Hôm nay,  

Họp Mặt Truyền Thống Ngô Quyền Lần XIII July 5 2014 - Milpitas, California

16/07/201400:16:00(Xem: 13398)

HỌP MẶT TRUYỀN THỐNG NGÔ QUYỀN LẦN XIII

JULY 5 2014 - MILPITAS, CALIFORNIA

Tác giả: Nguyễn Trần Diệu Hương
Bài số 4277-14-29677vb5071714

Nguyễn Trần Diệu Hương là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ kỳ cựu, được bạn đọc quí mến. Tham dự từ năm đầu, với nhiều bài viết đặc biệt, cô đã nhận giải Danh Dự năm 2001, và sau đó là giải vinh danh tác giả năm 2005 với bài viết "Còn Đó Ngậm Ngùi." Bài tường thuật sau đây do NT Diệu Hương viết nhân danh Ban Tổ Chức cuộc họp mặt mà cô là một thành viên.


***

Gần ba tháng ròng rã họp Ban Tổ chức (BTC) khoảng ba tiếng mỗi hai tuần để lo cho họp mặt truyền thống lần thứ 13 ở Milpitas, công sức của chúng tôi được đền bù xứng đáng với nhiều E mail chúc mừng sự thành công của họp mặt chs Ngô Quyền từ 6 giờ chiều đến 12 giờ đêm ngày 5 tháng 7 năm 2014 ở Champagne Ballroom, Crowne Plaza Hotel, Milpitas, California.

blank

.

Họp mặt năm nay hân hạnh được đón tiếp quý Thầy Cô: Phan Thanh Hoài, Hà Tường Cát, Hoàng Phùng Võ, Mai Kiến Phúc, Đặng Thị Trí, Hoàng Minh Nguyệt, Bùi Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thị Kim Dung, Huỳnh Thanh Mai từ Nam California; quý Thầy Nguyễn Phi Hùng, Nguyễn Thất Hiệp ở Bắc California; và Thầy Phạm Ngọc Quýnh từ nước láng giềng Canada. Bên cạnh đó là sự góp mặt của gần 100 thân hữu, dâu, rễ của Ngô Quyền và khoảng 150 chs NQ từ khóa 1 đến khóa 28 mỗi năm một lần "anh em ta về cùng nhau ta quây quần" .

blank
.

Ở rất gần nơi họp mặt, Thầy Nguyễn Xuân Hoàng đang chiến đấu với bệnh tật, và Thầy Nguyễn Đình Phương bận việc quan trọng vào giờ cuối không thể có mặt chắc là cũng hướng lòng về với đồng nghiệp và học trò vào chiều tối ngày thứ bảy 5 tháng 7.

.

Điểm son đầu tiên được quan khách ghi nhận là họp mặt bắt đầu đúng 7 giờ tối giờ như chương trình. Bài quốc ca Mỹ được hát live bởi em Huỳnh Quan Trâm Anh, thế hệ thứ hai của chs Ngô Quyền. Bài quốc ca Việt Nam thiêng liêng, thân thuộc được ban hợp ca Bắc CA trình bày. Khi hát, chúng tôi gởi lòng về quê nhà và tưởng như mình đang đứng chào cờ mỗi sáng thứ hai hoặc thứ năm ở sân trường xưa yêu dấu

blank

.

Một trong những phần phát biểu đầu buổi họp mặt là phát biểu của Thầy Nguyễn Thất Hiệp, GS cố vấn của Ban Tổ chức ở Bắc CA. Lời Thầy ngắn gọn như những bài giảng môn Toán năm nào, đã làm vơi bớt nhọc nhằn của Ban Tổ chức.

blank

.

Thầy Giám học đầu tiên của trường Ngô Quyền,Thầy Phan Thanh Hoài cũng đã "hiệu triệu" ngắn gọn nhưng đủ để cho các anh chị vác ngà voi ròng rã hơn 10 năm qua mát lòng như được uống một ly đá chanh giữa mùa hè. Năm nay, "con chim đầu đàn" của Thầy trò Ngô Quyền ở hải ngoại yếu hơn như định luật thời gian. Chúng tôi chùng lòng nhìn cái dáng cao ốm của Thầy chậm rãi hiền từ bước từng bước một với sự trợ giúp của cái baton. Cầu mong sức khỏe Thầy ổn định để Thầy còn tiếp tục dẫn dắt chúng tôi ít nhất là một thập niên nữa.

.

Sau phần phát biểu của đại diện Ban Tổ chức và đại diện Ban chấp hành Hội chs Ngô Quyền , phần dạ tiệc bắt đầu với salad, bánh mì, và một món chính như lựa chọn của từng người tham dự. Trước đó, quan khách có dịp thưởng thức tài nội trợ của chs NQ khóa 2 Mai Thị Thanh Nhàn ở San Jose với 400 cuốn chả giò, (chị đã một mình cuốn từ cả tuần trước đó), cùng 300 cái bánh pâte chaud được order từ một nơi làm bánh nổi tiếng ở địa phương .

blank

.

Năm nay, để có nhiều thì giờ hàn huyên, trưởng ban Tổ chức Huỳnh Quan Minh, và chị Bùi Thị Hảo đã không sắp xếp các tiết mục văn nghệ trong phần dạ tiệc. Trong lúc quan khách thưởng thức bữa ăn tối trong ánh đèn cầy lung linh ở mỗi bàn, chs NQ K9 Trần Thị Ngọc Châu, và chs NQ K15 Cao Thị Kim Hường đến từng bàn bán vé số gây quỹ, và bù vào chi phí tổ chức ở một khách sạn 4 sao của Mỹ. Không biết nhờ khả năng sales của chị Châu và Kim Hường, nhờ quan khách ước lượng được các khoản chi không nhỏ của BTC, hay vì cả hai lý do, vé số được ủng hộ nồng nhiệt như các kỳ xổ số Mega Million của Mỹ.

blank

.

Sau phần "có thực mới vực được đạo”, trưởng ban Tổ chức đã cảm ơn các chs NQ đã đóng góp tích cực cho họp mặt truyền thống lần thứ 13, kể cả các anh chị trong Ban chấp hành Hội chs NQ từ Nam California.

blank
.

BTC chỉ được cầm hoa hồng trong vòng vài phút. Sau đó hoa hồng được quý anh chị trong BTC kính tặng Thầy Cô ngay tại chỗ ngồi như một lời cảm ơn chân thành nhất từ học trò... già. Khi trao hoa hồng cho quý Thầy Cô hiện diện bằng cả hai tay, chúng tôi cũng trao những cành hoa hồng trong tâm tưởng đến những Thầy Cô vắng mặt, và cả những Thầy Cô đã nằm xuống bằng lòng biết ơn chân thành, vì dù ít dù nhiều, sự thành đạt của tất cả các chs NQ ngày nay đều có công sức của quý Thầy Cô ở Ngô Quyền xưa.

blank

.

Trưởng BTC năm nay là một nhạc sĩ nên các màn văn nghệ dù là của "cây nhà là vườn", của thân hữu, hay là của các giọng hát chuyên nghiệp ở địa phương đều nhận được những tràng pháo tay của 240 khán giả. Trong không khí nhạc thính phòng, đèn trong phòng được tắt hết, chỉ có ánh nến lung linh ở mỗi bàn, và ánh đèn màu trên sân khấu, hai ca sĩ Diệu Linh, và Anh Tuấn cũng có thêm cảm hứng nên trình bày xuất thần các bài tình ca hơn 40 năm trước do chị Bùi Thị Hảo chọn. Xin cảm ơn Nhạc sĩ Cao Trầm đã góp phần làm cho phần văn nghệ khá hoàn hảo với âm thanh, ánh sáng, và các nhạc cụ của anh .
blank

.

Xen kẻ trong các bài hát là phần xổ số được hai MC: chs NQ K8 Nguyễn Thành Long, và chs NQ K16 Nguyễn Thị Thu Hương điều khiển rất linh động. “Thần tài” đã không thiên vị nên 7 giải thưởng nhỏ (có cả một cái Apple mini Ipad cùng nhiều giải thưởng có giá trị khác được một số anh chị trong BTC đóng góp) đều thuộc về khách phương xa, cùng các chs NQ Nam California. Giải độc đắc (cái TV HD flat screen 39 inches được chs NQ K9 Phạm Công Hoàng bảo trợ) về tay chị Trần Thiên Hà, "nhà tôi" của chs NQ K7 Trần Phương Nam, ở Walnut Creek, Bắc California .
blank

Như dự định, gần 11 giờ đêm, BTC tiễn quý Thầy Cô lên tầng 4 của khách sạn nghỉ ngơi. Bầy học trò.. già bắt đầu nhảy nhót như tuổi đời vẫn còn đếm đủ trên các đầu ngón tay và.... ngón chân. Vui nhất và hăng nhất phải kể đến các chs NQ K14 với các anh chị đến từ xa, trong đó có những người lần đầu dự họp mặt NQ như cựu hoa khôi Đào Thị Tú Trang đến từ Oregon. Vì lần đầu gặp lại nhau sau gần 40 năm nên NQ K14, vũ sư của chs Ngô Quyền, anh chị Bùi Thanh Lam và Mai đã tập trung thời gian cho bạn xưa, không trình diễn những bước nhảy bay bướm, điêu luyện của anh chị như thường lệ .

blank

.

Cuộc vui nào dù dài đến đâu cũng có lúc phải dứt, BTC tiễn khách về và quay lại giúp nhau "cuốn cờ, tháo sân khấu" lúc nửa đêm, chấm dứt một ngày bận rộn, mệt nhưng đầy niềm vui.

blank

.

Trong dư âm rất gần của họp mặt truyền thồng Ngô Quyền lần thứ XIII ở Bắc California, xin chân thành kính cảm ơn quý Thẩy Cô không quản ngại đường xa về San Jose "đoàn tụ ngắn hạn" với đồng nghiệp và học trò. Xin cảm ơn Thầy Nguyễn Thất Hiệp đã sát cánh cùng BTC trong suốt hai tháng qua. Xin cảm ơn Thầy Phạm Ngọc Quýnh đã cho con gái út là Phạm Ngọc Quỳnh Thư năng nổ và tích cực giúp BTC.
blank

.

Xin đặc biệt cảm ơn chs NQ K15 Liên Thất Hậu (Bác sĩ chuyên khoa tim John Hậu Liên ở San Jose) người bảo trợ lớn nhất trong số rất nhiều bảo trợ của họp mặt NQ truyền thống lần thứ 13 của họp mặt năm nay. Đóng góp của anh đã giúp BTC cân bằng thu chi, không phải “móc hầu bao” ra bù lỗ.

Xin tuyên dương tinh thần "lấy chồng phải… vác ngà voi cùng chồng" của các chị Huỳnh Quan Minh (Phương Khanh); Nguyễn Anh Tuấn (Cẩm Vân); và Trương Kiến Xương (La Nhung).
blank

.

Xin cảm ơn các anh chị chs NQ "anh em ta về cùng nhau ta quây quần", và thân hữu đã đến chung vui với Thầy trò Ngô Quyền.

blank

Và cuối cùng xin chân thành xin lỗi về những khiếm khuyết, những điều chưa toàn hảo.
blank

.

Hẹn gặp nhau ở họp mặt truyền thống lần thứ XIV năm tới ở Orange County, và hội ngộ chs NQ toàn thế giới lần III năm 2016 ở Bắc California.

Nguyễn Trần Diệu Hương

Thung lũng Hoa vàng JUL 2014



.
,

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,263,644
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến