Hôm nay,  

Chuyện Đời Thụ Duy Trần

16/10/201300:00:00(Xem: 48771)
Tác giả: Tôn Nữ Thu Dung
Bài số 4037-14-29437vb4101613


Trước 1975, tác giả từng cộng tác với tuần báo Tuổi Ngọc tại Saigon, và là một trong những cây bút học trò được bạn đọc yêu mến. Chỉ mới định cư tại Hoa Kỳ vài năm trước đây, Thu Dung dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải đặc biệt năm 2013 với bài "Chuyện Cổ Tích Không Phải Cho Bé Thơ", kể về một cựu chiến binh Mỹ còn nặng tình với cuộc chiến tại Việt Nam. Bài mới nhất của tác giả là chuyện tình, chuyện vợ chồng, vẫn nguyên vẻ mơ mộng thời viết văn tuổi ngọc.

* * *

Có thể nàng yêu tôi vì tôi trót mang tên một bài hát mà nàng vô cùng yêu thích: “Khúc Thụy Du”, thơ Du Tử Lê do nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc.

Cái tâm cảm buồn mênh mang đó trôi dài suốt thời gian yêu nhau.

Nàng đã là một bé con xinh xắn, một yểu điệu thục nữ, một mẹ hiền vợ ngoan đúng nghĩa…

Nói về một điều gì đã mất đi lúc nào cũng đầy bâng khuâng tiếc nuối và long lanh hoài niệm… luôn luôn là vậy. Tôi phải bắt đầu từ đâu trong quãng đời dài nhưng quá mơ hồ như thế?

Nàng đang ràn rụa nước mắt vẫn có thể bật cười giòn tan khi có ai trêu chọc. Mẹ tôi nhiều lần nhìn thấy cảnh đó, không bằng lòng ra mặt: “Giòn cười tươi khóc, con người cạn cợt vô tâm vô tánh”. Mẹ tôi không thích nàng ngay từ đầu nhưng tôi thì yêu nàng đến chết được. Nàng không quan tâm ai nghĩ gì về mình, chỉ rộng lượng giành cho mọi người chung quanh những tình cảm chân thực nhất, không màu mè giả dối… Lâu dần, mẹ tôi thương nàng còn hơn thương tôi và các cô con gái ruột… “Con bé thật giỏi, thật ngoan”. Từ đó, trong mắt mẹ tôi nàng lúc nào cũng là con bé thật giỏi, thật ngoan…

Thói quen yêu thích nhất của nàng trong những giờ rãnh rỗi là chống cằm nhìn qua cửa sổ. Đôi khi cả nhà đứng sau lưng để nhìn theo mà cũng chẳng thấy có gì hay, lạ, đẹp để một người bình thường có thể bỏ suốt cả mấy giờ mà nhìn như thế. Mẹ tôi nói: “Việc gì qua tay con bé cũng nhanh chóng, gọn gàng không như những mợ khác…” Những mợ khác lại âm thầm ganh tị: “Nhanh chóng gọn gàng thế để còn thì giờ …nhìn qua cửa sổ. Nàng nghe, chỉ cười, nụ cười vô cùng trẻ thơ với hai lúm đồng tiền sâu xoáy. Nghe mấy cô em xui giục, một lần tôi hỏi:

- Nhìn cái gì ngoài đấy thế em?

Nàng ngơ ngác:

- Có gì đâu anh. Chỉ là gió.

- Gió thì không thể thấy.

- Bởi thế em mới tìm hoài…

Câu nói hình như mang nhiều ẩn ý. Tôi tìm đến ông bạn thân ngày xưa hiện là bác sĩ tâm lý khá nổi tiếng ở Los, nơi có nhiều bệnh nhân cần điều trị vấn đề thần kinh. Khách hàng phải xếp lịch trước cả tuần, nhưng tôi thì không cần… Nhỏ to tâm sự, lắng tai nghe, gật gù tâm đắc, bác sĩ phán:

- Ông là người đánh cắp giấc mơ của cô ấy.

Đánh cắp giấc mơ? Đúng là đao to búa lớn. Tay bác sĩ này rất biết cách nâng cao văn hóa bệnh nhân và người nhà để thứ nhất tốn thời gian vàng ngọc (phải trả bằng đô la) thứ hai là nói cho hết những cái hắn đã học ở các Đại Học Đường Y Khoa nơi các vị phân tâm học đã dày công nghiên cứu rồi truyền đạt cho hắn để làm mồi kiếm cơm… Hắn mơ mơ màng màng sau làn kính trắng thấy vô cùng trí thức:

- Cô ấy từng mơ tưởng mình là một nhà thơ, nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ… đùng một cái bị ông rước về, đi bán hamburger nuôi ông đi học. Cô ấy vẫn hoài nhớ giấc mộng xưa. Không sao đâu, ông đã làm ra nhiều tiền, hãy để cô ấy nghỉ việc, cô ấy sẽ làm được những điều ấp ủ … Biết đâu cô ấy sẽ là một nhà văn nổi tiếng.

Đang lo sợ mà tôi cũng bật cười muốn sặc:

- Nghĩa là khuyến khích nàng viết văn? Truyện kinh dị, truyện thần thoại, truyện tình ái sex xiếc?

Tôi hơi khựng lại ở mấy tiếng cuối cùng… lắc đầu thất vọng:

_ Nàng không hề đọc một quyển sách nào ngoài Kinh Thánh. Nàng không thích văn, thơ, nhạc, họa…

Tay bác sĩ này đã tốt nghiệp hạng giỏi ở UC San Francisco, thuộc top 5 các trường Y Khoa tại Mỹ, chuyên trị liệu cho các ngôi sao Hollywood lẽ nào lại chịu thua tôi, hắn dò hỏi:

- Thế cô ấy thường giải trí bằng gì?


Tôi cáu, cộc cằn:

- Nói nãy rồi, nhìn qua cửa sổ…

Hắn tò mò đến nỗi, một ngày kia, lái xe 150 dặm đến nhà tôi để quan sát cái kiểu nàng nhìn qua cửa sổ… Hắn thản nhiên tuyên án:

- Một dạng bệnh hoang tưởng nhẹ, không sao đâu.

Rồi ganh tị:

- Cô ấy quý trọng bạn chồng ghê nhỉ. Chẳng bù với vợ tôi. Vườn nhà ông thật đẹp. Nếu ở đây, tôi cũng mắc bệnh nhìn qua cửa sổ!

Rồi an ủi:

- Cô ấy bình thường, nếu có thể ông đưa cô ấy đến bệnh viện, tôi tư vấn là khỏi thôi.

- Thì tôi đã nói rồi, ngoài chuyện nhìn qua cửa sổ thì nàng hoàn toàn bình thường mà…

- Vậy thì việc gì ông lo lắng cho mệt xác. Tôi chỉ mong một điều vợ tôi cũng thích suốt ngày ngồi nhìn qua cửa sổ đừng nói năng chi!

Tôi im lặng, việc tôi lo lắng tôi không thể nói với tay này được dù hắn sẵn sàng cho toa trị bệnh miễn phí đủ thứ khi tôi dại dột than van…

Một bác sĩ chuyên khoa khác, kín đáo hơn, khá thân thiết để không nỡ biến bệnh tình của nàng trở thành một Scandale hũy hoại đời sống tinh thần và xã hội đang lên như diều gặp gió của tôi. Không hiểu sao tôi có duyên làm bạn với mấy tên bác sĩ sau khi tư vấn họ mua nhà và sửa sang chút đỉnh … dù tôi chẳng cầu cạnh gì nếu không vì nàng.

- Có thể cô ấy thiếu chất kích thích nữ. Sau 30 tuổi, mỗi 6 tháng phải chích một lần. Và uống thường xuyên mỗi ngày một viên thuốc này. Ông đưa cô ấy đến khám nhé.

Tôi nhìn lọ thuốc xanh xanh:

- Viagra?

Vị bác sĩ khả kính nhìn tôi khinh bỉ ra mặt( tôi nghĩ vậy ):

- Đừng chết vì thiếu hiểu biết.

Câu này tôi nghe quen, nhưng không nhớ hoàn cảnh xuất xứ đành bấm bụng ra về.

Những viên thuốc hóc môn nữ, những mũi thuốc chích định kỳ làm nàng luôn trẻ đẹp xinh tươi, tóc dài da mượt nhưng vẫn chẳng cải thiện được điều gì … Lúc nào nàng cũng co như con tôm trong giường ngủ. Co như con tôm từ đêm tân hôn, ai cũng nói chuyện đó bình thường, nhưng co như con tôm nhiều năm sau này nữa thì ai cũng nói là chuyện bất bình thường… Những đứa con xinh xắn khỏe mạnh ra đời mà nàng vẫn luôn co như con tôm trong giường ngủ mỗi đêm với những áo ngủ, khăn choàng, mền len … đủ thứ. Tôi gây gổ với ông bác sĩ thứ hai biết bao nhiêu lần:

- Ông là bác sĩ chuyên gia cái quái gì kỳ vậy? Hai mươi năm ông chữa trị thế nào mà nàng vẫn co quắp sợ hãi chuyện ấy?

Bình thường hắn luôn nhìn tôi với cái nhìn thương cảm xót xa, nhưng đôi khi sức chịu đựng của con người có giới hạn, hắn cũng gào lên to không kém:

- Nhìn cái bộ dạng ông mà người ta không co rúm mới lạ!

Tôi nhìn lại cái bộ dạng của mình, thầm nghĩ: Nghề nghiệp đã làm mình phong trần quá đáng, nhưng nàng thường thỏ thẻ: nàng chỉ yêu Từ Hải, không thèm liếc mắt cái bọn Kim Trọng, Thúc Sinh… Nhưng tôi không thể dìm đời mình vào hỏa ngục.

Một ngày, tôi giả vờ lơ đãng hỏi, khi chúng tôi đang uống cà phê ngoài vườn, ngắm những bông hoa súng vừa hé nở trong hồ cá vào một sáng thứ bảy mùa thu trời đẹp ơi là đẹp.

- Sao em cứ thích ngồi nhìn ra cửa sổ hoài vậy?

Nàng mở to mắt nhìn tôi, đôi mắt trong veo có cái đuôi dài nghịch ngợm:

- Em nhìn về hướng ấy vào buổi sáng khi anh và các con đi học, đi làm, vào buổi chiều để chờ anh và các con về… Em đọc kinh cầu nguyện để cả nhà mình bình an. Ban đêm khi đi làm em rất sợ đậu xe ở Parking tối tăm, em muốn mình cũng được cùng anh và các con đi về hướng ấy vào mỗi sáng… và cả nhà lại về cùng nhau mỗi chiều.

Tôi chưng hửng với câu trả lời vô cùng đơn giản ấy… Thừa thắng xông lên, tôi hỏi tiếp:

- Còn tại sao tối nào em cũng nằm co như con tôm trong mấy lớp mền không cho anh đụng tới?

Miệng nàng mở hé, như vừa có những tiếng cười loáng thoáng bay ra, chưa ai có nụ cười làm tôi mềm lòng đến vây:

- Em sợ làm mất giấc ngủ của anh, anh đi làm mệt mỏi…

Lạy Chúa, xin Ngài hãy tha tội cho hai ông bạn bác sĩ đã hành hạ tôi suốt mấy chục năm nay bằng những kiến thức y khoa hiện đại nhất của Hoa Kỳ…

Tôn Nữ Thu Dung

Ý kiến bạn đọc
03/11/202115:14:15
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis without a doctor prescription</a> cialis without a doctor prescription
24/09/201412:01:09
Khách
Dễ thương, đẹp như một bài thơ!
27/10/201307:00:00
Khách
Truyện hay và cảm động quá. Giữa cuộc sống đầy vất vả lo toan vì cơm áo gạo tiền, truyện của như một tia nắng giữa mùa đông làm ấm lòng người đọc. Cám ơn bác
16/10/201307:00:00
Khách
This is so funny, thank you !
17/10/201307:00:00
Khách
Hay quá!
19/10/201307:00:00
Khách
Cảm ơn sự đồng cảm của các bạn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 863,971,506
Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, đã góp một số bài viết đặc biệt. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp, cô sang Mỹ và hiện vừa làm việc vừa học thêm về Management Information System. Bài viết mới nhất của cô lần này ghi lại cảnh thủ đô nước Mỹ chìm ngập
Theo kết quả giải thưởng Viết Về Nước Mỹ 2006 vừa được loan báo, Thịnh Hương là một trong 12 tác giả được bình chọn vào chung kết. Là một nữ viên chức làm việc tại miền Bắc California, bà đã góp 4 bài viết đặc biệt cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ sáu: Hắn Và Tôi, Bắt Đầu Từ Hoàng Hôn, Thuốc Đắng Đã Tật và Người Đẹp Thương Xá
Chúng tôi là những người Viking Na Uy nhỏ bé hiền hòa đang viếng thăm nước Mỹ. Xin lưu ý: không phải bốn chúng tôi nhỏ bé hiền hòa mà là nước Na Uy của chúng tôi nho nhỏ nhu mì. Na Uy được cái hân hạnh là nơi tổ chức trao giải thưởng Nobel Hoà Bình mỗi năm vì trong lịch sử thế giới, Na Uy chưa bao giờ gây lộn
Tôi gặp người bạn trẻ ấy đứng thơ thẩn một mình trong giờ giải lao ở cuối hành lang hội trường của đại học American University. Anh chàng này trông quen quá nhưng tôi không tài nào nhớ nổi hắn là ai. Tôi đến tham dự một buổi sinh hoạt dành riêng cho sinh viên và các bạn trẻ gốc Á Châu do hội "The National
Ngày xửa ngày xưa, khi hai đứa lấy nhau, chú rể người Mỹ và cô dâu người Việt, chú rể khăng khăng không chịu tổ chức đám cưới ở nhà hàng Tàu, cô dâu không muốn đãi ở nhà hàng Mỹ, cuối cùng hai đứa quyết định tổ chức đám cưới ở trên một chiếc tàu. Cruise chạy vòng vòng trên sông Potomac, khách đến dự đám
Thanh có một người khách Mễ vào tuổi "chiều tàn". Bà vô làm nail (làm móng tay giả) vài lần, coi bộ vừa ý, lần sau bà dẫn thêm người em, hai đứa con gái, và cháu. Nội ngoại gì không biết mà tới ba bốn đứa lận. Từ mấy đứa nầy kéo thêm một nhóm bạn. Mấy đứa còn cấp trung học cho nên mỗi lần có sinh nhựt bạn bè hay
Chuyện xảy ra trong tiệc cưới tại một nhà hàng seafood vùng thủ đô Tỵ Nạn Cộng Sản Little Sàigòn, 2 tuần sau ngày Tưởng Niệm quốc hận 2006. Tiệc cưới này có lẽ vì hai vị thân thuộc và bạn bè đôi trẻ, đa số đều là cựu tù cải tạo. Bởi thế mà, ngay sau khi ngồi vào bàn tiệc họ đã như biết nhau từ trước; tay bắt mặt mừng
Từ lúc còn nhỏ cho đến giờ, không biết sao tôi lại rất thích con số mười hai (12). Cái gì đó đã thu hút tôi mỗi khi tôi nhìn thấy nó. Là một cô gái, mỗi khi nhìn thấy ai mặc áo có ghi con số đó thì tôi lại dính chặt cặp mắt tôi vào họ. Nhiều khi bị họ bắt gặp, tôi rất mắc cỡ, nhưng tính nào tật đấy, vẫn không bỏ được. Ở bên Mỹ này
Các con cái cháu chắt vừa tổ chức lễ Thượng Thọ cho cụ Trần tại một nhà hàng Việt nổi tiếng tại Houston, Texas. Cụ vừa đúng 85 tuổi tính đến tháng 7 năm 2006. Cụ ngồi đó mà trí nhớ cụ tìm về quá khứ từ bẩy tám chục năm trước. Thời gian thấm thoát đã đưa cụ về tuổi gần đất xa trời. Các bạn cụ kẻ trước người sau đã
Buổi chiều, sau khi tôi đã hoàn tất việc cơm nước và dọn dẹp, các con tôi xem Tivi, tôi có được những phút yên tĩnh một mình trên căn gác nhỏ nầy để tập dợt nhạc Pháp xưa: "Maman oh Maman, Tout les garcons et les filles. Adieu jolie candy ..." rồi trở về nhạc Việt với Phạm Duy, Từ Công Phụng, Trịnh Công Sơn…. Bây giờ đã vào Hè, tôi mở cửa sổ
Nhạc sĩ Cung Tiến