Hôm nay,  

Vực Sâu

11/07/201400:00:00(Xem: 15790)

Tác giả: Vành Khuyên
Bài số 4271-14-29671vb6071114

Với kiểu "viết như nói", tác giả đã góp nhiều bài viết và nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: chuyên viên Sở Xã Hội tại Salem Oregon.

* * *

Hắn bằng lòng liên lạc với ả thường xuyên. Dù là tình cũ, nhưng người đàng Đông, người đàng Tây, sợ đếch gì. Đời sống thêm chút mắm muối cho nó khoẻ người ra, ngán ai.

Ả ban đầu cũng rất rụt rè. Dầu gì cũng mới ly dị sau bao sóng gió của hôn nhân. Cái giấy ly dị cầm trong tay ả cũng không cần đọc đúng tên mình không, cất bà nó trong hộc tủ. Người thì đã đi xa bao lâu rồi, giấy tờ còn ra cái trò gì nữa. Có lộn tên khác càng hay, giấy tờ ở đây lộn hoài chứ gì. Người ta lộn người ta sửa, ả không lộn là được rồi.

Ả cũng không biết mình tìm gì ở hắn. Ả cũng bỏ hắn đi bao năm, chung đụng với nhiều người khác. Thấy cũng không ai bằng hắn vì đời sống ở đây chạy theo đồng tiền quá, tình yêu, tình nghĩa gì cũng như món đồ xa xỉ, đi lễ lộc gì người ta mới quàng vào cho nó sang chứ đời thường tìm mỏi mắt không có.

Ban đầu nói chuyện cho vui, cả hai đều giữ ý tứ lắm. Dầu gì hắn cũng còn có vợ bên cạnh. Dù cơm chẳng ngọt, canh chẳng lành đôi khi nhưng cứ nghĩ mà coi, gia đình nào chả vậy. Yên lành tất thì có khi họ từng hẹn nhau kiếp trước nên gặp lại nhau kiếp này hay một người đã thành thánh mới có điều hi hữu vậy trong đời thôi.

Bao năm rồi nhỉ, ả và hắn sống lại trong những phút vui vẻ qua điện thoại của tình yêu thuở trước. Hắn tin mình không lạc bước sau mỗi lần nói chuyện hắn luôn giữ tình yêu với vợ hắn, hắn tin mình vô bờ. Còn ả thì ai cho lòng thương hại hay tình yêu lúc hụt hẫng này, dù không phải là tình yêu thành thực đi chăng nữa nhưng từ bờ môi chỉ run run bật khóc, cũng từ đó nay lại phát ra tiếng cười cũng thấy đời đáng sống hơn rất nhiều. Vậy là mọi việc cứ tiếp tục như thế có ai thấy gì khác sau đó đâu.

*

Anh, em cần anh vô cùng... nếu anh không hợp với vợ, ly dị đi anh, em bảo lãnh anh qua đây...

Hắn giật mình, từ đó giờ nghĩ ả tự trọng, vui chơi là vui chơi dù hắn nghĩ chút gì cũng vô nhân đạo khi đùa giỡn tình cảm với ả và bộc lộ sự ngán ngẩm bà vợ ở nhà dù điều đó cũng bình thường như chuyện hàng ngày ở huyện.

Nếu em thấy không tự nhiên khi nói chuyện với anh, em có thể ngưng, mỗi người có cuộc sống riêng, anh nghĩ mình không nên khuấy động...

Ả như từ trên trời rơi xuống. Trong thâm tâm, khi hắn nói chuyện đưa đẩy thế ả vẫn nghĩ ả và hắn sẽ cùng nắm tay lại đi trên con đường đầy lá me bay thơ mộng ngày nào. Ai dè... ah "ông tưởng tui là đồ chơi của ông đấy hả".


Ả muốn điên lên, tự vùi mình trong những khổ lụy của bao nhiêu năm về trước khi hai người mới xa nhau. Ả chợt thấy sao mà mình ngốc thế, cứ để đàn ông nó dày vò, nó đùa cợt. Ả kêu trời, còn bao lâu nữa tôi mới được một người đàn ông đàng hoàng tử tế nói lời yêu thương đây hay mãi chỉ là những lời nói tạm bợ không bao giờ mang ý nghĩa gì cả như thế này.

*

Ả thầm tính toán, đường đi nước bước hẳn hòi. Số lần gọi cho hắn nhiều hơn, trích ra chút tiền về cho hắn ăn xài, hắn cần gì ả cũng đáp ứng từ xa. Mua người hay mua lòng, kệ hắn nghĩ, miễn là ả có hắn trong tâm tưởng. Vợ hắn có bên cạnh cũng như không là đủ cho lòng tự ái của ả bị hắn chà đạp nó lành lại rồi.

Dời non lấp bể, đàn bà còn làm được chứ huống gì mua một thằng đàn ông.

*

Anh đã nộp đơn ly dị vợ, vợ anh cũng xốc lắm nhưng anh sẽ nói với toà, trước giờ anh chỉ thương em..

Ả cười bí hiểm, anh đợi ra toà có giấy ly dị hẳn hòi gửi qua cho em làm giấy tờ bên này nha.

Hắn về nhà nhìn người vợ bao nhiêu năm, nhìn mãi mà cũng chưa hiểu ra hắn đang làm gì. Vợ hắn ký vào đơn ly dị vô hồn vì cũng không ngờ cái chuyện cô dễ dãi để chồng liên lạc với bạn gái cũ nó ra nông nổi này. Lòng tự trọng không cho phép cô kéo chồng lại vì tình nghĩa chi nữa đâu.

Ba tháng sau, quan toà gọi lên đưa mỗi người một mảnh giấy. Hắn gật đầu chào vợ rồi ra bưu điện fax cho người tình mảnh giấy này xem như cứu cánh hắn thoát khỏi hoàn cảnh bối rối hiện tại.

Vừa fax xong, hắn cất công gọi qua Mỹ cho người tình lần đầu, những lần khác toàn ả gọi về.

Em à, giấy xong rồi, em nộp đơn nhanh đi nhé.

Bên đầu dây bên kia hắn nghe tiếng cười man rợ vọng lại, hắn không hiểu từ âm ty hay từ Mỹ mà ác độc vô cùng...

Tôi giữ giấy này làm bằng chứng cho tội ác đàn ông các anh làm khổ chúng tôi, anh nghĩ tôi yêu thương anh thật sao... Đàn ông các anh là lũ quỷ, thấy thanh nhã, sung sướng là lao vào, mặc tình nghĩa, tự ái, tự trọng. Đàn ông các anh còn ác hơn quỷ sứ.

Tôi chẳng hại gì anh, tôi cho vợ anh biết bộ mặt thật của anh và cho anh bài học làm một thằng đàn ông chân chính. Giấy tờ gì, bộ anh nghĩ anh qua Mỹ anh từ một thằng đàn ông tham lam trong bản chất thì xã hội Mỹ có thể biến anh thành thằng đàn ông đàng hoàng được sao.

Đồng tiền cả đó, sang thì người ta đón rước như ông hoàng, còn nghèo hèn chỉ khổ bị chà đạp nếu không còn lòng tự trọng đứng dậy chửi thẳng vào mặt kẻ không phải với mình, anh hiểu không...

Hắn không còn thấy gì khác ngoài cái vực sâu hoắm trước mặt và hắn nghĩ hắn chỉ còn có mỗi lựa chọn là nhảy xuống.

Vành Khuyên

Ý kiến bạn đọc
17/07/201420:39:17
Khách
Vanh Khuyen qua AC.
=====================
Vui lòng viết tiếng Việt có dấu. Sau ngày 1 tháng 8 năm 2014, ý kiến không dấu sẽ bị chương trình tự động xóa bỏ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,173,994
Tác giả đã góp cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12 nhiều bài viết đặc biệt. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biên đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả hiện là cư dân Chicago, 35 tuổi. Trong email kèm bài viết gửi Việt Báo, Lê Thị cho biết, "Mới đây, sau khi đọc một số sách của nhà văn Nhã Ca, tôi bỗng có cảm hứng muốn viết và đây là bài viết bằng Việt ngữ đầu tiên của tôi trong 20 năm qua." Bài viết theo lối tự sự, nhân vật xưng tôi đến Mỹ khi còn là một cậu bé “tiếng Việt chưa đủ vốn, tiếng Anh dăm ba chữ chập choẹ,” kể về chuyện tình đồng tính dữ dội. Cách kể, cách viết cho thấy một cá tính mạnh mẽ hiếm thấy.
Tác giả là cư dân Boston, bút hiệu của bà nhắc nhớ bài thơ nổi tiếng của một thiền sư Việt Nam. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Nhất Chi Mai cũng là bó hoa tinh thần tưởng niệm một nữ trung uý Mỹ gốc Việt tử trận tại chiến trường Iraq: “Đóa Hồng Bạch,” phổ biến vào dịp Memorial Day 2011, tới nay đã có 22,468 lượt người đọc trên Vietbao Online. Bài mới của Nhất Chi Mai là một du ký đặc biệt về Atlanta, quê hương của tác giả “Cuốn Theo Chiều Gió”. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết và vui lòng bổ túc địa chỉ liên lạc cùng sơ lược tiểu sử.
Người viết là một cô giáo dạy Việt ngữ tại San Jose, người gởi bài dùm là ThaiNC, tác giả bài “Công Chúa Mỵ Nương Sang Mỹ” đã phổ biến. Bài viết được Thai NC giới thiệu như sau:
Tác giả Bảo Trân tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. Việc làm: Nhân Viên Bộ Xã Hội. Đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, Viết về nước Mỹ 2009 với bài “Con Bé”, chuyện kể về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu. Bài mới là chuyện nhà Ngày Của Mẹ 2012. Hình ảnh là nhân vật của bài viết.
Tác giả là cựu sĩ quan VNCH, khoá 8/68 Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, bị bắt tại Ban Mê Thuột ngày 14 tháng 3 năm 1975; Đến Mỹ tháng 4/2005, hiện cư ngụ tại Carlsbad, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Phúc Ấm Con Ban” kể chuyện một ông bố cựu sĩ quan VNCH bị con ruột đuổi ra khỏi nhà. Bài thứ hai, “Người Bạn Già Mất Trí” kể việc ông bố nhận công việc chăm sóc một cụ già mất trí. Bài thứ ba, “Ông Chú Ngoại”, kể việc ông giúp kèm học cho lũ trẻ trong nhà chủ. Bài mới nhất là phần cuối. Chuyện cuối đời lưu vong, dù buồn vẫn sáng lên tình người tử tế với người.
Tác giả là cư dân châu Âu, làm việc trong một văn phòng thiết kế công chánh tại nước Pháp. Tuy sống bên kia Đại Tây Dương, những bài viết của cô thường thường rất bén nhậy với chuyện của người Việt tại Mỹ. Họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2011, Đoàn Thị đã bay từ Paris sang để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là Giải Á Hậu. Bài viết mới của cô là là chuyện Mothers Day 2012 của một nàng dâu người Mỹ tóc vàng.
Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, đã góp một số bài viết về nước Mỹ. Mothers Day 2011, bà viết về Mẹ. Năm nay, bà viết về bà Mẹ Chồng, người mà bà trân trọng gọi là “Má tôi.”
Chủ Nhật 13-5 là Mothers Day 2012. Xin mời đọc bài viết mới của Anne Khánh Vân, giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2007. Cô sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ.
Tác giả tên thật Tô vĩnh Phúc, từng viết một số văn thơ dưới nhiều bút hiệu khác nhau, nhưng bút hiệu sau cùng là Giang Thiên Tường. Thơ văn đã đăng ở tuần báo Phụ Nữ Cali và Làng magazine ở bắc Cali và các trang web. Tác phẩm mới nhất được xuất bản là thi tập "Bên Bến Sông Buồn"(2011). Trong những năm 1990, xuất bản và phát hình tuần báo Phù Sa ở Bắc Cali. Hiện là cư dân ở Sacramento, California. Mùa Mothers Day 2011, ông có bài “Chuông Gọi Mẹ Thương.” Sau đây là bài mới cho Mothers Day năm nay của ông. 
Nhạc sĩ Cung Tiến