Hôm nay,  

Vực Sâu

11/07/201400:00:00(Xem: 15852)

Tác giả: Vành Khuyên
Bài số 4271-14-29671vb6071114

Với kiểu "viết như nói", tác giả đã góp nhiều bài viết và nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: chuyên viên Sở Xã Hội tại Salem Oregon.

* * *

Hắn bằng lòng liên lạc với ả thường xuyên. Dù là tình cũ, nhưng người đàng Đông, người đàng Tây, sợ đếch gì. Đời sống thêm chút mắm muối cho nó khoẻ người ra, ngán ai.

Ả ban đầu cũng rất rụt rè. Dầu gì cũng mới ly dị sau bao sóng gió của hôn nhân. Cái giấy ly dị cầm trong tay ả cũng không cần đọc đúng tên mình không, cất bà nó trong hộc tủ. Người thì đã đi xa bao lâu rồi, giấy tờ còn ra cái trò gì nữa. Có lộn tên khác càng hay, giấy tờ ở đây lộn hoài chứ gì. Người ta lộn người ta sửa, ả không lộn là được rồi.

Ả cũng không biết mình tìm gì ở hắn. Ả cũng bỏ hắn đi bao năm, chung đụng với nhiều người khác. Thấy cũng không ai bằng hắn vì đời sống ở đây chạy theo đồng tiền quá, tình yêu, tình nghĩa gì cũng như món đồ xa xỉ, đi lễ lộc gì người ta mới quàng vào cho nó sang chứ đời thường tìm mỏi mắt không có.

Ban đầu nói chuyện cho vui, cả hai đều giữ ý tứ lắm. Dầu gì hắn cũng còn có vợ bên cạnh. Dù cơm chẳng ngọt, canh chẳng lành đôi khi nhưng cứ nghĩ mà coi, gia đình nào chả vậy. Yên lành tất thì có khi họ từng hẹn nhau kiếp trước nên gặp lại nhau kiếp này hay một người đã thành thánh mới có điều hi hữu vậy trong đời thôi.

Bao năm rồi nhỉ, ả và hắn sống lại trong những phút vui vẻ qua điện thoại của tình yêu thuở trước. Hắn tin mình không lạc bước sau mỗi lần nói chuyện hắn luôn giữ tình yêu với vợ hắn, hắn tin mình vô bờ. Còn ả thì ai cho lòng thương hại hay tình yêu lúc hụt hẫng này, dù không phải là tình yêu thành thực đi chăng nữa nhưng từ bờ môi chỉ run run bật khóc, cũng từ đó nay lại phát ra tiếng cười cũng thấy đời đáng sống hơn rất nhiều. Vậy là mọi việc cứ tiếp tục như thế có ai thấy gì khác sau đó đâu.

*

Anh, em cần anh vô cùng... nếu anh không hợp với vợ, ly dị đi anh, em bảo lãnh anh qua đây...

Hắn giật mình, từ đó giờ nghĩ ả tự trọng, vui chơi là vui chơi dù hắn nghĩ chút gì cũng vô nhân đạo khi đùa giỡn tình cảm với ả và bộc lộ sự ngán ngẩm bà vợ ở nhà dù điều đó cũng bình thường như chuyện hàng ngày ở huyện.

Nếu em thấy không tự nhiên khi nói chuyện với anh, em có thể ngưng, mỗi người có cuộc sống riêng, anh nghĩ mình không nên khuấy động...

Ả như từ trên trời rơi xuống. Trong thâm tâm, khi hắn nói chuyện đưa đẩy thế ả vẫn nghĩ ả và hắn sẽ cùng nắm tay lại đi trên con đường đầy lá me bay thơ mộng ngày nào. Ai dè... ah "ông tưởng tui là đồ chơi của ông đấy hả".


Ả muốn điên lên, tự vùi mình trong những khổ lụy của bao nhiêu năm về trước khi hai người mới xa nhau. Ả chợt thấy sao mà mình ngốc thế, cứ để đàn ông nó dày vò, nó đùa cợt. Ả kêu trời, còn bao lâu nữa tôi mới được một người đàn ông đàng hoàng tử tế nói lời yêu thương đây hay mãi chỉ là những lời nói tạm bợ không bao giờ mang ý nghĩa gì cả như thế này.

*

Ả thầm tính toán, đường đi nước bước hẳn hòi. Số lần gọi cho hắn nhiều hơn, trích ra chút tiền về cho hắn ăn xài, hắn cần gì ả cũng đáp ứng từ xa. Mua người hay mua lòng, kệ hắn nghĩ, miễn là ả có hắn trong tâm tưởng. Vợ hắn có bên cạnh cũng như không là đủ cho lòng tự ái của ả bị hắn chà đạp nó lành lại rồi.

Dời non lấp bể, đàn bà còn làm được chứ huống gì mua một thằng đàn ông.

*

Anh đã nộp đơn ly dị vợ, vợ anh cũng xốc lắm nhưng anh sẽ nói với toà, trước giờ anh chỉ thương em..

Ả cười bí hiểm, anh đợi ra toà có giấy ly dị hẳn hòi gửi qua cho em làm giấy tờ bên này nha.

Hắn về nhà nhìn người vợ bao nhiêu năm, nhìn mãi mà cũng chưa hiểu ra hắn đang làm gì. Vợ hắn ký vào đơn ly dị vô hồn vì cũng không ngờ cái chuyện cô dễ dãi để chồng liên lạc với bạn gái cũ nó ra nông nổi này. Lòng tự trọng không cho phép cô kéo chồng lại vì tình nghĩa chi nữa đâu.

Ba tháng sau, quan toà gọi lên đưa mỗi người một mảnh giấy. Hắn gật đầu chào vợ rồi ra bưu điện fax cho người tình mảnh giấy này xem như cứu cánh hắn thoát khỏi hoàn cảnh bối rối hiện tại.

Vừa fax xong, hắn cất công gọi qua Mỹ cho người tình lần đầu, những lần khác toàn ả gọi về.

Em à, giấy xong rồi, em nộp đơn nhanh đi nhé.

Bên đầu dây bên kia hắn nghe tiếng cười man rợ vọng lại, hắn không hiểu từ âm ty hay từ Mỹ mà ác độc vô cùng...

Tôi giữ giấy này làm bằng chứng cho tội ác đàn ông các anh làm khổ chúng tôi, anh nghĩ tôi yêu thương anh thật sao... Đàn ông các anh là lũ quỷ, thấy thanh nhã, sung sướng là lao vào, mặc tình nghĩa, tự ái, tự trọng. Đàn ông các anh còn ác hơn quỷ sứ.

Tôi chẳng hại gì anh, tôi cho vợ anh biết bộ mặt thật của anh và cho anh bài học làm một thằng đàn ông chân chính. Giấy tờ gì, bộ anh nghĩ anh qua Mỹ anh từ một thằng đàn ông tham lam trong bản chất thì xã hội Mỹ có thể biến anh thành thằng đàn ông đàng hoàng được sao.

Đồng tiền cả đó, sang thì người ta đón rước như ông hoàng, còn nghèo hèn chỉ khổ bị chà đạp nếu không còn lòng tự trọng đứng dậy chửi thẳng vào mặt kẻ không phải với mình, anh hiểu không...

Hắn không còn thấy gì khác ngoài cái vực sâu hoắm trước mặt và hắn nghĩ hắn chỉ còn có mỗi lựa chọn là nhảy xuống.

Vành Khuyên

Ý kiến bạn đọc
17/07/201420:39:17
Khách
Vanh Khuyen qua AC.
=====================
Vui lòng viết tiếng Việt có dấu. Sau ngày 1 tháng 8 năm 2014, ý kiến không dấu sẽ bị chương trình tự động xóa bỏ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,351,066
Tôi chầm chậm đậu xe vào cái chỗ quen thuộc của tôi mỗi sáng chủ nhật, đó là một mảng lề thoai thoải giữa chừng con dốc, được thêu vá bởi màu sắc hoa Vàng Anh và cỏ dại. Bên kia là một cái park rộng thênh thang với những nhánh thông xanh nếu nhìn một lần sẽ không rõ là thiên nhiên hay là tranh vẽ,
Anh đã từng ghé lại Câu Lạc Bộ, Anh nói chuyện với anh em với tất cả hào khí của người lính! Anh khẳng định: Sống là chiến đấu, là chấp nhận thử thách! Đôi khi đời không yêu ta, ta cũng phải há mồm cắn vào nó, ghì chặt nó, như xích của tank cạp lấy mặt đường, bùn lầy
Sau khi tham dự thánh lễ Phục Sinh về, đang ngồi viết lại những kỷ niệm buồn vui của đoạn đường di tản từ bãi biển Non Nước đến Cam Ranh rồi Vũng Tàu và chấm dứt đời lính tại căn cứ Sóng Thần vào sáng 30-4-75 thì con gái tôi gọi chỉ cho coi ca sĩ Chế Linh trong bộ quân phục
Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp, cô sang Mỹ và hiện đang vừa làm việc và vừa học thêm về Management Information System.   Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là “Làm Lành Vết Thương Xưa”, kể chuyện gặp gỡ
Tôi cởi tung quân phục, xếp gọn gàng lại, đặt trên đầu giường. Tôi nhìn đôi lon trung úy lần cuối. Nhìn chiến hạm lần cuối. Nhìn những bậc thang lên đài chỉ huy, như đưa tôi lên đài danh vọng thuở nào. Nhìn những bậc thang dẫn xuống hầm tàu, dẫn xuống lòng nước - như chôn vùi tuổi tên, chôn vùi cả một cuộc đời
Đào Như là bút hiệu của   Bác sĩ Đào Trọng Thể, tác giả đã được trao tặng giải Viết Về Nước Mỹ 2005,   "Tác Phẩm Xuất Sắc Nhất", với các bài “Tự Khúc”, “Dấu Chân Người Lính.” Trước 1975, ông là một y sĩ tiền tuyến chuyên về phẫu thuật. Định cư tại cư dân Oak Park, IL (vùng Chicago) Hoa Kỳ, ông là chuyên gia
Sau khi tham dự thánh lễ Phục Sinh về, đang ngồi viết lại những kỷ niệm buồn vui của đoạn đường di tản từ bãi biển Non Nước đến Cam Ranh rồi Vũng Tàu và chấm dứt đời lính tại căn cứ Sóng Thần vào sáng 30-4-75 thì con gái tôi gọi chỉ cho coi ca sĩ Chế Linh trong bộ quân phục
Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp, cô sang Mỹ và hiện đang vừa làm việc và vừa học thêm về Management Information System.   Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là “Làm Lành Vết Thương
Tác giả định cư tại Hoa Kỳ từ 1987, hiện là một bác sĩ đang hành nghề tại quận Cam . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là "Hạnh phúc rất đơn giản" kể chuyện về cách nhìn, cách nhận chân hạnh phúc của người phụ nữ Việt tại Hoa Kỳ qua ba hoàn cảnh sống khác nhau. Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Cường đang đọc lại cuốn sách "Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống” của dịch giả Nguyễn Hiến Lê mang từ Việt Nam qua Mỹ bỏ nằm ụ trên kệ sách mấy năm rồi mà không có thì giờ rảnh rỗi để nghiền ngẫm.   Hôm nay nhân ngày lễ, ông lấy được một tuần lễ Vacation đầu tiên sau bao năm lận đận với công việc
Nhạc sĩ Cung Tiến