Hôm nay,  

Nói, Trước Khi Quá Muộn

05/08/201400:00:00(Xem: 13676)

Tác giả: Tôn Nữ Thu Dung
Bài số 4293-14-29693vb3080514

Tác giả là cư dân San Dimas, California. Trước tháng Tư 1975, tại Sài Gòn, cô từng cộng tác với tần báo Tuổi Ngọc và là một trong những cây bút học trò được bạn đọc yêu mến. Với bài “Chuyện Cổ Tích Không Phải Cho Bé Thơ”, tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt, Viết Về Nước Mỹ 2013. Sau đây là bài viết mới nhất.

* * *

1

Em không nói gì, mắt em khép kín, nhưng tôi biết em đang nhìn tôi, tôi gỡ một cọng tóc vướng trên môi em, em hơi nhếch môi, cười, môi hồng hồng và mệt mõi.

- Đó là tình yêu, Nhóc.

Hàng mi em lay động, dễ thương lạ lùng như một cánh chim chấp chới tập bay… Tôi vẽ lên má em một trái tim, một đôi môi bằng thỏi son màu nâu nhạt. Em ôm tôi với đôi tay gầy mảnh khảnh, nụ hôn của em dành cho tôi cũng hệt như nụ hôn của một bé con… ấm áp, dịu dàng và tin tưởng.

- Em giống hệt Hải Duy.

- Bọn em rất thân nhau, em thích cái mùi của anh nơi bạn ấy.

Em hít hà vào ngực tôi, cổ tôi… như một con chó con đi lạc vừa được về nhà. Tôi chứng kiến tình bạn của Hải Duy và em trong suốt nhiều năm dài thơ dại.

Tôi đã thấy Hải Duy và em choàng vai nhau trên con dốc đến giảng đường với những áo thun rộng thùng thình, Quần Jeans bạc phếch đặc trưng của dân Mỹ Thuật…hai đứa như hai bức tranh sinh động, rực rỡ và tươi trẻ của mùa hè.

Tôi đã thấy Hải Duy và em mặc hai chiếc áo khoác da đỏ giống hệt nhau lang thang trên rừng đồi sau nhà ngắm nhìn lũ thú hoang ngơ ngác bên bờ suối trong những ngày đông muộn.

Tôi đã thấy Hải Duy và em ngồi trong xe, duỗi dài trên ghế, mỗi đứa một đầu Headphone, mắt lim dim nghe nhạc giờ này qua giờ khác mà tuyết thì đang rơi trắng xóa cả đường về.

Hải Duy nói với tôi:

- Bạn ấy yêu ba.

- Có sao đâu con. rất nhiều cô bé yêu ba qua những bài thơ ba đăng báo.

- Ba không hiểu rồi. Bạn ấy không hề là một - trong- nhiều –cô-bé… vì, có thể bạn ấy làm thơ còn hay hơn ba nữa.

Tôi cười, mẹ Hải Duy bỏ đi từ rất lâu, hai cha con đã trở thành hai người bạn từ khi nào tôi chẳng còn nhớ nỗi… nhưng thật sự rất hiểu lòng nhau và dễ dàng nói với nhau những điều khó nói nhất.

- Ba tưởng bạn ấy và con là một cặp rất đẹp đôi… Ở trường, ai cũng nói với ba như vậy

Hải Duy nheo mắt:

- Bạn ấy vẫn thường xuyên lập đi lập lại: mình tưởng mình yêu cậu, nhưng thật sự mình yêu ba cậu … Ba đừng làm tổn thương bạn ấy, ba nhé!

Tôi đã nghĩ chỉ là một trò đùa cợt trẻ con.

2.

Tôi không thích tình yêu, tôi không thích yêu những cậu con trai bằng tuổi… Riêng Hải Duy là đứa bạn trai tôi gắn bó yêu thương nhất vì mẹ nó bỏ đi từ lúc nó mới 12 tuổi. Mười mấy năm thân thiết với nhau đủ để tôi biết rằng Hải Duy là một con người cô độc, nó không yêu ai, không thích ai, không quan tâm tới ai ngoài ba nó, tôi và những bức tranh…

Tôi hỏi:

- Ba cậu không định lấy vợ khác sao ?Ông ấy tài hoa và từng trãi đến thế.

Hải Duy nhún vai:

- Tình nhân của ông ấy xếp hàng dọc chắc cũng dài tới vài cây số.

- Mình không muốn nói đám tình nhân của ông ấy, mình muốn biết ông ấy đã quan tâm hay gắn bó với ai một cách đặc biệt không ?

Hải Duy gõ gõ ngón tay vào thái dương, suy nghĩ:

- Có lẽ không, hoặc chưa …

Rồi nó nhìn tôi bằng đôi mắt của một con chim ưng săn mồi:

- Sao tự nhiên bạn lại hỏi vậy ?

Tôi khẳng định:

- Tôi yêu ba cậu.

Hải Duy cười ngặt nghẽo:

- Nhóc con điên khùng, bạn còn nhỏ hơn tôi vài tuổi.

- Có sao đâu!

- Bạn yêu tôi có lẽ tốt hơn.

- Ai cũng đều nghĩ vậy, nhưng tiếc là bọn mình không yêu nhau được vì mình giống nhau từ bản chất: Coi thường tình yêu …

- Ngớ ngẩn, ai coi thường tình yêu người đó đời đời sẽ bị đọa đày trong địa ngục.

Không biết Hải Duy nhận ra điều gì trong mắt tôi mà nó dang tay ôm tôi thương xót và không ngừng lập đi lập lại:

- Nhóc con điên, nhóc con điên…

3.

Tôi đang lên chương trình hành động, không cần nhờ Hải Duy trợ giúp, mặc dù nếu tôi nhờ thì Hải Duy vẫn nhắm mắt mà giúp tôi kể cả những điều phi lý nhất. Và tôi cũng vậy, sẵn lòng cùng Hải Duy chia sẻ mọi buồn đau… như ngày xưa, Khi mẹ Hải Duy bỏ đi, đêm đầu tiên vắng mẹ, Hải Duy chạy đến nhà tôi… hai đứa lấy một chai Chivas trong tủ rượu ra đối ẩm trong đêm chập choạng vì nghe nói rượu phá thành sầu… Nhưng thành sầu muôn đời không phá nỗi…Say, hai đứa ngủ vùi ngoài hiên lạnh khi cố ra vốc những nắm tuyết trắng để là dịu mát cổ họng đang cháy bỏng để rồi cùng đi cấp cứu… và di chứng tổn thương phổi đã không bao giờ dứt trong suốt quãng đời còn lại.

4.

Tôi đam mê tạc tượng sau khi hết hứng thú viết những bài thơ tình từng làm mưa gió… Tôi cần một người phụ tá có chút kiến thức về điêu khắc …

Hải Duy nói:

- Để con gọi bạn ấy, bạn ấy có đến 10 hoa tay trên 10 đầu ngón, ba sẽ hài lòng.

Em đến VƯỜN ĐÁ TẢNG của tôi, như con bướm vàng nhởn nhơ trong nắng, ngây thơ, trong trẻo và tài hoa… Nhiều khách hàng, bạn hữu yêu thích, hỏi thăm, Tôi trả lời:

- Bạn của con trai tôi.

Thật vậy, em và Hải Duy là một đôi tri kỷ… Khi tôi hỏi về một ý tưởng hai đứa đều chung một quan điểm, chung một câu trả lời, dù Hải Duy đang lang thang trong một thành phố xa lắc xa lơ nào đó và em thì đang ngồi cạnh tôi ở Studio trong VƯỜN ĐÁ TẢNG.

5.

Không ai biết điều ấy có ý nghĩa đối với tôi như thế nào đâu!

Tôi phác họa một nàng Vệ Nữ cổ điển với mớ tóc dài che kín ngực…

Tôi phác họa một nàng Tiên Cá bị đọa đày ở trần gian khi mất đi tiếng hát…

Tôi phác họa một chân dung, một chân dung mà tôi không muốn nói đó là ai …

Sao những phác thảo người của anh đơn giản và tài hoa quá mà qua tay tôi thì thê thảm từ hình thức đến nội dung dù tôi hết sức chuyên tâm ngày đêm học hỏi…

Đến một ngày, anh cầm tác phẩm đầu tay của tôi lên, ngắm nghía, xoay ngang rồi xoay dọc… anh hỏi:

- Cái gì thế này, Nhóc ?

Tôi cáu kỉnh:

- Nothing.

- Nó phải mang một chủ đề, một cái tên chứ!

Tôi bực mình giằng lại, Hải Duy trước khi khoác ba lô lên đường đi Seattle đã dặn: Cố lên Nhóc, Hãy nói điều mình muốn trước khi quá muộn.

Tôi nhìn vào mắt anh, thật lâu, thật buồn, thật đắn đo và ngập tràn tuyệt vọng vì nghĩ rằng mình không thể …Tôi nghẹn ngào thầm thì:

- Vâng, nó cũng có một cái tên … một cái tên…

Anh quẹt một ngón tay còn dính đầy thạch cao vào má tôi, khuyến khích:

- Nói đi, Nhóc, nói đi …

- Vâng, nó tên là EM YÊU ANH.

Tôi thấy ngón tay anh run run trên mặt mình, tôi lập lại, rõ ràng từng tiếng một:

- EM YÊU ANH … Đó là tên của nó.

Anh dịu dàng:

- Nhóc, một lời đã lỡ nói rồi sao có thể chối là không?

Tôn Nữ Thu Dung

Ý kiến bạn đọc
06/08/201413:08:09
Khách
Có ai đọc chuyện đời của nhà điệu khắc Rodin chưa ? nghệ sĩ ấy mà . Lãng mạn mới là nghệ sĩ . Mà nghệ sĩ là nửa thánh nhân . Yêu người già , người trẻ , yêu nhiều người một lúc , yêu bao mối tình mà mối tình nào cũng yêu sôi nổi , đậm thiết tha như nhau.
Còn chúng ta thường nhân , chỉ yêu một lần . Nếu có các lần sau sẽ kém thắm hơn lần trước . Hổng biết triết lý cùn , suy bụng ta ra bụng người có đúng không ?
06/08/201403:22:40
Khách
Chồbg già vơ trẻ đi với nhau không xưmg. Toi co nguoi BA con ham Tien lay Ong Chong Gia ngắt. Đi đâu cũng cảm thấy nguọng ngùng :-( cô gái trong truỵen này lãng mạn quá!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,343,495
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Bà là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, sinh năm 1940 tại Cần Thơ. Hai bài viết đầu tiên của bà là tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Ky. Cưới nhau: 1972. Tới Mỹ năm 1975. Từ 1985, hai vợ chồng mở v/p Di Trú và Thuế Vụ tại Long Beach. Bài viết mới
Tê Hát I Cờ Rét là bút hiệu của Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Sau đây là bài viết thứ ba của chàng.
Tác giả sinh năm1949, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991. Nghề nghiệp trước 75: dạy học. Công việc làm ở Mỹ: du lịch. Hiện đã hưu trí và là cư dân vùng Little Saigon, Westminster, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà năm 2013 là "Kock and Me / Vi trùng lao và Tôi." Sau đây là bài viết thứ tám,đang 2 kỳ, tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2001, giải Việt Bút 2011, và là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo từ 7 năm qua. Bà hiện là cư dân vùng Little Saigon, công việc: giám khảo của Bureau of Barbering & Cosmetology (Nha Khảo Thí ngành Thẩm Mỹ) thuộc tiểu bang California. Bài mới của Bảo Xuân là chuyện về mối lo mùa lễ lạc đang tới.
Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện H.Ọ 9, hiện định cư tại Greenville, South Carolina, tham dự Viết Về nước Mỹ từ 2002. Tác phẩm đã xuất bản: Hành Trình Về Phương Đông. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Learjet, Wichita. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con- hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức đã nhận giải bán kết 2001 và là một trong những tác giả được đặc biệt quí trọng. Sau hơn 8 năm ngưng viết và bặt tin, Thảo Ơi là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả, một kỹ sư điện tử tại công ty Intel, Bắc California, dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008 và đã lần lượt nhận Giải Danh Dư 2009, với bài "Tình Nghĩa, Nghĩa Tình", Giải Vinh Danh Tác Phẩm 2010, với bài “Việc Làm Ơi, Mi Đi Đâu”. Bằng sức viết được thể hiện mạnh mẽ suốt 5 năm, với bài “Những Đoạn Đường Cho Nhau”, kể về một người bạn và tình bạn trong “đám con nít của Sài gòn thất thủ năm xưa, Khôi An đã trở thành tác giả nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013.
Tác giả lần đầu dự viết về nước Mỹ. Theo bài viết, đây là chuyện kể của một bà mẹ trong gia đình đến Mỹ theo diện H.O., an cư ở Seattle. Một đứa bé được định cư ở Hoa Kỳ sẽ phát triển và hội nhập như thế nào?Xã hội mới, hoàn cảnh mới tạo cho em những điều kiện sinh hoạt ra sao. Cha mẹ sẽ khuyến khich giúp đỡ em như thế nào? Đó là nội dung chuyện kể. Mong tác giả tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, công việc: làm nail. Tham gia viết về nước Mỹ từ 2011, với bút hiệu Hữu Duyên Nguyễn và bài "Cám Ơn Bố", bà đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.
Tác giả sinh năm 1950, đến Mỹ năm 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, hiện sống ở Bắc Cali. Tốt nghiệp đại học ngành Early Childhood Education (giáo dục nhi đồng) tại Chapman University
Nhạc sĩ Cung Tiến