Hôm nay,  

Tấm Thẻ Bài

22/12/201300:00:00(Xem: 36264)
Người viết: Trân Thiện Phi Hùng
Bài số 4092-14-29492vb8122213


Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết ngắn của ông.

* * *

Ba của tôi vượt biên một mình năm 1982; Ba năm sau tôi, hai em, và má tôi lên máy bay rời VN theo diện đoàn tụ.

Mười năm sau tôi tốt nghiệp Đại học; 2 năm sau nửa em eôi, rồi em út cũng tiếp tục thành kỹ sư. Nếu chúng tôi còn ở đất Bình Dương thì không được phép lên lớp 10 vì cha là Ngụy. Đó cũng là lý do Ba Tôi phải vượt biên.

31 năm rồi kễ từ ngày Ba tôi rời bỏ quê hương mang đời thất quốc, Ba của tôi hãnh diện với hai danh từ "tỵ nạn Chính trị". Ông bảo ông không làm "Cỏ leo đầu Tường".

Tô có hỏi nghĩa gì? Nhưng tôi cũng không rõ lắm!

Cỏ leo đầu tường thì gió thổi chiều nào ngã theo chìu nấy!

Ba tôi càng già càng khó tánh. Bạn Bè nào đi Du lịch Thailand về là Ông không tiếp. Tôi hỏi tại sao? Ông bảo ông vượt biên bằng đường biển. Tàu của Ông đi tuy không bị cướp Thai lan; nhưng Ông cảm thông nổi đau tỳ vết tâm linh của những thuyền nhân bị cướp hãm hiếp, có thân nhân bị giết hay bị bắt mất tích và Ông nghĩ vẫn còn một số vẫn còn sống trên các đảo hoang nào đó trong Vịnh Thailand.

Ông cũng không tiếp những người Du lịch Hồng Kông hay Trung Quốc. Ông cho rằng Trung Quốc cướp Đảo, cướp đất Vn mà du lịch Trung Quốc tức đem tiền đổ vào Trung Quốc thì có khác gì giúp Tàu giàu mạnh để thôn tính nước VN.

Ông cho rằng xin cái Visa về thăm Việt Nam là chấp nhận chế độ độc tài độc đảng của CS Việt nam.

Ông nội tôi mất ở VN 10 năm trước. Ba tôi phone về an ủi Bà Nội và chỉ khóc mà nói:

- Hiếu trung con không thể trọn được cả hai; Con giữ nước nhưng con làm mất nước nên phải mang thân đời Vong Quốc; xin Mẹ tha cho tội con bất hiếu.

Cuối cùng bà già 92 tuổi còn khỏe mạnh hơn cả đứa con phải đi ra ngoại quốc thăm con! Ở phi trường ngày đón Bà Nội của tôi; Ba tôi ôm chầm lấy bà mà khóc như con nít.

Thằng cháu nội lên 6 nói với Má của nó:

- Má! Ông Nội cũng biết khóc!

Bà Nội tôi nói:

- Con già rồi mà còn khóc như con nít; Cháu nội nó cười kìa.

Mà thấy tức cười thật. Ba tôi 70 tuổi rồi tóc cũng bạc gần hết, ôm Mẹ 92 tuổi tóc trắng như bông không còn cọng nào đen mà khóc sướt mướt làm tôi cũng muốn khóc theo cho cảnh trùng phùng ít thấy nầy.


Một tuần sau, cơm chiều xong ba tôi bị cảm và ho khúc khắc. Bà nội bắt ba tôi nằm trên giường cho bà cạo gió. Ba tôi cũng như tôi đều nói:

- Xứ nầy đâu còn ai cạo gió nữa Nội.

Bà không chịu; Ba tôi phải chìu theo nằm dài trên giường vạch áo lên cho Bà Nội tôi cạo gió.

Tôi nói để con đi lấy cái muỗng và chai dầu xanh.

Bà nội tôi nói bà có đây và lấy trong túi xách của Nội chai dầu Tràm rồi lần lưng lấy cái túi nhỏ bằng vải màu đen. Đó là một miếng kim loại hình chữ nhật sáng bạc, bốn cạnh bo tròn. Ba tôi nói:

- Má còn giữ tấm thẻ của anh Hai?

Tôi chìa tay:

- Nội cho Con xem?

Tấm thẻ bài mang tên họ số quân và loại máu của bác tôi.

Bác hơn ba Tôi có một tuổi và ông tử trận ngày 12 tháng 4 năm 1972 trên đỉnh Charlie thuộc tỉnh Kontum vùng II chiến thuật trong trận Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.

Trả lại tấm thẻ bài, tôi đứng coi Bà Nội tuổi 90 cạo gió cho ông con tuổi thất thập, và nhớ câu chuiyện về người bác tử trận mà Ba tôi hay kể. Ông bác này tử trận cùng ngày với Trung tá Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù Nguyễn Đình Bảo.

Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã sáng tác bản nhạc “Người Ở Lại Charlie” để vinh danh cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo; Anh hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

Bác Hai của tôi binh nhì chết trận; cũng được vinh thăng Hạ Sĩ nhưng chết mất xác! Bà Nội kể lại ngày nhận thư báo tử của bác chỉ 1 tờ giấy báo tử và tấm thẻ bài nầy mà thôi.

Người đem thư kể lại là địch tràn ngập căn cứ, cấp chỉ huy yêu cầu bắn vào căn cứ coi như giết cả đôi bên.

Bác của tôi chết không biết do đạn từ phe bên nào? Địch hay ta nhưng có một điều là: Thân xác người lính miền Nam chất chồng tạo nên danh vọng cho những sĩ quan. Anh Hùng Dân Tộc Vị Quốc Vong thân phải là một Ông Quan; chứ chưa có người lính nào thành Anh Hùng được Vinh Danh cả?

Một tấm kim loại có khắc tên họ số quân và loại máu rớt trong cống rãnh hay trên đường không ai thèm lượm; nhưng lại có giá trị gần như tuyệt đối vô giá với một người mẹ mất con và mất đến cả không nhận được xác con để ôm khóc một lần cuối! Một tấm thẻ bài vô tri; mang cả thâm tình của một người mẹ mất con trong cuộc chiến bại, sao đau thương quá!

Tôi thấy thương Bà Nội vô cùng.

Trần Thiện Phi Hùng

Ý kiến bạn đọc
08/01/201706:05:13
Khách
Viết như vậy phiến diện quá, trong lịch sử chiến tranh của loài người thời nào cũng vậy. Nhất tướng công thành vạn cốt khô, hy sinh xương máu tiêu diệt cs để toàn dân ấm no hạnh phúc , bạn còn muốn gì nữa? Người thân của bạn hy sinh trong cuộc chiến cũng đã được Vnch vinh danh và có tền tuổi đảng hoàng .
Hãy xem thân phận cán binh cs chỉ đáng như một công cụ trong tay bọn khát máu.
29/11/201420:28:01
Khách
"Thân xác người lính miền Nam chất chồng tạo nên danh vọng cho những sĩ quan. Anh Hùng Dân Tộc Vị Quốc Vong thân phải là một Ông Quan; chứ chưa có người lính nào thành Anh Hùng được Vinh Danh cả?".
Chưa bao giờ thấy ai có tư tưởng ý nghĩ nầy ! Miền Nam VN trước năm 1975 trọng bằng cấp chức cao quyền trọng mới được tôn vinh . Trái ngược với Miền Bắc Anh Hùng phần nhiều là thành phần thất học và nghèo .
Bài nầy nếu viết từ những năm đầu của VB hay từ 2 hay 3 thập niên trước thì với ý tưởng trên có thể được chấm giải vì sự thật mới mẽ ai cũng biết nhưng không ai nói lên. Sinh bất phùng thời = Viết ra không đúng lúc vậy .
Trần bảo châu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 865,062,293
Nhìn cảnh 3 cha con đang ngồi trên bộ ghế sofa chỉ trỏ, đùa giỡn nói cười vui vẻ trước màn hình TV đang trình chiếu bộ phim hoạt họa Tom ... Jerry
Tháng 6 /1992 gia-đình tôi gồm vợ chồng và 4 con đến Mỹ để đoàn-tụ cùng 2 con lớn chúng tôi, đã qua Mỹ trước đó chừng 10 năm theo diện ODP
Tục ngữ Việt Nam có câu "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn." Câu này đúng thì tuy có đúng thật nhưng đặt vào trường hợp tôi thì thấy sao
Hôm đó, tôi đi qua cầu bắc ngang hồ Xuân Hương. Tôi thấy người tình cũ đi với người yêu. Tôi cảm thấy một mất mát quá lớn.Tôi đi qua cầu, nhìn dòng nước chẩy
Sông Black River đã có từ hàng ngàn năm. Nhìn những bức ảnh đen trắng chụp vào thế kỷ 19 mờ mờ, ảo ảo cho ta thấy cảnh hoang sơ của thời kỳ vắng bóng người
Có không biết bao nhiêu cặp vợ chồng, cứ để mặc tình trạng "khắc khẩu", tình trạng "xung khắc" bất hòa giữa hai vợ chồng kéo dài năm này tháng nọ
Trong giới hạn của bài viết, và trước sự đa dạng, không thống nhất của các sự phân loại, chúng tôi xin tạm đề nghị một sự sắp hạng như sau
Cha tôi đánh mẹ tôi như cơm bữa, lần cuối cùng, năm tôi 6 tuổi. Hôm đó, cha về nhà với người đàn bà son phấn chứ không xoàng xĩnh như mẹ tôi
Bạn có tin rằng qua mục Tìm bạn bốn phương ta có thể tìm ra một nửa của mình còn lạc bước đâu đó. Ta kéo về nhà chung sống đến răng lay tóc bạc đến hết cả
Tôi không nhớ rõ từ khi nào, nhưng có lẽ từ những ngày bắt đẩu mùa thu, trời trở lạnh, trên đường đến sở tôi bỗng để ý đến chiếc ghế ngồi chờ xe bus
Nhạc sĩ Cung Tiến