Hôm nay,  

Chùa Tịnh Nghiêm, Ngày Giỗ

28/02/201400:00:00(Xem: 14928)
  • Tác giả :
Tác giả: TPO
Bài số 4150-14-29560vb6022814


Ngày Mùng Một Tháng Hai âm lịch hàng năm, tại Ni Viện Tịnh Nghiêm, Mỹ Tho, có tổ chức lễ giỗ chung dành để tưởng niệm hương hồn quí vị cố giáo chức và nhân viên trường Trung Học Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho. Sau đây là câu chuyện về ngôi chùa và ngày giỗ kể trên, được kể bởi tác giả TPO, hiện là cư dân Houston, Texas. Bài viết đầu tiên của bà, “Bái Phục Má Luôn” đã phổ biến từ Tháng Tám 2013.

* * *

Ba tôi mất ngày mồng ba tháng hai âm lich. Chi tôi chọn ngày mồng một tháng hai âm lịch hằng năm là ngày giỗ Ba tôi tại chùa Tịnh Nghiêm, cũng là ngày giỗ dành cho toàn thể quý vị Giáo Sư và Nhân Viên trường Trung Học Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho quá vãng.

Ông Nội tôi là công chức ở Collège De My Tho. Ba tôi, thế hệ thứ hai ở đây, lúc đó trường có tên Collège Le Myre De Vilers.Chị tôi, thế hệ thứ ba và trường được đổi tên là Trường Trung Học Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho cho đến ngày nay. Đây là một trong những ngôi trường trung học phổ thông lâu đời nhất tại miền Nam Việt Nam.

Ba tôi có mười người con, ông hy vọng sẽ có thế hệ thứ tư làm việc ở ngôi trường thân yêu này. Ông luôn mong các con theo ngành giáo dục rồi mở ra một trường tư thục tại tỉnh nhà và dạy miễn phí cho học sinh nghèo hay giãm học phí cho gia đình có nhiều anh chị em cùng học như những ưu đãi mà chị em tôi đang được hưởng. Lúc đó tôi đã có ba người chị là cô giáo. Nhưng ước mơ đã không thành mà sau ngày ba mươi tháng tư đó, Ba và chị tôi phải rời khỏi ngôi trường đầy ắp yêu thương!

Chị tôi đi theo ý nguyện từ lâu và đã xuất gia vào cửa Phật.

Từ sau Tháng Tư 1975, Ba tôi bắt đầu vật lộn với cuộc sống ở tuổi năm mươi, cái tuổi mà lẽ ra ông sắp được hưởng mọi quyền lợi của một công chức về hưu! Tôi và em trai cũng bỏ trường đại hoc, trong khi tương lai tươi sáng đang chờ tôi tốt nghiêp vào năm sau, rồi hai chị khác của tôi cũng lần lượt "mất dạy" - đất trời sụp đổ!

Ba Má và chị em tôi chật vật với bất cứ nghề gì lương thiện mà có thể kiếm được tiền. Sân chơi nhà tôi đã thành chuồng heo, chuồng gà, có lúc thành trại nuôi chim cút! Chị em chúng tôi có thêm nghề bán hủ tiếu chay, bì bún, bì cuốn, bánh mì, bán chè, nước mía, đan len, đan lát, bán phụ tùng xe đạp...

Năm tháng qua mau, sau một đợt chăn nuôi, Ba Má tôi đã dành trọn số tiền mua một khoảnh đất nhỏ trên đường đi vào chùa Vĩnh Tràng, khoảnh đất này có một căn nhà chòi mà chủ đất dành riêng cho người làm ở giữ vườn.

"Cải gia vi tự" - Ba Má tôi đã biến căn chòi này thành ngôi chùa để chị tôi và một người bạn cùng tu. Mỗi sáng sau khi quét dọn chuồng trại, Ba tôi chở phân chuồng vào bón đất và chăm sóc rau trái trên mãnh đất mà Ba tôi đã dốc hết công sức tạo ra. Hằng đêm tôi và Má tôi vào tụng kinh với hai chị rồi Má tôi ở lại ngủ, vì lúc đó nơi này còn vắng vẻ lắm, nay chùa Vĩnh Tràng đã được xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia, là một điểm hành hương du lịch nổi tiếng của Việt Nam.

Đến đợt chăn nuôi năm sau, gia đình tôi nghỉ đến chuyện phải sửa lại chùa để bàn thờ Phật không bị dột nước và có chỗ ngủ khi trời mưa. Gọi là "chùa" vì nơi đây có bàn thờ Phật và có tụng kinh theo thời khóa sáng, trưa, chiều, ngoài ra không có phật tử hay khách vãng lai thăm viếng. Để có tiền trong sinh hoạt hằng ngày và để sửa chùa, tôi cùng hai chị làm nem, bì, chả lụa, mắm chay... rồi hai chị chở trên xe đạp đi bán.

Khởi đầu cho việc sửa chữa thật vất vả, lúc này nhiều người đã biết đến chùa nhỏ có hai sư cô tu gần chùa Vĩnh Tràng. Nhiều phật tử tìm đến giúp đỡ theo tinh thần "của một đồng, công một lượng."

Tôi còn nhớ rất rõ như mới ngày nào cùng các em và phật tử mà nay có người đã xuất gia, có người trên tám mươi tuổi, đi thu lượm gạch đá còn sót lại ở những nơi người ta đập phá chuẩn bị xây dưng hay khi thấy gạch đá ở lề đường, chúng tôi cũng không bao giờ bỏ qua mà thu nhặt đem về đổ lối đi vào sân chùa cho khỏi ngập nước. Chở nhau trên xe đạp qua chùa Vạn Phước ở Bến Tre xin lá về lợp chùa, xin củi vườn về chụm, nhớ có lần ngồi chờ qua phà Rạch Miểu giữa trưa nắng mà không có một đồng trong túi để mua nước mời người tài xế quen đã tình nguyện đi Bến Tre để chở củi, lá miễn phí!

Nhờ sự góp công góp của, dần dà, tre lá mục được thay bằng tôn, ván rồi đến ngói, tường. "Ni Viện Tịnh Nghiêm" thật sự đã được hình thành và lớn dần. Ngày nay chùa có gần một trăm đệ tử xuất gia và hàng ngàn đệ tử tại gia. Mỗi ngày đều có thêm khách lạ đến viếng chùa. Vào những ngày lễ lớn trong năm như Tết Nguyên Đán, Vu Lan hay Phật Đản...thì khách thập phương đến lễ Phật rồi dùng cơm chay lên đến số ngàn người.

Chùa đã khai trương Bồ Đề Quán, bán thức ăn chay cho du khách trong và ngoài nước đến thăm viếng di tích lịch sử Vĩnh Tràng, lấy thu nhập để trang trải chi phí cho Trường Mầm Non Tịnh Nghiêm miễn phí với hơn hai trăm em nghèo quanh vùng và Quán cơm Từ Thiện Tịnh Nghiêm cũng hoàn toàn miễn phí cho dân lao động (xin mời viếng trang nhà:http://tinhnghiem.vn/index.php.)

Hằng năm đến ngày mồng một tháng hai âm lich, chị tôi, Ni Sư trụ trì chùa Tịnh Nghiêm tổ chức Lễ Giỗ không chỉ cho người đã sanh thành ra chúng tôi mà còn cho người đã sáng lập ra ngôi tam bảo và hơn thế nữa là dành cho toàn thể Giáo Sư và Nhân Viên Trường Trung Hoc Nguyễn Đình Chiểu đã qua đời.

Số người đến để giỗ Ba, Má, Thầy Cô cũng như số người quá vãng tăng lên mỗi năm. Có người từ Sài Gòn, từ các tỉnh khác hay xa hơn nữa có người đã rời quê hương đang sống ổ Mỹ, Úc, Pháp, Canada... nay trở về đây tham dự. Ba tôi mất đã mười sáu năm mà năm nào nếu được có mặt tôi đêu...khóc! Khóc vì được tin Thầy, Cô hay các Bác, Chú vừa qua đời, khóc vì gặp lại các Thầy Cô già, yếu, có người ngồi trên xe lăn, khóc vì thấy các Thầy tay run run cầm nhang khấn vái hay khóc vì những câu chuyện kỷ niệm về người quá cố. Nhìn quanh, tôi thấy nhiều người khác cũng...khóc!

Rồi đây đó từng nhóm tụ lại cười nói chuyện trò, tâm sự sau một năm hay nhiều năm gặp lại... Thức ăn chay được dọn lên, mọi người cùng nhau thưởng thức...rồi hẹn sẽ gặp nhau vào năm tới.

Thay mặt chị tôi, kíinh mời quí vị giáo sư, cựu nhân viên, cựu học sinh Nguyễn Đình Chiểu và Lê Ngọc Hân ghé qua chùa ngày mồng một tháng hai âm lịch (năm nay nhằm ngày 01/03/2014) để có dịp gặp lại Thầy Cô hay bạn cũ sau nhiều năm xa cách!

TPO

Ý kiến bạn đọc
07/09/201504:45:49
Khách
Từ thiện là một việc tốt, có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Hãy nhìn một đứa bé, sáng đi học gọi mẹ ngừng xe lại bỏ vô lon của bà cụ hành khất hay một người tàn tật bên đường chỉ là một tờ bạc 1000 hoặc 2000đ VN. Số tiền nhỏ bé đó là của em, nó có thể là chút quà sáng mẹ cho em khi đến trường. Em biếu hết bằng cái tâm yêu thương, bằng một nghĩa cử vô vụ lợi. Đó mới là việc làm từ thiện đúng nghĩa theo tâm Phật . Còn nếu bán cho cao giá, lấy thêm tiền lãi dôi ra để làm từ thiện cho được tiếng" thơm " cho riêng mình thì...tôi không thán phục một chút nào hết ! Hãy móc túi của chính mình ra làm từ thiện đi ạ, lúc đó tôi mới tin !
11/03/201422:38:59
Khách
Day la kieu-mau cho cac chua tuong-lai. Va day cung la kieu-mau cho loi song cua nguoi dan tuong-lai muon cho dao-doi chung loi hay Dao-doi song-tu. Cuoc doi khong tu la phi-pham. Vi truoc sau moi nguoi deu tu.
07/03/201410:09:50
Khách
Kính chúc Ni Sư Tịnh Nghiêm, quí Ni sư ở chùa, và quí quyến quí Phật tử dồi dào sức khỏe.
Cảm ơn bạn tôi đã gói vào bài viết bao nhiêu ký ức vừa đẹp, vừa buồn thương nơi quê nhà thành một bức tranh chữ có hồn và có tình.
Chúc bạn thường lạc.
Thân.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,589,796
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007 với bài viết "Duyên Nợ Với Nước Mỹ," kể chuyện gia đình có ông bố từng được người Mỹ nhận làm con nuôi, mà suốt 50 năm thăng trầm, cả nhà vẫn cứ hụt mãi cái hẹn với Hoa Kỳ.
Đây là bài viết “nóng hổi” về Boston, thành phố vừa xẩy ra vụ nổ bom trong ngày hội Marathon hôm 15 tháng Tư 2013. Trước đây 12 năm, Boston cũng là nơi xuất phát 19 tên không tặc từng tấn công nước Mỹ ngày 11/9/2001. Kông Li là bút hiệu của Phạm Công Lý,
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Cô định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, hiện là cư dân Berry Hill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ. Sang năm 2013, đầu tháng Giêng, tác giả góp thêm bài “Thiên Thần Đen”,
Tác giả sinh năm 1956. Qua Mỹ tháng 10 năm 1994 cùng với gia đình theo diện HO. Hiện đang sống tại thành phố Tacoma, tiểu bang Washington. Đang làm việc cho một công ty thuộc ngành lâm nghiệp tại tiểu bang Washington. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của Minh Nghĩa.
Tác giả là Bác sĩ Vĩnh Chánh, thuộc Hội Y Khoa Huế Hải Ngoại. Bài “Không Bỏ anh em, không bỏ bạn bè” ông góp cho Viết về nước Mỹ gần 3 tháng trước hiện đã có gần 20,000 lượt người đọc. Tốt nghiệp Y Khoa Huế năm 1973, thời chiến tranh,
Cứ gọi cô là Quận Chúa, cái nickname mà thầy giáo lớp 10 đã gọi khi cô đậu thủ khoa vào ngôi trường có một lịch sử lẫy lừng trong thành phố và nằm trên một con đường đẹp nhất của thành phố – Trường Lý Tự Trọng
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười, 2010. Ông là một Linh mục dòng truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago, đang ở Alice Springs, Northern Territory, lo cho thổ dân vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu.
Tác giả tên thật là Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, cựu sĩ quan VNCH, cựu tù công sản, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, bài nào cũng cho thấy tấm lòng
Tác giả là cư dân Minnesota, hiện làm việc trong ngành bưu điện. Đôi bạn Hoàng Trần - Thanh Mai đã góp nhiều bài đặc biệt và cùng nhận giải tác giả xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2008. Bài mới của ông kể chuyện du lịch vui vẻ từ California tới Bắc Cực. Bài đăng 2 kỳ. Phần tiếp theo là chuyện bắt đầu từ Grand Canyon. Hình ảnh, bộ tứ du lịch tại:
Tác giả tên thật là Tô vĩnh Phúc. Trước 1975, tốt nghiệp cử nhân Luật Khoa và Văn Khoa tại Sài Gòn. Định cư tại Sacramento, California từ 1986, học và làm nhiều ngành khác nhau. Hai tập thơ đã xuất bản: "Bên Bến Sông Buồn" (2011) và "Nắng Chiều Còn Vương" (2012). Tác giả hiện là cư dân ở Sacramento, Cali và tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 5, 2011. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến