Hôm nay,  

Gặp Lại ở Công Viên Tropical Park

26/05/201400:00:00(Xem: 13587)

Tác giả: Y Châu
Bài số 4221-14-29631vb2052614

* * *

Một buổi sáng mùa xuân, Tropical Park, một công viên rộng lớn ở Nam Florida hân hoan chào đón mọi người. Những thảm cỏ xanh được cắt tỉa cẩn thận, những khóm hoa đủ loại: mẫu đơn e lệ sang trọng, trúc đào thanh nhã dịu dàng, phù dung sớm nở tối tàn,...cùng nhau khoe sắc dưới sương sớm, nắng vàng. Những hàng cây cao: dầu, sao, sồi, sến...cũng không thiếu những cây ăn trái quen thuộc ở vùng xích đạo nhiệt đới thẳng hàng phủ bóng lối đi.

Những chú chim cũng dự phần làm tăng thêm náo nhiệt, líu lo trên cành. Đặc biệt nàng sóc, lóc chóc nhúng nhảy, dùng hai chân sau làm trụ, chiếc đuôi dài ngúng ngoảy để giữ thăng bằng, hai chân trước đưa cao như đôi dịệu thủ xoa xoa giống như những đấu thủ chờ đợi để nhận những hạt đậu, cái bánh,...mà người ta thẩy cho ăn.

Khi mặt trời vượt qua những rặng cây xanh thì người ta đi tập thể dục càng đông hơn. Người trẻ thì chạy bộ, người lớn tuổi hơn thì đi bộ nhanh hay đi bộ chậm tùy theo sức khỏe hay sở thích từng người.

Những lời chào hỏi tốt đẹp buổi sáng, vang vang.

Bỗng nhiên chiếc xe đạp chạy đến ngược chiều, tôi vội vàng bước lên cỏ để nhường đường. Thôi rồi, tôi vừa đạp phải cái gì đó. Nó nằm khuất dưới cỏ. Cái gì mà "nhão nhẹt sền sệt", dính chặt dưới đế giày.

Úi da! Không biết điềm lành hay điềm dữ đây?

...

blank
Công viên Nhiệt đới - Tropical Park, South Florida, được tạo dựng trên khu vực lớn quanh một trường đua ngựa từ 1979. Hiện hàng năm có trên một triệu người lui tới. Tác giả Y Châu, cư dân Miami, Florida đã góp nhiều bài viết ngắn gọn mà ý nghĩa.

Tropical Park là một công viên rộng lớn, diện tích trên trăm mẫu Anh. Có hồ lớn, người ta thường đến câu cá hay bơi xuồng.

Có những đồi cao, chúng ta có thể leo lên để nhìn ngắm những cảnh vật ở chung quanh.

Công viên nầy rất sạch sẽ vệ sinh, xa xa là thùng rác, được sơn phết xinh xắn dành riêng cho chủ chó, trên thùng rác nầy có một tấm bảng nhỏ với hình minh họa là một người đang cầm dây dẫn chú chó đi dạo, viết chữ rõ ràng: "xin vui lòng, dọn sạch!" (please, clean up!), bên cạnh thùng có để sẵn bọc ny lon nhỏ và giấy lau tay.

Tất cả những sinh vật ở trên quả đất nhỏ bé của chúng ta, lúc còn hơi thở thì đều có chất thải ra bên ngoài, khi được quần tụ đông đúc thì chất thải càng nhiều. Ở những thành phố lớn như New York, Los Angeles, Miami,...mỗi tuần hai lần, xe cơ giới đến nhà lấy rác đi đổ và một lần xe cơ giới vừa chạy vừa xịt nước, làm sạch đường phố. Họ đem rác, chất thải đi đâu? Một phần nhỏ được tái sử dụng (recycle), còn lại họ đem ra ngoại ô, vùng đất trống trải không xa thành phố bao xa cho tiết kiệm xăng nhớt và công sức. Qua nhiều ngày tháng nó thành đồi núi rác, khi những núi rác đã đầy họ sẽ chở đi nơi khác để xây những núi rác mới.

Mỗi khi đi ra ngoại ô khi thấy mặt đất bằng phẳng bỗng nhiên có một ngọn đồi mọc lên, bên trên có đàn chim bay lượn, định lấy máy ghi hình làm kỷ niệm, xin thưa đó là bãi rác của thành phố, xin vui lòng kéo cửa kiếng xe để tránh mùi.

Chuyện rác làm tôi nhớ ngày xưa ở chợ quận Tân Châu, lúc đó dân cư còn thưa thớt, mỗi buổi chiều tan chợ, ông bà Tư kẻ trước người sau đẩy chiếc xe thu lượm rác thải, khi đầy xe họ hì hục đẩy ra cầu đúc đổ xuống sông Tiền.

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, Tân Châu đã là thị xã, đường phố nhìn qua ảnh khang trang sạch sẽ. Bờ kè, ở bờ sông kiên cố, được làm thành công viên đẹp đẽ... Ông bà Tư đổ rác đã ra người thiên cổ, rác không còn hốt bằng tay rồi đem ra đổ ở cầu đúc, mà bằng xe cơ giới đem ra bãi rác ở ngoại ô, ngoài mương thầy Cai Bình ở cây số 2, đường đi Tân Châu - Châu Đốc. Nơi đó vào mùa mưa lũ, nước tràn đồng, chúng tôi thường đến đó nướng bắp, ăn dưa, đùa giỡn dưới mương nước phù sa đục ngầu, chảy xiết. Cũng nơi đó một thời gian dài, chúng tôi là những nhà nông mỗi ngày chạy nước, bắt sâu, rầy.

...

Cám ơn quí bạn, đã ráng đọc cái lòng vòng nhiều chuyện nầy, còn cái chánh mà tôi phải làm ngay là chùi sạch giày, để về nhà cho kịp giờ đi làm. Tôi chà chà trên cỏ. Ủa! Sao dưới chân lại có mùi thơm?

Tôi gập người, cúi xuống xem kỹ dưới chân. Thì ra lúc nãy khi tránh chiếc xe đạp, bước lên cỏ tôi đã đạp phải trái xoài chín, thơm phức.

Sao có nhiều trái xoài ở dưới cỏ quá vậy?

Nhìn coi. Thì ra vì chỗ tôi đứng là gốc cây xoài, kế bên là cây lồng mứt,...giống như vườn của ông Sáu Quới ở Tân Châu? Không, đây là Tropical Park, công viên nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm, giống như quê tôi.

Y Châu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 865,170,386
Hè về, hoa phượng tím nở rộ trong sân trường Đại học CSU, Long Beach, dọc theo hai bên đường lộ, và ngay cả trước căn hộ tôi thuê. Tôi cố tìm một cây phượng đỏ, nhưng không có
Tuần đầu được tự do, hắn tan sở là chạy thẳng ra hồ câu cá tới tối mịt mới về tắm rửa, lên giường làm một giấc tới sáng. Sướng ơi là sướng! Không ai cự nự cằn nhằn... tanh như cá.
Cả tuần nay muốn viết đôi điều về chuyện được nghe từ một người bạn hiếm hoi, hiếm hoi từ con người tới câu chuyện lạ lùng của anh ta. Nhưng không biết bắt đầu từ đâu thì sáng Chủ nhật, cụ Tầm Xuân ở thành Đà ném cho hai câu hết ý!
Nhìn tới nhìn lui, mới đó mà đã là tháng Mười Hai dương lịch 2007 rồi, mau thiệt! Và hằng năm, cứ đến tháng này là hãng tôi - Magtek Inc. - tổ chức bữa tiệc cuối năm để vừa tổng kết chuyện làm ăn trong năm qua vừa mừng Giáng Sinh và Năm Mới 2008 luôn.
Đêm ấy trăng rằm, ánh trăng chảy lênh láng cả một sân đầy. Mấy nhánh ổi đong đưa theo gió phảng phất hương đêm quyện với mùi sầu đông theo về từ đầu ngõ. Chị kể chuyện đời chị.
Đầu tiên họ lùng bắt những người theo đảng Xã Hội, tôi đã không lên tiếng, vì tôi không theo đảng Xã Hội. Khi họ đi lùng những người Công Giáo, tôi đã không lên tiếng, vì tôi không phải đạo Công Giáo.
Con bây giờ thành kẻ nói dối đủ điều, vợ hỏi anh ở đâu đó thì nói hôm nay anh phải làm overtime hoặc anh đang đi uống cà phê với bạn
Con nhỏ 20, mẹ nó 40, còn bà ngoại thì 60…Ba thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà. Nhà nó dọn về khu condo này không nhớ đã được bao lâu… NÓ….nhỏ con, xinh xẻo, ít nói và hay cười.
AAFCC là gì" Là chữ viết tắt của "Asian American Family Counseling Center": Trung Tâm Cố Vấn Gia Đình Người Mỹ gốc Á Châu. Năm 2002, tôi được thâu nhận vào làm việc bán thời gian tại một Cơ Quan có tên như trên.
Gia đình tôi cư ngụ tại khu nhà mang tên "Pheasant Run Village" gần Đại Lộ Bellaire thuộc Thành Phố Houston, Texas. Cư dân làng phần đông là Mễ và Mỹ Đen.
Nhạc sĩ Cung Tiến