Hôm nay,  

Đóa Quỳnh Nhỏ

12/11/201300:00:00(Xem: 37831)
Tác giả: Minh Nghĩa
Bài số 4058-14-29458vb3111213


Tác giả sinh năm 1956. Qua Mỹ tháng 10 năm 1994 cùng với gia đình theo diện HO.; Hiện sống tại thành phố Tacoma, tiểu bang Washington, làm việc cho một công ty thuộc ngành lâm nghiệp tại tiểu bang Washington, tham dự Viết về nước Mỹ từ đầu 2013. Sau đây là bài viết thứ sáu của cô.

* * *

Gạt bỏ những âu lo đời thường qua một bên, niềm vui của tôi là được tham gia công việc thiện nguyện và làm bạn với nhiều người, trong đó có những người bạn trẻ. Họ gọi tôi là chị dù cha mẹ của họ có khi chỉ hơn tôi vài ba tuổi hoặc thậm chí cha mẹ của các em có người còn nhỏ hơn tôi đến năm hay bảy tuổi! Nhờ có họ, tâm hồn tôi trẻ trung hơn, rộng lượng hơn, bớt khó khăn, bớt nhăn nhó như các bà cô già khó tính.

Trong những người bạn nhỏ tuổi của tôi thì Quỳnh là người mà tôi rất thương mến. Hạnh ngộ trong đời đã cho chúng tôi thành những người bạn của nhau. Thuở ấy tôi định cư ở Tacoma hơn mười năm, còn em từ Việt Nam ngơ ngác đặt chân tới đất nước mới lạ này. Một buổi chiều khi vừa tan lễ ở nhà thờ, chuẩn bị ra về thì một cô bạn đến bên tôi nói:

- Trường Việt Ngữ của mình có cần thêm cô giáo không vậy chị?

- À, để chị hỏi cô hiệu trưởng. Tôi lưỡng lự đáp trả.

Đi cạnh tôi ra bãi đậu xe, cô nói tiếp:

- Có một em mới ở Việt Nam sang. Em ấy đi nhà thờ của mình đó chị. Người quen của em giới thiệu cho em biết. Em nghĩ mới ở Việt Nam qua thì chắc là phải giỏi tiếng Việt rồi, mình mời em ấy vào dạy học đi chị.

Tôi ậm ự rồi từ giã cô bạn ra về. Tôi quên mất câu chuyện này cho đến một ngày, vừa tan lễ cô bạn tôi đưa một cô gái nhỏ đến và nói:

- Đây nè chị. Người mà em nói với chị hôm trước đó. Em ấy có thể giúp Trường Việt Ngữ của mình.

Tôi nhìn cô gái nhỏ, một cô gái trẻ măng, trắng trẻo với đôi mắt hơi xếch đầy vẻ nghịch ngợm bướng bỉnh. Tôi xã giao hỏi thăm em:

- Em qua đây lâu chưa? Em ở đâu? Em bao nhiêu tuổi rồi?

Em lễ phép trả lời:

- Dạ, em mười tám tuổi, vừa mới tốt nghiệp lớp 12. Em theo bố sang định cư ở thành phố này.

Hỏi thăm một hồi thì tôi biết được nhà em ở gần ngôi nhà cũ mà gia đình tôi đã thuê ở khi mới sang Mỹ. Em còn bé lắm, bé như những cô cháu gái của tôi làm tôi tự dưng có cảm tình với em. Thật tình mà nói, tôi cũng hơi tham sân si khi nghe cô gái nhỏ mười tám tuổi xưng em và gọi mình bằng chị. Tôi thấy vui trong lòng và nghĩ chắc mình cũng chưa đến nỗi già nua lụm khụm cho lắm. Chẳng bù với mười mấy năm trước, tôi còn trẻ hơn lúc này nhiều vậy mà có người đã gọi tôi là “thím”! Chẳng là lúc tôi vừa qua Mỹ được vài tháng, khi đi học ESL tôi làm bạn với hai chị lớn hơn tôi. Hai chị này có chồng là sĩ quan Quân Lực VNCH, chồng của các chị đi tù nhiều năm và gia đình được qua Mỹ theo diện HO. Trong lớp ESL có một chàng trai trẻ đi theo diện con lai, anh chàng này thường nói chuyện và gọi hai chị bạn của tôi là thím. Một hôm, anh chàng này hỏi tôi:

- Thím ơi, sao cháu không thấy chú đi học?

Được gọi bằng thím, tôi nghe thật lạ tai và mắc cười nên tôi nói đùa:

- “Thím” chưa có “chú”!

Thấy anh này ngẩn người ra, hai chị bạn ngồi cạnh tôi cười nức nẻ và giải thích cho anh ta hiểu. Anh ta ngượng ngùng xin lỗi và từ đó tôi không còn bị gọi là “thím” nữa.

Vài tuần lễ sau cô bé đến gặp tôi và ngỏ ý muốn tham gia vào Trường Việt Ngữ. Biết em không có ai chở đi dạy học, mỗi sáng Chủ Nhật hai chị em tôi đến nhà đón Quỳnh đến trường và tan học thì tôi lại chở em về nhà. Nhờ vậy mà mối thân tình của chúng tôi ngày càng đậm đà. Lúc ấy cô hiệu trưởng của chúng tôi vốn là cô giáo được đào tạo đàng hoàng tại nước Mỹ chứ không như chúng tôi, những người tự nguyện đi dạy với tấm lòng yêu quý tiếng Việt mà chưa hề qua một trường lớp giáo dục nào cả. Cũng nhờ có cô hiệu trưởng mà chúng tôi học hỏi được nhiều điều hay, giúp chúng tôi có thêm kinh nghiệm trong việc dạy học. Cô hiệu trưởng của chúng tôi cũng là giáo viên lớp Một của Trường Việt Ngữ và cô bé mười tám tuổi theo cô hiệu trưởng để được cô huấn luyện. Chỉ có vài tháng thôi Quỳnh đã mạnh dạn đứng lớp dạy học sinh như một cô giáo già dặn kinh nghiệm.

Vốn liếng sư phạm Quỳnh học được từ cô hiệu trưởng đã giúp cho cô bé rất nhiều nhưng để đạt được sự thành công mau chóng thì chúng tôi phải nhìn nhận là cô nhỏ rất thông mình và có một tấm lòng nhân ái. Mới mười tám tuổi, vừa rời khỏi ghế nhà trường nhưng cô thương yêu và chăm sóc học trò như một bà mẹ chăm sóc đàn con nhỏ. Cô dạy các em biết đi thưa về trình, biết khoanh tay cúi đầu chào người lớn, biết vâng dạ lễ phép khi nói chuyện với thầy cô giáo hay với người lớn tuổi. “Có thương yêu con nít thì mới dạy học được”, đây là điều quan trọng và căn bản nhất mà chúng tôi vẫn thường nghe khi đi dự những khóa huấn luyện sư phạm trong nhiều năm qua.

Khi Quỳnh ra riêng đứng lớp một mình thì dường như thần may mắn ưu ái cô nên cho cô có những em học sinh thật ngoan, thật giỏi. Học sinh của Quỳnh nghe lời cô giáo răm rắp, học hành chăm chỉ và lễ độ vô cùng. Chị em chúng tôi khi nói chuyện với nhau vẫn thường khen ngợi cô giáo trẻ này, nhất là những cô giáo, thầy giáo có con em là học sinh lớp Một, học sinh của cô giáo nhỏ.

Mấy năm trời ròng rã dù mưa hay nắng mỗi Chủ Nhật, Quỳnh dạy sớm đi dạy học. Chiều đến em đi lễ với bố và hàng ngày cắp sách đến trường. Học xong ESL em vào chương trình English để chuẩn bị cho ngành học của em sau này. Khi có thời gian rảnh cuối tuần và khi nghỉ hè Quỳnh đi làm thêm để phụ giúp bố trang trải những chi phí trong gia đình. Là con một, hẳn nhiên em phải được bố mẹ thương yêu cưng chìu nhưng vì mẹ mất sớm nên Quỳnh rất độc lập và đầy nghị lực. Tôi được nghe em kể chuyện buồn về người mẹ mà em thương yêu, đã qua đời bất ngờ vì một tai nạn giao thông ở Việt Nam khi em mới lên mười ba tuổi. Giọng em trầm hẳn khi nhắc đến mẹ của mình làm cho lòng tôi chùng xuống vì thương cảm. Khi Quỳnh đưa cho tôi xem tấm hình của mẹ em, bất giác tôi nhìn tấm hình rồi ngước mắt lên nhìn vào mặt Quỳnh. Hiểu được ánh mắt của tôi, em giả bộ làm mặt buồn và nói:

- Không hiểu sao những cái đẹp của mẹ và bố, em lại không được thừa hưởng!

Tôi phì cười vì câu nói nửa đùa nửa thật của em, nhất là khi tôi nhìn lại tấm hình người phụ nữ trẻ có gương mặt nhỏ nhắn với những đường nét thật thanh tú. Tôi nói:

- Em như vậy là dễ thương lắm rồi.

- Em hỏng chịu đâu, em muốn đẹp hơn nữa kia.

- Thôi đừng có ham đẹp bề ngoài, có tâm hồn đẹp là được rồi. Cái này còn quý hơn mọi thứ trên đời đó em à.

- Chị không nghe người ta nói “Cái đẹp đánh xẹp cái nết” sao?

- Em à, với chị thì em là một người mà vẻ đẹp tâm hồn đã hiện ra bên ngoài và điều này đã khiến cho mọi người đều yêu quý em.

Tôi nói với em những lời này vì tôi biết ngoài giờ đến trường, ngoài công việc làm em còn sốt sắng tham gia những công tác thiện nguyện ở ngôi thánh đường chúng tôi đang sinh hoạt.

Sau vài năm vừa đi học vừa đi làm Quỳnh dành dụm tiền cùng bố về Việt Nam để dời mộ mẹ của em. Mùa hè năm ấy bố con Quỳnh về thăm quê hương, dời mộ mẹ và đi thăm Thánh Địa La Vang. Trở về Mỹ, em vừa buồn vừa vui. Vui vì đã dời được mộ của mẹ về quê ngoại và hai bố con được đi đến La Vang, nơi mà em vẫn hằng mong ước sẽ đến viếng thăm một lần trong đời. Em vui vì em có dịp may vài cái áo dài để mặc trong những dịp lễ Tết mà trước đây em không nghĩ là mình sẽ có cơ hội được mặc áo dài trên đất Mỹ. Em buồn vì khi về lại quê nhà, không có dịp được đi chơi với bạn bè, anh em bà con vì ai cũng bận bịu với gia đình và lo toan với kế sinh nhai. “Về Việt Nam sao em buồn quá! Em thui thủi một mình!” Tôi vẫn nhớ giọng nói và gương mặt của Quỳnh khi tôi hỏi thăm chuyến đi về Việt Nam của em.

Mùa hè năm nay, em báo tin em được nhận vào chương trình học về Ultrasound ở Tacoma Community College. Em cho tôi biết có nhiều người đang chờ để được vào học và em may mắn được nhập học vào niên khóa tới. Đây là phần thưởng dành cho một người luôn biết nỗlực vươn lên trong khó khăn. Hãy tin rằng em luôn có một tương lai tươi sáng ở phía trước.

Chỉ chừng vài năm thôi, người con gái vừa tốt nghiệp trung học, lơ ngơ lóng ngóng đến một nơi xa lạ giờ đây đã trưởng thành chững chạc hẳn ra. Đóa quỳnh nhỏ giờ đang nở rộ, khiêm nhường khoe hương sắc với tấm lòng sống cho mọi người.

Minh Nghĩa

Ý kiến bạn đọc
12/11/201308:00:00
Khách
Bai hay qua!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 862,909,053
Mười bẩy năm trước đây, ngày gia đình tôi vừa đến Mỹ, phóng viên nhật báo PEOPLE, có trụ sở đặt tại Muskegon City, thuộc tiểu bang Michigan đến phỏng vấn, cũng còn quá sớm, thời gian vừa chấm dứt chiến cuộc, vẫn còn có những sự kiện nóng bỏng, một số người Mỹ, nhất là nhóm phản chiến, chưa hiểu rõ người
Đã rất khuya mà Ngọc không tài nào chợp mắt được. Một phần có lẽ do hôm nay trời trở nên nóng lạ lùng làm Ngọc khó ngủ. Nhưng cái chính là Ngọc cứ mãi suy nghĩ về Ngày- của- Mẹ, ngày lễ mẹ đầu tiên trên đất Mỹ. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ, sống ở Việt Nam, Ngọc đâu có hề biết hay nghe nhắc đến Ngày-của-Mẹ
Chiều thứ Bảy cuối năm Ất Dậu, ngồi chơi bên ly rượu tất niên ở nhà người bạn, vô tình cầm lên tờ báo Việt ngữ, tôi chợt bàng hoàng. Trong trang phân ưu lớn của tờ báo, người ta nói đến tên anh, thiếu tá Ngô Giáp. Chủ tịch hội ái hữu không quân Nam Cali, vừa qua đời ở tuổi 65! Đã 40 năm rồi từ ngày tôi biết anh
Ba mua cái bàn về rồi để đó đi làm.   Cái bàn còn nguyên trong thùng chưa ráp lạị   Bé Tí rủ: - Chị Tâm với em ráp cái bàn cho ba hen.    Tôi lắc đầu quầy quậy: - Tí rủ lộn người rồi.   Tay chân chị Tâm mà đụng vô mấy cái vụ này thì.... hỏng bét. Con Tí cười cười:
Rất vui khi nhận thư góp ý cuả ông về bài "Dậy Học Trên Đất Mỹ" mà tôi viết cách đây không lâu. Vui nhất là thư của ông đến từ   Cần Thơ,   một miền đất thân yêu mà chắc trong nhiều năm nữa, tôi chỉ còn có thể gặp lại trong những giấc mơ mà thôi. Điều vui hơn là sau khi ông gửi những thắc mắc ấy đến, tôi lại nhận đuợc một lá thư 
Gần hai mươi năm sau ngày miền Nam Việt Nam sụp đổ, Hoàng mới đặt chân đến nước Hoa Kỳ theo diện HO. Tuổi đời gần năm mươi, hai bàn tay trắng, nhờ sự giúp đỡ của hội Từ Thiện và bạn hữu phải làm lại từ đầu, chạy ngược chạy xuôi tìm việc làm để có tiền thanh toán nơi ăn chốn ở. Bạn hữu muốn anh có một
Thằng bé ngồi kế bên chị nó, đòng đưa hai chân trong đôi giày màu trắng có viền đen. Ngồi đối diện với hai chị em nó là người đàn ông có đôi vai gầy, đang chăm chú đọc tờ báo xếp làm đôi, tóc ông lòa xòa rơi xuống vầng trán có nếp nhăn li ti. Thằng bé đưa mắt nhìn đám trẻ tung tăng đùa giỡn trong khung lưới nhựa
Bản Quốc ca Việt Nam được mở đầu cho cuốn băng nhạc, những bản hùng ca thời chiến, mà tôi đã nghe đi nghe lại hơn mười lăm năm nay. Tôi thường tìm đến băng nhạc này mỗi khi lòng xôn xao nhớ về quê hương và những ngày xưa yêu dấu.   Trong lời ca điệu nhạc đầy hùng khí như vẫn còn vang dội những bước chân hiên ngang
Đã mấy lần tôi bỏ chúng ra khỏi túi hành trang chuẩn bị lên đường thì bà cụ lại lén chờ lúc tôi không có mặt bỏ chúng vào,   -hôm ấy là ngày 15 tháng 6 năm 1975, ngày chót theo lệnh trình diện lên đường đi tu huyền- tôi xách cái túi lên thì lại thấy đôi dép râu và bộ bà-ba đen đã nằm lại trong đó từ lúc nào. Bực quá tôi lấy chúng
Mỗi khi hạ về, ngày của Mẹ lại đến. Bất chợt, bâng khuâng, tôi bỗng thấy ganh tỵ với những ai còn được cài bông hồng trên áo!   Sự ganh tỵ ích kỷ, nhỏ nhoi nhưng thật khó tránh khỏi. Thế rồi mọi ký ức, kỷ niệm với Mẹ, về Mẹ lại ùa về vỡ òa từng rung cảm để tôi không thể không cầm viết.   Viết không hay, nhưng phải viết vì
Nhạc sĩ Cung Tiến