"

"Thứ sáu mà chú! hay đi coi mấy con ghệ nhảy sexy?!"

"Tha cho tui đi ông!"

"Nói chơi chứ biết chú sức nấy mà dám đi"


Thằng Hoàng lai tâm sự: "Sau năm 75 cháu mười tuổi, từ trại mồ côi đi ra ở đợ cho người ta, khổ như con chó, sau biết được Mỹ vớt, ai cũng muốn cháu làm con nuôi. Người ta săn đón đổ xô đi tìm những con lai như cháu. Người ta mua bán tụi cháu. Ở Phi Líp Bin có những chuyện tày trời như: đè bậy chi em mình hảm hiếp, nhưng thật ra anh chị em là trong hồ sơ mà thôi!"

Tôi nhìn thấy không có một hận thù trên môi mắt cháu, tôi cười đồng cảm và im lặng.

Năm vừa rồi cái vụ 9-11 xãy ra, sau đó có một số anh em bị cho nghĩ việc. Cuộc chia tay buồn buồn. Nhưng dầu sao ở Mỹ mọi người đều có cơ hội làm lại những gì đã mất. Tôi may mắn làm lâu được giữ lại. Tôi suy nghĩ về một hành trình cách đây đã lâu: Mùa Xuân năm 1975. Sự tàn tệ của một loài người, xua đuổi một loài người khác ra đi. Những loài người ở lại nhân danh vô sản nhưng chẳng đêm lại lợi lộc gì cho đất nước, nếu không nói là tồi tệ gấp ngàn lần hơn xưa. Chính những người ra đi đã cứu những người nhân danh vô sản ở lại, nhưng rồi họ vẫn tiếp tục hành hạ đồng bào của chính mình.

Những mảnh đời tị nạn, sau bao nhiêu năm ai nấy đã có nhà lầu xe hơi, mấy ai còn nghĩ gì cho một hành trình đã qua, những người đã mất trên biển, từ rừng sâu, trong lao tù.

Võ Đình Tuyết

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,792,163
Mười bẩy năm trước đây, ngày gia đình tôi vừa đến Mỹ, phóng viên nhật báo PEOPLE, có trụ sở đặt tại Muskegon City, thuộc tiểu bang Michigan đến phỏng vấn, cũng còn quá sớm, thời gian vừa chấm dứt chiến cuộc, vẫn còn có những sự kiện nóng bỏng, một số người Mỹ, nhất là nhóm phản chiến, chưa hiểu rõ người
Đã rất khuya mà Ngọc không tài nào chợp mắt được. Một phần có lẽ do hôm nay trời trở nên nóng lạ lùng làm Ngọc khó ngủ. Nhưng cái chính là Ngọc cứ mãi suy nghĩ về Ngày- của- Mẹ, ngày lễ mẹ đầu tiên trên đất Mỹ. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ, sống ở Việt Nam, Ngọc đâu có hề biết hay nghe nhắc đến Ngày-của-Mẹ
Chiều thứ Bảy cuối năm Ất Dậu, ngồi chơi bên ly rượu tất niên ở nhà người bạn, vô tình cầm lên tờ báo Việt ngữ, tôi chợt bàng hoàng. Trong trang phân ưu lớn của tờ báo, người ta nói đến tên anh, thiếu tá Ngô Giáp. Chủ tịch hội ái hữu không quân Nam Cali, vừa qua đời ở tuổi 65! Đã 40 năm rồi từ ngày tôi biết anh
Ba mua cái bàn về rồi để đó đi làm.   Cái bàn còn nguyên trong thùng chưa ráp lạị   Bé Tí rủ: - Chị Tâm với em ráp cái bàn cho ba hen.    Tôi lắc đầu quầy quậy: - Tí rủ lộn người rồi.   Tay chân chị Tâm mà đụng vô mấy cái vụ này thì.... hỏng bét. Con Tí cười cười:
Rất vui khi nhận thư góp ý cuả ông về bài "Dậy Học Trên Đất Mỹ" mà tôi viết cách đây không lâu. Vui nhất là thư của ông đến từ   Cần Thơ,   một miền đất thân yêu mà chắc trong nhiều năm nữa, tôi chỉ còn có thể gặp lại trong những giấc mơ mà thôi. Điều vui hơn là sau khi ông gửi những thắc mắc ấy đến, tôi lại nhận đuợc một lá thư 
Gần hai mươi năm sau ngày miền Nam Việt Nam sụp đổ, Hoàng mới đặt chân đến nước Hoa Kỳ theo diện HO. Tuổi đời gần năm mươi, hai bàn tay trắng, nhờ sự giúp đỡ của hội Từ Thiện và bạn hữu phải làm lại từ đầu, chạy ngược chạy xuôi tìm việc làm để có tiền thanh toán nơi ăn chốn ở. Bạn hữu muốn anh có một
Thằng bé ngồi kế bên chị nó, đòng đưa hai chân trong đôi giày màu trắng có viền đen. Ngồi đối diện với hai chị em nó là người đàn ông có đôi vai gầy, đang chăm chú đọc tờ báo xếp làm đôi, tóc ông lòa xòa rơi xuống vầng trán có nếp nhăn li ti. Thằng bé đưa mắt nhìn đám trẻ tung tăng đùa giỡn trong khung lưới nhựa
Bản Quốc ca Việt Nam được mở đầu cho cuốn băng nhạc, những bản hùng ca thời chiến, mà tôi đã nghe đi nghe lại hơn mười lăm năm nay. Tôi thường tìm đến băng nhạc này mỗi khi lòng xôn xao nhớ về quê hương và những ngày xưa yêu dấu.   Trong lời ca điệu nhạc đầy hùng khí như vẫn còn vang dội những bước chân hiên ngang
Đã mấy lần tôi bỏ chúng ra khỏi túi hành trang chuẩn bị lên đường thì bà cụ lại lén chờ lúc tôi không có mặt bỏ chúng vào,   -hôm ấy là ngày 15 tháng 6 năm 1975, ngày chót theo lệnh trình diện lên đường đi tu huyền- tôi xách cái túi lên thì lại thấy đôi dép râu và bộ bà-ba đen đã nằm lại trong đó từ lúc nào. Bực quá tôi lấy chúng
Mỗi khi hạ về, ngày của Mẹ lại đến. Bất chợt, bâng khuâng, tôi bỗng thấy ganh tỵ với những ai còn được cài bông hồng trên áo!   Sự ganh tỵ ích kỷ, nhỏ nhoi nhưng thật khó tránh khỏi. Thế rồi mọi ký ức, kỷ niệm với Mẹ, về Mẹ lại ùa về vỡ òa từng rung cảm để tôi không thể không cầm viết.   Viết không hay, nhưng phải viết vì
Nhạc sĩ Cung Tiến