Hôm nay,  

Xin Lỗi Cô!

04/09/201400:00:00(Xem: 15529)

Tác giả: Sao Nam Trần ngọc Bình
Bài số 4321-14-29721vb5090414

Tựa đề trên là mộ bài viết ngắn, kể về kiểu lừa bịp qua điện thoại. Bài tiếp theo, tác giả kể việc tự trị chứng bệnh đau thần kinh toạ. Sao Nam Trần Ngọc Bình là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beond" do tác giả viết bằng Anh ngữ.

* * *

Nước Mỹ đứng đầu thế giới về khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên trong đời sống ở bên Mỹ cũng không thiếu những kỹ thuật lừa đảo mà nếu không cẩn thận nạn nhân chỉ "ôm đầu máu" mà khóc hận nhưng đã quá trễ.

Nhiều cảnh báo đã được đưa ra nhưng vẫn có người bị xập bẫy vì cái bẫy êm quá hay vì thiếu cảnh giác hay vì không hiểu lối sống ở Mỹ.

Sáng nay July 24, 2014 tôi cũng gặp một trường hợp nay xin kể lại cho bà con nghe chơi mà đề phòng!

Chuông điện thoại reo. Bắt máy. Phía bên kia đầu giây một giọng nữ tự giới thiệu:

- Ông Bình! Tôi là Jane làm việc cho hãng Internet mà Ông đang xử dụng dịch vụ. Hôm nay tôi mang tiền đến cho Ông đây! Ông nghĩ thế nào?

- Tiền à? Thế thì quý quá! Vậy cô gởi check cho tôi chăng? Hay thế nào đây Cô?

- Đúng vậy! Tôi mang tiền đến cho Ông vậy Ông không mừng à?

- Mừng chứ! Nhưng Cô cứ nói vòng vo hoài tôi làm sao hiểu nổi! Cô làm khó tôi đấy nhé!

- Dạ, không! Tôi hạ tiền hàng tháng cho Ông nay còn $18.00 đô/tháng thôi!

- Thế thì còn gì bằng! Tôi có phải cam kết điều gì không?

- Không! Không! Ông không phải cam kết bất cứ điều gì cả! Không phải mua bất cứ cái gì của hãng tôi! Sau hai năm thì tiền phí hàng tháng sẽ trở lại như cũ. Ông bằng lòng chứ?

Bằng lòng quá đi chứ! Này nhé: không cam kết, không phải mua bất cứ cái gì của hãng của Cô thế thì còn gì bằng?

- Hình như Cô là người rao hàng xuất sắc thì phải!

- Vâng! Đúng thế!

Cô cho tôi hỏi Cô câu này nhé! Cô có thể cho tôi cái giá 15.00 đô/tháng không?

- Được! Được! Tôi sẽ cho Ông cái giá đó nhưng Ông phải cho tôi một con số để tham khảo.

Cô Mỹ lừa này tưởng tôi đã mắc câu nên bồi thêm:

- Nếu không có số tham khảo (reference number) thì tôi làm sao nói với hãng của tôi được. Ông nhớ cho, Ông phải cho tôi cái số tham khảo nhé!

- Ô! Cô nói gì lạ vậy. Cô là saleslady Cô làm quảng cáo cho hãng của Cô mà Cô lại bảo tôi cho Cô cái số để tham khảo là sao? Nghe nó kỳ kỳ! Này Cô! Tôi đâu biết Cô là ai! Cô nói Cô là Chủ Tịch hay Tổng Giám Đốc của cái công ty quỷ tha ma bắt nào đó tôi cũng chẳng biết nó ở đâu mà kiếm. Này Cô telemarketing qua phone thì thiếu gì những người lừa đảo. Cô lại nhè tôi mà lấy làm mục tiêu. Cô đúng là kẻ lừa đảo qua phone rồi. Cô cứ nhắm người lớn tuổi mà lừa. Lối lừa này xưa rồi! Quỷ tha ma bắt Cô cho rồi. Cám ơn Cô nhé. Cô đi lừa người khác đi. Mà Cô chả lừa được ai nữa đâu. Tôi sẽ cho bạn bè tôi hay để Cô khỏi tốn công tốn sức giở chiêu lừa mấy ông già bà cả nữa nhe!

Như một bóng ma phía đầu giây bên kia chẳng thấy ai trả lời.

Bài thứ hai: Tự trị Bệnh

Đau Thần Kinh Toạ

Sau khi xoa mấy cái đốt sống ở cổ và lựa thế vặn cái cổ kêu đánh rốp một cái bà chiropractor cho biết như thế là việc điều trị đã xong và tôi có thể ra về, khi nào đau quá, cho Bà hay và Bà ấy sẽ tính tiếp.

Không để Bà ấy tính tiếp vì tôi vẫn đi bộ mỗi sáng lối một giờ để cho máu huyết lưu thông trong các vi ti huyết quản ở gần cổ chân theo như một bài báo trên internet. Theo bài này thì "ngưởi già đôi chân già trước" nên muốn sống khỏe mạnh, ít bịnh tật thì người có tuổi phải đi bộ ít nhất là 30 phút và tối đa là 60 phút mỗi ngày. Nhờ tôi tập đi bộ mỗi ngày nên khi bị bịnh ĐTKT (Đau Thần Kinh Tọa) nên việc đi bộ đã thành thói quen lại vô tình phù hợp với chỉ dẫn là đi bộ để trị bịnh ĐTKT!

Trước khi bị bịnh ĐTKT thì tôi vẫn thường đi bộ mỗi ngày 1 giờ. Sau khi bị bịnh ĐTKT khi tôi bước chân để đi thì cái chân bên phải cứ nổi loạn và không chịu cất bước nhưng tôi không chịu đầu hàng và cắn răng chịu cái đau chạy từ gót chân lên tới đinh đầu và tôi bắt cái chân phải phải theo ý tôi.Thế là cái đau từng bước một phải đầu hàng, phải chịu thua và giảm dần từ 10 xuống 9, rồi 8, rồi 7 v... v..., theo mỗi bước chân, nếu lấy con số từ 1 tới 10 để đo độ giảm đau này và đến phút thứ 30 thì tôi cảm thấy mỗi bước đi của tôi trở nên bình thường y như trước, y như là tôi được lên Thiên Đàng vậy, nếu Thiên Đàng có thật trên cõi Nhân Gian đầy Bịnh và Tật này.


Khỏang nửa tháng sau khi ngưng tới Phòng Mạch thì tôi nhận được hồ sơ bịnh. Mở ra thì bà Chiropractor phê là tôi bị bịnh Đau Thần Kinh Tọa. Đọc mấy chữ này thì tôi mừng hết lớn vì như thế thì bịnh trạng của tôi không đến nỗi nào tôi có thể tự chữa được, bằng cách làm sao cho mấy đốt sống ở cổ dãn ra là tôi hết bịnh.

Khi gõ vào trang Google để tìm hiểu xem tại sao tôi lại bị bịnh Đau Thần Kinh Tọa (ĐTKT) này thì tôi mới biết là bịnh ĐTKT có 4 nguyên nhân chính theo như tôi hiểu là nặng như sau:

- Đốt sống nơi ngang thắt lưng bị hẹp lại

- Sự thoái hóa của đĩa đệm nơi cột sống

- Đĩa đệm cột sống bị trượt đè lên đĩa khác

- Khi có thai

Về cách trị bịnh ĐTKT thì trong trang web chữ Anh của Google cũng có nói đi bộ còn trong trang web chữ Việt thì không thấy đề cập tới cách đi bộ để chữa bịnh ĐTKT!

Một nguyên nhân khác khiến gây ra bịnh ĐTKT là do ngủ trên cái nệm mềm. Đây là nguyên nhân căn bịnh của tôi! Như vậy bịnh của tôi thuộc loại nhẹ và không cần phải đi làm CAT scan hay MRI như những bịnh nhân bị nặng.

Sau khi biết bịnh tình của tôi so với mấy nguyên nhân chính trên thì tôi giảm được mối lo canh cánh trong tâm.

Hàng ngày mỗi sáng tôi vẫn quỳ hai đầu gối trên sàn nhà, hai đầu gối cách nhau vừa phải, và tập thở bốn thời theo Yoga bằng cách ngửa cái cổ ra đằng sau rồi từ từ hít vào cho đến khi cái cổ không còn ngửa ra đằng sau được nữa thì từ từ cúi đầu ra đằng trước và từ từ thở ra, như đã được chỉ rõ trong cuốn "Phương Pháp Dưỡng Sinh của bác sĩ Nguyễn văn Hửởng và Huỳnh uyển Liên.

Nếu các bạn ra thư viện ở thành phố mình cư ngụ thì thế nào cũng mượn được quyển "The Fountain of Youth" của tác giả lPeter Kelder. Thế tập này là "thức thứ 3" trong cuốn này. Cuốn này ở Việt Nam đã dịch ra là "Suối Nguồn Tươi Trẻ", chỉ tiếc là cuốn này không chỉ rõ cách thở 4 thời.

Theo như suy luận của tôi với động tác này thì tự nhiên cái đoạn cong của đốt xương sống ở cổ sẽ hết bị kẹt và sẽ thẳng ra như cũ.

Chả thế mà sau hai tháng tập luyện chuyên cần tôi đã có thể đi lại bình thường không còn bị cái đau buốt lên tận óc hành hạ nữa.

Theo như tôi hiểu cái dây thần kinh tọa này trong dân gian người ta gọi là “cái nhượng” chạy dọc từ cái mông xuống tận gót chân.

Trước 30/04/75 có một chuyện tình thương tâm giữa một ông là Trưởng Ty, của một Quận ngoại thành phố Saigon với một cô gái còn son trẻ.

Sau ngày 30/04/75 khi bị tù ở Trại Tù Long Giao Tỉnh Long Khánh tôi ở chung một Tổ với một anh bạn tù xuất thân từ Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Thấy anh đi khập khiễng tôi hỏi thì anh cho biết trong một cuộc hành quân anh bị một viên đạn làm đứt cái nhượng. Nhờ viên Đại Úy Cố Vấn da đen biết rõ tình trạng vết thương nên đã xin tải thương anh về Bịnh Viện của quân đội Mỹ. Viên Cố Vấn Mỹ đen tận tụy với bạn này hộ tống anh tới nơi và yêu cầu nơi đây nối lại cái nhượng cho anh nên anh mới không bị què một chân và chỉ đi khập khiễng thôi, lúc đó Việt Nam chưa học được cách nối nhượng chân.

Nếu bạn cũng bị ĐTKT như tôi và cũng với nguyên nhân là nằm ngủ trên cái nệm mềm thì bạn hãy tự chữa bằng cách tập thế quỳ gối cùng với tập thở 4 thời và đi bộ một giờ mỗi ngày. Hai việc này chẳng khó gì và cũng chẳng hao tốn gì cả, bạn có thể thử tập xem sao.

Để tiện cho quý vị tôi xin lập lại cách thở 4 thời: Thời thứ nhất từ từ hít vào cho đến khi không khí đầy phổi thì vẫn tiếp tục hít vào mà không đóng thanh quản và không ngưng thở là thời kỳ thứ hai và đếm từ 1 tới 10 hay 20 hoặc 30 tùy theo sức chịu đựng của cơ thể của bạn.

Mục đích là để cho máu đen từ cơ thể chạy lên hai lá phổi của bạn có thời giờ "ăn" oxy để biến thành máu đỏ rồi trở lại cơ thể để đi nuôi các tế bào. Sau đó từ từ thở ra như con cò đáp xuống cánh đồng là thời kỳ thứ ba. Thời kỳ thứ tư là hít vào và thở ra bình thường cho đến khi nhịp tim đập trở lại bình thường vì khi bạn thở bốn thời tim bạn đập nhanh hơn bình thường, khi nhịp tim trở lại bình thường thì bạn bắt đầu cái thở thứ hai.

Cần nhớ là nếu bạn thở đúng thì bạn sẽ cảm thấy máu mà thực ra là máu có nhiều oxy chạy rần rần trong hai mạch máu ở hai cánh tay hoặc bạn sẽ cảm thấy mười đầu ngón tay tê tê. Nếu bạn thở sai thì sẽ thấy nhức đầu và phải tập thở lại cho đúng cách.

Chúc bạn mau hết bịnh.

Sao Nam Trần Ngọc Bình

Ý kiến bạn đọc
08/10/201406:43:08
Khách
Thưa bạn đọc Nguyễn
Mỗi lần châm cứu mất bao nhiêu?Cám ơn bạn đọc đã quan tâm.Mến
17/09/201416:54:55
Khách
Tôi cũng bị ĐTKT (một thời gian ngắn thôi) phải nói là đau lắm lắm....tôi đi châm cứu 3 lần và gần như khỏi hẳn. Tôi vẫn còn đi làm và không có thời giờ để bỏ ra 30-60 phút để đi bộ như chỉ dẫn, và châm cứu là phương thức tốt và hiểu quả mà tôi được kinh nghiệm qua. Một điểm nữa là không phải thầy châm cứu nào cũng giỏi và chữa hay cả, cẩn thận và thử coi nếu bạn đang bị bệnh này.
08/09/201421:45:48
Khách
Xin cám ơn độc giả. Cứ tập thở 4 thời bạn sẽ bớt,giảm,hết nhiều loại bịnh mà người lớn tuổi thường mắc phải.Điều cần là phải kiên tri,riết thành thói quen cứ đến giờ là thở mạnh một cái là tỉnh giấc và tập.Trân trọng.
06/09/201404:27:22
Khách
Cám ơn tác giả đẫ cho biết thêm nhiều điều để biết về cách thở chữa bịnh này . Tôi ghi lại và sẽ tập.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,424,014
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến