Hôm nay,  

Gặp Lại Em Ở Quê Cha

25/06/201400:00:00(Xem: 14091)

Tác giả: Y Châu
Bài số 4258-14-29658vb4062514

Tác giả là cư dân Miami, tiểu bang Florida, thường góp những bài viết rất ngắn có nội dung cô đọng, tinh tế. Mong Y Châu sẽ tiếp tục viết và viết đầy đủ chi tiết hơn, dài hơn.

* * *

Mùa hè đến gần mọi người càng thêm bận rộn,...riêng học trò còn phải chuẩn bị để nghỉ hè. Nhiều em với mũ vuông áo thụng, trang trọng làm lễ tốt nghiệp, trưởng thành, một bước ngoặt cuộc đời, bỏ sau lưng một thời sinh viên lắm mơ nhiều mộng.

Miami giữa trưa, trời nóng hừng hực, nhiệt kế lên đến 90 độ F, càng "nóng" hơn khi đội bóng rổ "Miami Heat" vào chung kết với đội "Spurs", San Antonio, tiểu bang Texas; để bão vệ chức vô địch giải NBA (Hội bóng chuyền quốc gia) mà họ đã giành được từ hai mùa liên tiếp.

Điện thoại reo vang, tôi nhấc máy lên nghe:...quảng cáo! Vừa gác điện thọai, lại có người gọi nữa. Bên kia đầu dây có tiếng nói của người Việt Nam:

- Xin chào, có phải anh đang cần người không ạ?

- Đúng rồi, nhưng đã trể, tôi nhận người từ một tuần lễ trước.

Rồi với giọng nài nỉ quen quen:

- Anh có biết ai cần người, xin làm ơn giới thiệu dùm em, cám ơn.

- Để tôi nhớ lại... À mà có hưỡn thì đến chỗ tôi cho biết, có địa chỉ của tôi rồi chứ?

Ngày hôm sau, một chiếc xe mui trần loại thể thao "sport" chạy vào chỗ đậu xe, một người đàn ông trung niên mở cửa xe bước ra. Anh ta có mái tóc dài che phủ một phần gương mặt điển trai, mũi cao mắt lớn, nhưng vẫn phảng phất nét Á Đông. Anh tự giới thiệu tên mình là Antony, đã gọi tôi ngày hôm qua. Antony nói tiếng Việt giọng miền Nam rất chuẩn.

Anh kể rằng: chỗ cũ làm không vui...nên bỏ đi "Casino" cả tuần qua, bị thua mấy "ván lớn". Nếu thắng được sẽ có gần nửa triệu, về nghỉ hưu luôn. Hiện tại trong chương mục nhà băng trống trơn, mà tiền trả góp xe, tiền điện...lại đến, nhanh thiệt! Tôi chia xẻ những khó khăn với anh ta:


- Trả tiền trể sẽ bị phạt, nợ thẻ tín dụng sẽ tăng phân lời, nợ mua nhà không trả ba tháng sẽ bị đuổi,...Tôi khuyên Antony hãy bình tĩnh, từ từ mọi thứ rồi sẽ được giải quyết.

Lúc đầu, Antony nói chuyện xưng em, sau đó sửa lại xưng con với tôi, thật là lễ phép. Anh ta nói hiện đang độc thân. Có một người vợ đầu tiên ở Việt Nam và một con trai. Khi định cư ở Denver, tiểu bang Colorado, tuyết giá lạnh cóng, có một người vợ ở đó. Bà vợ nhất quyết không chịu qua Florida, anh ta đến ở đây một mình ên, đã mười mấy năm nay.

Antony hỏi tôi xem có ai giới thiệu cho anh một người, không phân biệt màu da, chủng tộc... nhưng phải đẹp. Tôi trả lời:

- Không khó, nhưng Antony phải biết "thả thơ"...Nó nói:

- Mục nầy con "bù trất".

Tôi tiễn Antony ra cửa, ôm nó giã biệt hẹn gặp lại. Vô tình mái tóc dài che mặt nó bay lên, để lộ ra một vết sẹo ở đuôi mắt phải...

Trên hai mươi năm trước, từ tỉnh lẻ xa xôi, sau nhiều lần tới lui chúng tôi cũng qua được cuộc phỏng vấn; chỉ chờ ngày đi định cư nơi xứ lạ quê người. Tôi rão quanh khu vực sở Ngoại Vụ, sở Bưu Điện, nhà thờ Đức Bà,.. Sao mà lưu luyến lạ thường! Đến bao giờ sẽ trở lại nơi nầy!

Khi trưa chúng tôi vào một quán ăn ở vệ đường, thì có một nhóm ba bốn em, mắt xanh da trắng đỏ ửng ăn mặc lôi thôi, bước đến nài nỉ:

- Cả ngày tụi con chưa ăn gì cả, xin cô chú giúp đỡ,...Vừa qua được cuộc phỏng vấn hơn nữa còn lại một ít tiền Việt Nam tôi muốn xài cho hết. Tôi mời họ vào quán ăn, trong số đó có một em đầu trụi lũi, nhanh nhẩu, ở đuôi mắt phải có cái thẹo. Em tên là An.

...Không lẻ An chính là Antony, đã trở về quê cha mà tôi vừa gặp?

Sài Gòn chợt nắng chợt mưa
"Miami" ta đứng giữa trưa nhạt nhoà
Bến Thành tấp nập người qua
"Biscayne" đâu dễ tìm ra họ hàng.

Y Châu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,238,765
Tỉnh dậy trong căn phòng hồi sinh của bệnh viện với cảm giác dã dượi, tôi khẽ cựa mình, cảm thấy đầu nặng như chì nhưng người lại nhẹ tênh , dập dềnh như đang trôi theo đám mây, có tiếng nói vang lên ngay bên tai:
Năm nay, buổi lễ trao giải thưởng Viết Về Nước Mỹ được tổ chức vào ngày thứ bảy, 28/06/2008 tại Rose Garden Center, thành phố Westminster.
Khi cây lúa lên hơi cao chúng tôi phải đi nhổ cỏ lúa. Cả tuần mà chúng tôi vẫn không phân biệt được lúa và cỏ lúa, nhổ lung tung.
Sau 1975, miền Nam Việt nam bị thua trận. Thế hệ trẻ chúng tôi là con cháu của những quân nhân Việt Nam Cộng Hòa đều như đàn ong bị vỡ tổ, bay tứ tán.
Từ mấy tháng trước, NA nhân giờ ăn trưa đã chạy tới tòa soạn Việt Báo gặp chị Nhã để mua cuốn sách mới tái bản của nhà văn Nhã Ca "Giải Khăn Sô Cho Huế" tại tòa soạn, với ý định thăm, và xin chữ ký trên cuốn sách của chính tác giả.
Tôi sống trên đất Mỹ từ cuối năm 1989. Sau 5 năm thi đậu citizenship và đã đi bầu cử nhiều lần rồi mà tôi vẫn không biết và không có ý niệm gì về những nhân viên làm việc tại phòng phiếu cả.
Mục sư Lữ Thành Kiến là một nhà văn Tin Lành mà tôi yêu thích. Ông không chỉ viết báo Đạo cho các đặc san Tin Lành nhưng cũng viết cho các tờ báo khác của đồng hương Việt Nam
Chà, thư kỳ này của anh Năm hơi lạ. Anh nói chị Năm lo dùm là hồi này nước Mỹ có vẻ không khá vì đọc báo thấy dân Mỹ lằm bằm than thở đủ thứ chuyện, từ nhà cửa sụt giá tới xăng dầu lên giá.
Năm 1990 gia đình tôi được qua Mỹ theo diện HO. Tính đến nay đã được hơn 17 năm biết bao vật đổi sao dời, nhưng những việc xảy ra trong đời vẫn hằn in trong trí nhớ.
Nằm nghe tiếng nước nhỏ đều từng giọt từ chiếc vòi nước cũ trong buồng tắm, bà Tư không tài nào ngủ được.
Nhạc sĩ Cung Tiến