Hôm nay,  

Ký Ức Tháng 4: Một Thoáng Thiên Thu

20/04/201400:00:00(Xem: 25595)
Người viết: Vĩnh Chánh
Bài số 4189-14-29599vb8042014

Tác giả là Bác sĩ Vĩnh Chánh, thuộc Hội Y Khoa Huế Hải Ngoại. Tháng Tư 2013, bài “Không Bỏ anh em, không bỏ bạn bè” ông góp cho Viết về nước Mỹ, hiện đã có hơn 285,000 lượt người đọc. Tốt nghiệp Y Khoa Huế năm 1973, thời chiến tranh, ông là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù cấp tiểu đoàn và gắn bó với đơn vị chiến đấu cho tới giờ phút cuối tại vành đai Sàigon ngày 30 tháng Tư.

Bài viết của Vĩnh Chánh cho Tháng Tư năm nay, 2014, là hồi ký trại cải tạo. Tác giả nhấn mạnh rằng “Qua bài viết này, xin vinh danh các bà vợ và những người yêu thương cùng gia đình đã mang hy vọng đến cho các tù cải tạo qua những năm tháng đen tối của đời người.”

* * *

Chỉ vài tháng sau lần thăm nuôi duy nhất kể từ ngày bước chân vào trại cải tạo, và ngay sau Tết 1977, nhiều nhóm tù ở trong trại Xuân Lộc chúng tôi được sàng lọc, phân loại, rồi bất ngờ chở đi giữa đêm khuya. Riêng nhóm chúng tôi khoảng chưa đến 40 người được tập trung cũng vào nửa đêm, đưa lên một xe bịt bùng chở đến một khu rừng hoang dã rộng lớn.

Trong nhiều ngày kế tiếp, láng trại chúng tôi tiếp nhận nhiều toán tù cải tạo từ nhiều trại tập trung khác chở dồn đến, toán đến trước trộn chung với các toán đến sau, lập thành 10 đội.

Mỗi đội có 50 người, chia làm 10 tổ, ở chung trong một căn nhà dài do đội tự cất lấy theo mẫu chỉ định. Tổ chúng tôi có 5 người, gồm một giáo sư biệt phái, một dược sĩ, 2 nha sĩ độc thân cùng một lớp và cùng một khóa trưng tập, và một bác sĩ, là tôi. Bốn người kia sinh trưởng từ Miền Nam, chỉ một mình tôi trọ trẹ tiếng Huế. Bốn người kia thuộc Bộ Binh, tôi lại của Nhảy Dù. Nhìn quanh cả đội, có lẽ tôi là đứa “ác ôn” nhất. Nhưng không vì thế mà các bạn trông tổ “né” hay lạnh nhạt với tôi. Ngược lại, theo thời gian, chúng tôi có với nhau một liên hệ rất mật thiết, đoàn kết, giúp đở lẫn nhau, người này sẳn sàng choàng qua làm giùm công việc cho người khác, nấu nướng cho nhau, chuyện trò tâm sự cùng nhau…

Lán trại của chúng tôi nằm sâu trong rừng, cách con đường xe lửa khoảng một cây số. Một lán trại tù tương tự nằm phía bên kia đường sắt, đối diện với láng chúng tôi. Những khi đi lao động tự giác, như để cắt tranh, chặt tre, đốn cây, làm rẩy, chúng tôi đều bước dọc theo con đường rầy xe lửa, ngang qua một trạm ga nhỏ mang tên Ga Trảng Táo trước khi tiến vào một cánh rừng ở xa hơn và rộng lớn hơn. Càng về sau, những chuyến đi càng it có hoặc không có lính cảnh vệ đi kèm theo ra bên ngoài trại. Rất nhiều lần, chúng tôi gặp những chuyến tàu chợ chạy ngang, nhiều gói bánh cốm của bá tánh quăng xuống cho tù cải tạo chia nhau ăn. Có một lần tổ chúng tôi nhận được cả chục cây cà rem khi đang còn ì ạch gánh tranh gần con đường sắt. Phải nói là thần tiên khi mút được một cây cà rem mát lạnh giữa nắng trưa trong lúc người ướt cả mồ hôi.

Nương theo bìa rừng, cách đường xe lửa khoảng ba bốn trăm thước hay vào sâu hơn bên trong, thỉnh thoảng chúng tôi bắt gặp một vài bạn tù cải tạo được vợ lén tìm thăm. Không biết họ liên lạc với nhau như thế nào mà hay vậy, tôi tự hỏi. Một đôi khi, chính các anh em chúng tôi được nhờ vả canh me cho các cặp vợ chồng ấy để họ an tâm gặp gở, tâm tình. Chúng tôi thường tình nguyện đi chặt tre, cắt tranh thế cho phần của các bạn may mắn đó để họ có thêm được thì giờ riêng tư bên vợ hay người yêu. Các chị thường hẹn hò rủ nhau đi từng nhóm nhỏ hai ba người. Đi cầu may, không chắc gì sẽ gặp hay kiếm được người mình muốn tìm. Dù không gặp gở được, rất ít khi các chị nhờ chúng tôi trao giùm quà lại cho chồng. Phần chúng tôi cũng né tránh chuyện nguy hiểm đó, vì quản giáo trong trại thường xuyên lục soát chúng tôi trong những lần điểm danh khi về đến trại.

Sau giờ lao động, trong những lúc rảnh rỗi, cùng với cả trăm bạn tù khác, năm anh em chúng tôi thường hay đứng xa xa, chờ chuyến xe lửa cuối của ngày từ hướng Phan Thiết về Saigon đi qua, nhìn cảnh các cô các bà trên xe lửa thảy các gói quà xuống cho thân nhân của họ hay cho các tù nhân đang đứng dọc theo đường xe lửa. Hiện tượng này ngày càng xẩy ra nhiều và khó cấm cản được. Chính nhờ một chút liên hệ với thế giới bên ngoài, dù vẫn có khoảng cách, phần nào đã giúp các bạn tù bớt căng thẳng vì cảnh chim lồng cá chậu, quên đi nổi nhọc nhằn của lao động cùng cực.

Được tập trung với hành trang đủ cho 7 ngày, để rồi không biết đi về đâu và không biết ngày về, ngoài chuyện thương nhớ gia đình, lo âu cho vợ con không biết xoay sở trong cuộc sống mới, nổi sợ hải tận cùng cho mọi người cùng hoàn cảnh là bị lãng quên, bỏ rơi, phụ bạc theo thời gian. Khi niềm hy vọng đoàn tụ quá mơ hồ, những bạn tù được thân nhân lén tìm thăm, tiếp tế, là những kẻ hạnh phúc nhất đời, vì biết mình còn được yêu thương. Tuy nhiên, những gói quà nhỏ do lòng từ tâm của những người có cùng niềm đau, đôi khi gây ra cảnh giành giật hổn độn, khiến lính cảnh vệ quát tháo ầm ỷ, lăm le bắn chỉ thiên để giải tán đám đông.

Trong một xế chiều của tháng 4, có đến gần cả trăm người đang chờ chuyến tàu hàng chạy qua. Tôi bổng rời nhóm bạn cùng tổ và bước vội qua phía bên kia đường sắt để tránh hướng mặt trời đang gay gắt chiếu vào mắt, một điều tôi chưa hề làm trước đây vì lệnh trên cấm tù của hai láng trại qua lại chuyện trò với nhau.

Theo sau tiếng còi hú, con tàu giảm dần tốc độ vượt qua ga Trảng Táo. Nhưng khi đến gần chổ những tù cải tạo đứng hai bên đường, tốc độ tàu tăng nhanh hơn để tránh chuyện tù cải tạo nhảy tàu trốn trại. Tiếng xình xịt, xình xịt nặng nề của con tàu và tiếng ken két của bánh xe nghiến trên đường sắt dội mạnh dần, rung động mặt đất, khiến nhịp tim tôi đập mạnh. Không tính trước và như bị con tàu hút vào, tôi thấy tôi từ từ tiến sát gần đường rầy, gần nhất từ trước đến nay, hình như chỉ cách mươi thước. Tôi bắt đầu nhìn thấy nhiều cô nhiều bà nhoài cả nữa người ra khỏi cửa sổ hay chen chúc đứng trên các thềm nối giữa các toa tàu.

Con tàu chạy ngang trước mặt tôi. Nhiều cánh tay đưa ra, nữa như vẫy chào, nữa như muốn vói nắm lấy những bàn tay bên dưới. Những khuôn mặt đăm chiêu, lo lắng. Những con mắt mở lớn tìm kiếm. Những ánh mắt sáng lên khi nhìn thấy người thân. Những cái nhìn đau buồn xót xa như chia xẻ với người tù trong bộ quần áo lao động thùng thình, bạc màu, rách rưới. Có những cái miệng cười méo trong nghẹn ngào vì chợt thấy một thân hình ốm yếu hao gầy quen thuộc. Có những đôi môi mấp máy như thầm nhắn gởi bao lời. Có những bàn tay đưa lên bịt miệng để kịp ngăn tiếng khóc nức nở. Và có cả những giọt nước mắt rơi xuống, hạnh phúc lẫn chua xót trong một thoáng nhìn thấy nhau.

Một loạt bì thư cột trong viên đá nhỏ để tránh gió thổi bay xa được quăng xuống, cùng với hàng chục gói quà to nhỏ khác nhau, kèm theo là những tiếng gọi tên thật lớn. Người đứng bên dưới chạy dọc theo đường sắt, vẩy vẩy, nói nói, cười cười với người trên tàu. Người nhanh chóng cúi lượm gói quà lẫn mất trong đám đông. Vài người chạy theo thu lượm những bức thư bỏ vào túi…Cảnh tượng cứ thế hiện ra trước mắt tôi, thực nhanh, có khi rỏ ràng từng chi tiết nhỏ, có khi chợt đến chợt đi như trong một cảnh phim quay nhanh, hổn độn.

Chừng mươi giây nữa cái đuôi con tàu sẽ chạy ngang chỗ tôi đứng. Vừa một chớp mắt, qua khung cửa, tôi thấy 3 cô gái có vóc dáng nhỏ nhắn đứng cạnh nhau trên toa tàu, nhìn chăm chú vào đám người bên dưới. Từ trong tiềm thức, tôi nhận ra dáng hình và đầu tóc quen thuộc của nàng. Trời ơi, đúng là vợ của tôi, bằng xương bằng thịt, trong chiếc áo ngắn tay màu xanh da trời, bên cạnh cô em và người bạn gái. Dưới ánh sáng vàng rực của cuối ngày, chúng tôi nhìn thấy nhau trong tích tắc, kẻ ở trên tàu, người dưới đất, khoảng cách không xa nhưng tưởng như vạn dặm. Tôi la lớn, gọi tên nàng, và xoay người vội vã chạy theo con tàu.


Em chồm hẳn thân hình ra phía bên ngoài, tay nắm chặt song sắt, đôi mắt mở lớn mừng rỡ như muốn thu nhhận tất cả hình ảnh của chồng. Tôi đau đớn nhìn thấy em gầy gò. Đôi mắt của em, ôi con mắt đã từng nhốt hồn tôi vào trong đó, vẫn còn nét tinh anh trong sáng và đoan trang của ngày nào. Tôi bổng cảm thấy thân hình mình nhẹ hẩng như được đôi tay thiên thần nâng đẩy, tim tôi như ngừng đập trong đê mê, bước chân tôi như đang chạy trên mây, tay tôi rộng với về nàng như thể muốn níu ôm lấy em vào lòng.

Tất cả xung quanh tôi như chậm lại, mơ hồ. Cả hai chúng tôi tròn mắt nhìn nhau trong vô tận. Chỉ có em và tôi hiện hữu trong khoảnh khắc thần tiên này. Qua ánh nhìn, em gởi đến tôi thông điệp “Anh an tâm. Mọi việc ở nhà bình yên. Em yêu anh. Anh phải sống. Em sẽ chờ đợi với tất cả lòng trung tín”.

Có lẽ tôi đã chạy theo con tàu chừng mấy mươi bước, tim đập như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, rồi tôi thấy mình dừng lại. Đứng yên tại chổ để nhìn nàng được rõ hơn khi con tàu từ từ đưa nàng xa dần tôi. Dù con mắt có đui, dù cái nhìn kéo dài đầy nuối tiếc, rồi cũng đến lúc mờ khuất bóng nhau. Tôi muốn em biết tôi đã yêu em đến chừng nào, tôi ước mong có cánh để bay đến bên em, ôm chặt vào lòng, truyền cho nhau sức sống. Như hiểu tôi sắp oà khóc vì quá xúc động, nàng thoáng nhẹ lắc đầu, ánh nhìn thầm nhắc nhở dặn dò đừng bao giờ bày tỏ sự yếu đuối trước kẻ hành hạ mình. Em đã cho tôi nguồn hy vọng.

Cùng lúc, em gái nàng và cô bạn ngoắc vẩy tôi liên tục, miệng cười tươi rói. Cả hai ra dấu muốn đầy giỏ quà xuống, nhưng có lẽ thấy nàng và tôi không có lấy một cử chỉ đồng thuận, nên cả hai cứ mãi do dự cho đến lúc không còn có cơ hội nữa.

Con tàu xa dần. Tiếng còi tàu báo hiệu sắp quẹo phải và lên dốc con đồi nhỏ đàng trước như xé lòng. Nàng vẫy tay chào tạm biệt trong giây phút phân ly. Văng vẳng tiếng khua động của các toa tàu đưa tôi về với thực tại.

Tôi lặng người trong một trạng thái nữa tỉnh nữa mê, ngẫn ngơ, tâm trí hoàn toàn bị tràn ngập bởi hình ảnh của nàng. Tinh thần tôi rối loạn với cảm giác vừa diễm phúc đê mê trong hạnh ngộ, vừa cay đắng ngậm ngùi với chia ly. Thể xác như lâng lâng ngây ngất của hoan lạc, choáng váng xây xẩm như một triệu chứng mất máu. Sự tình cờ may mắn thấy mặt nhau ngày hôm nay nói lên được định mệnh ràng buộc giữa chúng tôi, làm chúng tôi càng thêm gắn bó. Chỉ trong một thoáng mà cuộc tình ngỡ như thiên thu bất tận. Chỉ một lần nhìn thấy nhau trong đớn đau là cả một ghi nhận nghìn năm không phai. Tuy xa nhau mà tình vẫn còn đầy!

Quay bước trở về hướng các bạn đứng chờ bên kia con đường sắt ở tuốt phía xa, bước chân tôi lúc đầu chậm nhưng rồi vụt nhanh dần. Trong một kích thích khó dằn lòng, tôi vội vã kể ngay chuyện vừa mới bất ngờ thấy được vợ mình đứng trên toa xe lửa cuối cùng. Nghe qua, bạn nào cũng sững sờ, quá ngạc nhiên trước câu chuyện khó tin vừa xẫy ra. Mà phải, khó tin thật, ngoại trừ đây là thiên định.

Không thể nào giải thích vì sao bỗng nhiên trong chiều hôm nay tôi lại nhảy sang đứng phía bên kia đường sắt. Các bạn tỏ vẻ vui mừng cho tôi và không tiếc lời khen vợ tôi chịu khó lặn lội đi tìm chồng, rằng đây thật là một cuộc hạnh ngộ quá đặc biệt. Một bạn còn ý kiến nếu giỏ đồ ăn được quăng xuống, không chắc gì tôi đã lấy được vì khó chứng minh với những người lượm được cái giỏ là của mình.

Hân hoan với niềm vui bất ngờ và diệu kỳ ngoài sự tưởng tượng, cũng như muốn chia xẻ hạnh phúc của mình có được trong chiều hôm nay, tôi kéo các bạn đến ga Trảng Táo, móc hết tiền túi còn lại mua ngay 5 trứng vịt lộn đem vào trại để cùng nhau ăn mừng.

Tối hôm đó, 5 chúng tôi quây quần ngồi ăn chung với nhau, gồm đồ ăn do nhóm ẩm thực của đội phân chia cho tổ, chút cơm bo bo và chút canh bí đỏ nấu với muối, dọn chung với chút đồ ăn riêng của nhau dành dụm qua lần thăm nuôi trước. Để dành món ngon nhất cho cuối bữa, sau một vài câu mở đầu, tôi trịnh trọng đặt từng cái trứng vịt lộn vào tay mỗi bạn. Mọi người ăn một cách chậm rãi, ăn luôn cả cục mề cứng và khen trứng vịt lộn ngon quá.

Không khí vui nhộn hơn nữa, khi nhiều bạn tù khác trong đội biết tin vui của tôi đã không ngần ngại mang nước trà (nấu bằng các loại lá lấy trong rừng), cà phê (pha chế với râu bắp, trộn chung với rễ tranh và cơm cháy), vài miếng đường tán chặt nhỏ, thuốc lào... đến chung vui với tổ chúng tôi. Một chương trình văn nghệ bỏ túi không chuẩn bị, không hẹn trước, tự nhiên thành hình trong đêm. Trong tình thân ái. Ấm cúng. Cảm động. Khó quên. Bạn nào hát cũng mở đầu bản nhạc với câu gởi tặng cho vợ hay người yêu ở nơi xa, cho các bạn tù, và cho tôi, mà các bạn bông gọi đùa là Dr. Zhivago, một biệt danh dính theo tôi trong thời gian kế tiếp.

Tôi ngồi nghe hát mà lòng xúc động cho thân phận. Tê tái nhớ lại giây phút nhìn thấy em. Nhớ ánh mắt, khuôn mặt, đầu tóc của em. Khi đến bản nhạc Như Cánh Vạc Bay, với đoạn “Nơi em về ngày vui không em. Nơi em về trời xanh không em. Ta nghe nghìn giọt lệ rớt xuống thành hồ nước long lanh” tôi đã không cầm được lòng và đã khóc nức nở.

Đó là những giọt nước mắt chưa một lần đổ xuống từ ngày vào tù, dù qua bao nhiêu đọa đày bầm dập thể xác, qua bao nhiêu nhẫn tâm chà đạp lên nhân phẩm, qua sự chứng kiến cái chết tức tưởi của những bạn tù khác, nay được dịp vỡ bờ. Một bạn khác ngâm một bài thơ của Hàn Mạc Tử có câu “Người đi một nữa hồn tôi mất, một nữa hồn tôi bỗng dại khờ” khiến tôi lại càng xúc động mạnh và để mặc cho nước mắt tuôn trào.

Trong đêm, tôi thao thức khó ngủ, dù sau khi đọc một kinh Lạy Cha và 3 kinh Kính Mừng- như Măng tôi vẫn thường làm trong những lúc tuyệt vọng sau khi Ba tôi mất. Tôi cầu nguyện, thầm nhớ đến những lúc quấn quýt đắm đuối bên nàng. Chuyện nàng bị sẩy thai sau khi cả chồng và cha đều đi tù.

Tôi cuộn mình như con sâu nằm trong cái vỏ ngập đầy hình ảnh và tình yêu thương của nàng, cái vỏ luôn cho tôi sức mạnh tinh thần để nâng đở tôi vượt qua nhọc nhằn thử thách khi nản lòng đuối sức.

Sau đó nàng còn tìm thăm lén tôi được thêm mấy lần, khi ghé nhà một người làm rẫy không quá xa lán trại, lúc tôi đang lao động ở trong rừng tranh…Khoảng 2 tháng sau khi nàng có phép thăm và ở lại đêm với chồng, tôi được thả về nhà trong đợt đầu tiên của trại vào ngày 24 tháng 8, 1977. Sau phân ly thì đến tương phùng. Cứ như thế chúng mình đã sống chết bên nhau, vượt biển đến bến bờ tự do.

*

Em yêu dấu, khi ở xứ người, có những lúc tâm hồn anh bị chìm đắm trong bóng tối, có những lúc anh chạy theo phù du mê muội, những lạc lối đáng trách, hình ảnh của em trên chuyến xe lửa ngang qua trại tù cải tạo đã làm anh sực tỉnh, đưa anh về lại con đường chính trực. Con đường của chúng mình, của hạnh phúc trời ban và của thứ tha.

Qua bài viết này, xin vinh danh các bà vợ, các người yêu và gia đình đã yêu thương và mang hy vọng đến cho các tù cải tạo qua những năm tháng đen tối của đời người.

Tôi viết bài này để tặng các bạn tù học tập cùng trại, cùng đội, cùng tổ, ở Xuân Lộc với Hoàng Văn Tân (Không Quân, Oklahoma City), Hồ Xuân Tịnh (Quân Y, ở Orange, CA), Nguyễn Mạnh Trinh (nay là nhà văn, Orange County, CA)… Và Ở Trảng Táo với anh Ba Trí (Giáo Sư), Lâm Văn Trác (Dược Sĩ, Huntington Beac, CA), Hà Tô (Nha Sĩ), Lộc (Nha Sĩ, chết đuối năm 1978 khi công tác cho ĐoànThanh Niên Xung Phong tại Miền Tây), anh Tôn Thất Sơn (Bác Sĩ Nhảy Dù, Na Uy), anh Nguyễn Diêu (Bác Sĩ Hải Quân, Melbourne, Úc)…

Xin thắp một nén hương cầu nguyện cho những bậc trưởng thượng, những niên trưởng cùng bao bạn tù cải tạo đã bị giam cầm khốn khổ và đã chết trong cảnh tù đày của địa ngục trần gian.

Nguyện xin Ơn Trên phù hộ cho những người đang chịu gông cùm dưới chế độ CS để mong một ngày mai tươi sáng hơn cho Việt Nam.

CA, tháng 4, 2014

Vĩnh Chánh

Ý kiến bạn đọc
22/04/201404:36:24
Khách
Mot bai viet that cam dong! Toi da khoc khi doc bai nay, cung nhu toi da khoc that nhieu khi doc hai cuoc sach: Vung Lay Nuoc Mat va Cuoc Chien Chua Tan cua nha van Tran Nhat Kim tang toi nam 1998. Toi doc xong hai cuon sach ay khi bay tu DC den Bosnia, khi den phi truong hai cuoc sach da lem luoc vi nuoc mat.
21/04/201403:52:39
Khách
Truyen that cam dong. Xin cam on anh Chanh da viet truyen nay.
20/04/201414:47:50
Khách
Rất đồng ý với tác giả về sự hy sinh cao quý của "các bà vợ ngụy" mà mẹ tôi là một trong những người này. Bọn lãnh đạo cộng sản ở miền bắc đã có một chính sách sai lầm khi đày đọa quân đội, chính quyền miền Nam qua các trung tâm lao động cải tạo thay vì lấy tình thương để xoá bỏ hận thù và để xây dựng đất nước. Hậu quả là đã gần 40 năm chấm dứt chiến tranh mà nước Việt Nam ngày nay vẫn không khá hơn gì mấy.
20/04/201409:52:43
Khách
LOVE ! LOVE ! LOVE !
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 865,167,833
Để tôi kể cho ông nghe những giấc mơ của tôi, nó cứ lập đi lập lại trong nhiều năm, kể từ khi tôi biết mình là một người đàn ông cho tới bây giờ. Biết là một người đàn ông, ý ông là. Cứ hiểu theo nghĩa thông thường là một người không còn là một cậu con trai ngây thơ trong trắng nữa. OK, hiểu. Giấc mơ ấy luôn luôn bắt đầu
Tôi qua US lúc 14 tuổi. Cả gia đình còn kẹt lại VN vào lúc đó. Tôi bảo lãnh cha mẹ sau khi ổn định và chúng tôi đoàn tụ năm 1995." Là kỹ sư trong một hãng tele-communication tại San Diego, Lê Tường Vi tự sơ lược tiểu sử như trên,
Tác giả 36 tuổi, cho biết ông thuộc một gia đình HO, sang Mỹ cuối 1990, hiện là cư dân Barling, Arkansas, nghề nghiệp: accountant. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui vẻ gia đình Việt tại Mỹ  “Vợ làm Nail, chồng cắt cỏ”  rất được bạn đọc tán thưởng. Sau đây, thêm một bài viết mới của ông. Một chiều thứ sáu  đẹp trời nọ
Một buổi chiều nọ ba cha con tôi đang chơi trò vật lộn ì xèo trên sàn nhà. Bà xã đi đâu về mặt hầm hầm, bước vào nhà ngồi cái phịch xuống ghế sofa, chưa kịp nóng đít bả đã đứng dậy vổ tay bôm bốp ra hiệu yên lặng. Cha con tôi lập tức gỉa từ cuộc chơi kéo lại ngồi quây quần dưới chân mẹ nó, ngỏng cổ chuẩn bị nghe thông báo
Ngọc Anh là tác giả Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Sau vụ nước Mỹ bị khủng bố tấn công làm nổ tháp đôi ở New York, cô viết bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể chuyện sở làm, một công ty chủ nhân người Ả Rập Hồi Giáo, nhưng hàng trăm nhân viên đủ gốc Á gốc Âu, gốc Do Thái sống với nhau hoà thuận. Bài viết được trao tặng
Dzô...dzô...dzô ... mày phải uống cho hết, Birthday Boy mà uống không hết là quê lắm đó. Đó là tiếng của đám bạn "xôi thịt" đến nhà Tom lúc ba mẹ vắng nhà để chúc mừng sinh nhật cho Tom, gọi là "xôi thịt" vì chúng đi theo và tung hô Tom chỉ vì Tom là con trai một của một thương gia giàu có ở vùng Nam California này, nên mọi trang trải
Vứt hết đống hành lý sang một bên cho mẹ và các cô dì dọn dẹp, tôi lững thững bước ra khoảng sân trống trước nhà. Những giọt nắng chiều óng ả chiếu xiên qua cành hoa phượng vỹ rồi ngã xuống mặt đường tạo thành những hình thù nhảy muá lơ thơ. Bầu trời nơi đây xanh biếc, ẩn hiện những áng mây hững hờ trôi. Một cơn gió thoảng
Tác giả Trương Ngọc Bảo Xuân đã nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2001, với bài viết "32 Năm Người Mỹ và Tôi". Cho tới nay, bà vẫn liên tục góp nhiều bài viết giá trị cho giải thưởng. Hiện bà cư trú tại Boat City, Marina del Rey, California;
Bồ Tùng Ma tên thật là Nguyễn Tân, 60 tuổi, cựu sĩ quan hải quân, định cư tại thành phố Glendale, là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ được đặc biệt quí trọng. Năm 2002, ông là tác giả nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ với các bài viết
Thiệt lòng mà nói, từ sau buổi tiệc trao Giải Thưởng VVNM 2006, tôi rất háo hức muốn viết chút gì đó, ngăn ngắn cũng được để cám ơn Việt Báo và cám ơn các tác giả, nhưng tôi lại lu bu, rất lu bu vì phải "trả nợ hồi ký" cho các bạn của tôi sau chuyến vacation bên châu Âu vừa qua của mình. Lại còn chuyện "trong nhà ngoài ngõ" nữa chứ
Nhạc sĩ Cung Tiến