Hôm nay,  

Thằng Củ Cải

07/09/201400:00:00(Xem: 13663)
Tác giả: Thái NC
Bài số 4324-14-29724vb6090714

Đây là chuyện kể bằng ảnh về một chàng mèo hoang tại Mỹ. Thái NC., tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.

* * *

blank
1) Không biết từ lúc nào, mỗi chiều gia đình tôi chuẩn bị cơm là thấy con mèo này ngồi ở góc vườn nhìn vào. Nó là một con mèo hoang. Thỉnh thoảng thấy nó chạy rông trong xóm cùng 3, 4 con khác. Tuy là mèo hoang nó trông rất mập mạp, sạch sẽ và… đẹp trai chán.

blank
2) Thấy nó lảng vảng trong vườn hoài, vợ tôi bèn mang đồ ăn ra cho để làm quen. Con tôi đề nghị đặt cho nó một cái tên. Sẵn lúc đó con đang ăn món khoái khẩu bột chiên có trộn củ cải mà con rất thích, nên cả nhà đồng ý đặt tên nó là CỦ CẢI. Còn lý do nào gọi là “thằng” không phải “con” cũng là phỏng đoán mà thôi vì thấy nó bự con và có khuôn mặt…ngầu nhứt trong mấy con mèo hoang khác trong xóm nên nghĩ rằng nó phải là cái… thằng.

Mấy tháng trôi qua, thằng Củ Cải ngày càng thân thiện với nhà tôi hơn. Trước kia dù hằng ngày thấy nó ở ngoài sân, nhưng mỗi lần chúng tôi mở cửa mang đồ ăn ra là nó nhảy phóc lên hàng rào ngồi cho an toàn. Bỏ đồ ăn xong vô nhà nó mới xuống thưởng thức một mình. Dần dần, nhất là với vợ tôi hay cho, nên nó không chạy nữa khi chúng tôi mang đồ ăn ra sân. Tuy vậy đừng dại mà đụng vào nó. Một lần vợ tôi tưởng đã thân đủ đưa tay tính sờ nó, ai ngờ nó phản ứng cào cho một cái, may mà tránh kịp.

blank
3) Được một thời gian, một hôm thấy thằng Củ Cải không ngồi ở góc vườn chỗ thường lệ nữa mà nó tới sát cửa. Linh cảm được thằng Củ Cải muốn gì, chúng tôi bèn mở cửa và trốn vào bên trong. Quả nhiên nó tiến đến cửa dáo dác nhìn vào trong nhà…

blank
4) Và chỉ sau vài giây ngần ngại, thằng Củ Cải đã bước hẳn những bước đầu tiên vào nhà.

blank
5) Kể từ hôm đó thằng Củ Cải bắt đầu vô nhà tôi thường xuyên. Nó cũng còn nhát lắm. Đi lòng vòng trong nhà không ai làm gì thì thôi, nhưng hễ có một động tĩnh lạ nào là nó vọt ra ngoài sân ngay.

Tôi đùa rằng con mèo đã “xin nhận cái nhà này làm quê hương”. Nó tự nhiên đi đứng nằm ngồi trong phòng ăn và nhà bếp. Đến tối không cần đuổi, nó tự động ra ngoài. Nó cũng có chỗ đàn đúm cuộc sống thế giới về đêm của những con mèo hoang. Có một điều không cải biến được là không ai được đụng đến nó. Dạo sau này thì nó thuần hơn không cào lại mà chỉ né, chạy tránh chỗ khác mà thôi.

blank
6) Tuy không chính thức nuôi nó như mèo nhà, nhưng vợ và con gái tôi cũng thương lắm, làm một cái giường cho nó ngủ ban đêm phía ngoài cửa. Thằng Củ Cải thông minh, biết đó là cái giường cho nó. Thỉnh thoảng buổi sáng thức dậy tôi thấy nó cuộn mình ngủ ngon lành.

blank
7) Có lần gia đình người bạn đi chơi xa gửi lại con chó nhờ nuôi hộ. Trong mấy ngày đó chúng tôi phải giữ Củ Cải ở ngoài vườn không cho vô nhà. Một lần nếu không nhờ cánh cửa kính cách ngăn là đã có một trận chiến kịch liệt giữa hai con con này rồi.

Sau hôm cắn xé lẫn nhau qua tấm cửa đó, thằng Củ Cải bỏ đi đâu mất biệt. Con chó đã trả về chủ của nó, nhưng thằng Củ Cải vẫn biệt tăm hơi. Vợ tôi hờn tôi vì cho rằng tôi nhận lời bạn giữ con chó trong nhà làm thằng Củ Cải tủi thân. Nó tưởng nhà mình từ nay đã nuôi chó tức là sẽ không nhận nuôi nó nữa nên nó bỏ đi.

Có những đêm giữa khuya nằm nghe tiếng mấy con mèo hoang cấu xé tranh giành tình yêu lẫn nhau. Vợ tôi thì thầm giọng: “Anh ơi, thằng Củ Cài lại đi đánh lộn với mấy con mèo khác. Em sợ nó bị mấy con mèo khác cắn tội nghiệp quá”

blank

8) Được khoảng một tuần, hôm tôi đi làm về thấy vợ tôi mặt mày tươi cười chỉ ra ngoài sân. Trời ơi, thằng Củ Cải đã trở về… Không phải một mình, mà còn có thêm một con mèo cái đen xì này. Té ra một tuần nay nó đi cưới vợ và hôm nay dắt vợ về …ra mắt gia đình. Nhà tôi hôm đó đãi hai vợ chồng Củ Cải một chầu thật ngon lành.

Ở được mấy ngày Củ Cải và vợ bỗng ra đi biệt tích. Vợ tôi lại lo lắng. Tôi nói vợ chồng son phải cho tụi nó đi …tuần trăng mật chứ em.

Nhưng lần này Củ Cải đi lâu hơn lần trước. Mấy lâu nay có con mèo trong nhà, mỗi ngày trước giờ cơm có nó đi ngao ngao, và làm đề tài bàn cãi trong nhà cũng vui vui. Bây giờ nó đi lâu quá làm cảm thấy trống vắng. Tôi còn cảm thấy nhớ nữa lọ là vợ hay con cho nó ăn. Chắc nó kiếm đuợc nhà nào nuôi, đồ ăn ngon hơn và ở lại đó.

Cầu đến hai ba tuần sau, bỗng nhiên thằng Củ Cải lại trở về. Cả nhà tôi đều bàng hoàng khi thấy nó ở đâu bất ngờ lững thững bước vô nhà.

blank
9) Thằng Củ Cải gầy ốm, dơ dáy đến độ không ngờ. Rõ ràng nó đang bệnh. Từ một con mèo khỏe mạnh, linh hoạt mấy tuần trước, hôm nay nó ốm giơ xương, trên mặt nó có một bợn ghèn, hay máu khô đông lại đen xì. Người nó cũng đầy đất ghét, bệ rạc không thể ngờ được. Vợ tôi mang thịt thà có sẵn cho mà nó cũng không tỏ vẻ gì thích thú, chỉ hửi hửi, ráng nhai mấy miếng nhỏ rồi hững hờ bỏ lại không thèm.

Một điều bất ngờ chưa từng xảy ra là thằng Củ Cải thấy vợ tôi ngồi đó, nó bèn tiến lại. Vợ tôi biết ý không muốn sờ nó. Ai ngờ nó tự động dụi

mặt vô tay vợ tôi và hửi hửi. Vợ tôi cảm động hỏi “ Con hả? Con đi đâu bây giờ mới về? Con bệnh hả?” Thằng Củ Cải vừa dúi đầu vô tay vợ tôi vừa kêu ngao ngao thật nhỏ và khó khăn. Hình như nó hiểu vợ tôi hỏi cái gì và nó muốn trả lời, muốn kể lễ, nhưng ngôn ngữ của nó chỉ là ngao ngao vậy thôi.

Thằng Củ Cải hình như không đủ sức để đi đâu nữa cả. Nó ngồi dưới gầm bàn nhà tôi hàng tiếng đồng hồ, thẫn thờ, mệt nhọc như vậy. Đến tối tôi phải cho nó ra ngoài. Dù thương cách mấy tôi cũng không thể để một con mèo hoang bệnh tật này trong nhà qua đêm được.

Sáng hôm sau thức dậy vén màn che cửa đã thấy nó ngồi ngay đó rồi như đang chờ đợi.

Sắp đến giờ đi làm, nhưng tôi cũng mở cửa cho nó vào nhà chút xíu. Thằng Củ Cải mới vào là chạy ngay tới trước tủ lạnh, chỗ hôm qua nó và vợ tôi nói chuyện. Nhưng vợ tôi đã đi làm từ sáng sớm. Nó đứng ngao ngao mấy tiếng không thấy ai, bèn tự động đi ra khỏi nhà không cần phải đuổi làm tôi cũng ngạc nhiên!

blank
10) Chiều hôm đó tôi đi làm về trễ, vợ tôi cho hay hồi chiều thằng Củ Cải có ghé qua và được nàng cho ăn thức ăn mới. Hôm qua thấy nó không nhai được thịt nữa nên hôm nay đi làm về nàng ghé chợ mua 4 hôp PATE đồ ăn mèo thuộc loại mềm, không cần phải nhai.

blank
11) Tội nghiệp, thằng Củ Cải mấy lâu nay chắc ăn không được nên hôm nay gặp Pate mềm nó quất sạch nguyên một hộp.

Không ngờ đó là bữa ăn cuối cùng của thằng Củ Cải. Hôm sau đi làm về vợ chồng tôi được bà hàng xóm cho hay, thằng Củ Cải đã “passed away” trong góc vườn của nhà bà. Bà biết nó là con mèo hoang được nhà tôi cho ăn vậy thôi, cũng như bà từng cho nó ăn một thời gian, không phải là mèo nhà nuôi nên bà đã kêu sở vệ sinh thành phố tới lấy xác thằng Củ Cải đi rồi.

Mấy ngày trời vợ tôi buồn lắm, thỉnh thoảng trách tại sao mình không nuôi luôn trong nhà thì nó đâu đến nổi đi hoang cho bệnh tật và chết như vậy? Tôi cũng buồn lắm, nhưng cố an ủi vợ chắc là duyên số của thằng Củ Cải với nhà mình chỉ có vậy thôi! Những ngày cuối cùng của đời nó được gặp lại người thương, nhớ, cho ăn như gia đình tôi, hy vọng đó là hành trang yêu thương cho nó mang theo khi được chuyển kiếp khác.

blank
12) Kiếp tới hy vọng Củ Cải sẽ có đủ phước để được làm người. Còn nếu vẫn là kiếp mèo thì hãy là một con mèo nhà …ở Mỹ, được yêu thương và chiều chuộng dưới một mái nhà đầm ấm.

Rest In Peace nhé, Củ Cải!

Thái NC

Ý kiến bạn đọc
13/09/201417:33:46
Khách
Hahaha…Đúng là Sài Gòn Vũ! Có máu khôi hài như vậy mà không chịu viết cho nhiều vào để chia sẻ với bạn đọc. Tới luôn đi bác tài! Đang chờ đọc bài mới của SGV đó!
PH
10/09/201403:54:20
Khách
Em cũng đang lưỡng lự là có nên có con mèo??? Sau khi đọc chiện con mèo ở nhà bác Thái NC thì em kết luận là: có mèo không khó & cũng không tốn lắm, thỉnh thoảng mới cần phải cho ăn ngon 1 chút. Tuy nhút nhát nhưng mèo không hay hờn dỗi như vợ, luôn đem lại niềm vui cho mình cũng như nỗi sao xuyến nhớ nhung khi tạm thời xa cách. Nhưng làm sao để dấu mãi được chiện có con mèo & qua mặt đưọc con sư tử ở nhà mới là chiện cần phải tính cho kỹ :).
09/09/201418:31:38
Khách
Cám ơn tác giả về câu chuyện " Thằng Củ Cải ", đọc rất hay, tuy nhiên nếu như tác giả thay hai chữ "cải biến" thành hai chữ "thay đổi" thì hay biết bao. Cái từ ngữ "cải biến" nghe sao mà lai tàu cộng của bọn vc dùng sau nầy quá đi!
07/09/201409:29:38
Khách
Tôi cũng có nuôi một con mèo hoang 7 năm nay, nó kén ăn lắm...chỉ ăn thịt cá,không ăn cơm.Lúc đói nó rình ăn cả chim bồ câu và goffers...Tính viết 1 truyện về nó mà chưa kịp thì anh Thái NC đã nhanh tay làm trứoc,còn kèm hình nữa. Chí lớn gặp nhau....
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,265,331
Tác giả Lưu Nguyễn cư trú tại Davis, CA, đã góp nhiều bài đặc biệt và từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ, với nhiều bài viết kể chuyện đi học, đi làm, đi thực tập làm giảng viên trong ngành thẩm mỹ tại trường Sacramento City College. Bài viết mới nhất của Lưu Nguyễn là chuyện về đời sống tại Mỹ.
Trương Kim Hoàng Thư,một kỹ sư, hiện làm việc tại DPW-LACO, đã dự Viết Về Nước Mỹ từ 11 năm trước với bài "Phốp - Chuyện Một Phần Tư Thế Kỷ". Bài sau đây là một chuyện tình mùa xuân, đã phổ biến trong Báo Tết Việt Báo 2012.
Tác giả đã 2 lần liên tiếp nhận giải Viết Về Nước Mỹ: Năm 2009, giải danh dự, với bài "Tình Nghĩa, Nghĩa Tình" và Giải Tác Phẩm Trong Năm 2010, với bài “Việc Làm Ơi, Mi Đi Đâu"” Đến Hoa Kỳ năm 1984, Khôi An hiện là cư dân Bắc California. Nghề nghiệp: kỹ sư điện tử tại công ty Intel. Bài viết mới là một tự sự xúc động về Tháng Tư với lời ghi: Tặng những người có cha mẹ đã chết trong trại tù sau 1975.
Tác giả có ba tập thơ song ngữ Anh-Việt đã xuất bản, và nhiều bài nghiên cứu đăng trong các tạp chí chuyên đề quốc tế. Cô sinh tại Việt Nam năm 1975, định cư tại Hoa Kỳ từ 1994, khi đã 19 tuổi.
Tác giả là cư dân San Jose, cơng việc: Income Tax Services. Ông góp nhiều bài viết và đã nhận giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2007, với bài "Từ Vùng Kinh Tế Mới Tới Nước Mỹ". Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng gia đình hiện sống tại quận Bình Thạnh, Saigon. Bài đầu tiên của K.H. là “Ngày Của Cha”, đã phổ biến trên Việt Báo ngày 19 Tháng Sáu 2011,
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý,tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị,vừa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 20011.Là một cựu sĩ quan VNCH,cựu tù,ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO,định cư tại Boston.Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare,social worker,phụ giáo,tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools.Sau đây là bài mới nhất của ông.
Trước 1975, tác giả từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi Hoa, và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoạ - hiện có trên trang mạng: http//tuoihoahatnang.com. Sau 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học. Định cư tại San Jose từ 2003, sáu năm sau cô góp cho giải thưởng Việt Báo nhiều bài viết giá trị và nhận giải vinh danh Tác Phẩm Xuất Sắc, Viết Về Nước Mỹ 2010. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả Lê Ngọc Minh là một kỹ sư chuyên viên đồ án xây cất nặng về dầu hỏa và dàn khoan dầu ngoài biển; sinh năm 1939 tại Thái-Bình, di tản sang Mỹ năm 1975, cư ngụ tại La Habra, California. Trong ba năm 2003-2005, ông đã góp cho giải thưởng viết về nước My 6 bài viết liên tiếp, đặc biệt chững chạc hiếm có:
Những ngày sau 30 tháng Tư, 1975 chắc chắn là những ngày kinh hoàng nhất cho rất nhiều gia đình tại miền Nam Việt Nam. Nhưng đối với một số người, những ngày ấy kéo dài tưởng như vô tận, đến mười mấy năm, mà mỗi ngày là một thế kỷ của nhọc nhằn và mỗi đêm là một trường canh của kinh sợ.
Nhạc sĩ Cung Tiến