Hôm nay,  

Tháng Tám Thăm Thầy

05/10/201400:00:00(Xem: 11508)
Tác giả: Châu Hà
Bài số 4351-14-29751vb8100514

Tác giả hiện là cư dân tiểu bang Oregon, làm nghề giữ người già và tàn tật của Washington County ở Salem, Oregon. Với bài viết về nước Mỹ đầu tiên, "Ông Ngoại Của Thu Đi Lấy Vợ," Châu Hà đã nhận giải thưởng đặc biệt năm 1010.

* * *

Tháng Tám 2014, có dịp đến San Jose, do sự yêu cầu và giới thiệu của chị Hạnh, Châu Hà được hân hạnh cùng Nguyễn Trần Diệu Hương tới thăm Thầy Nguyễn Xuân Hoàng. Xin cùng chị Hạnh và Diệu Hương được gọi nhà văn là Thầy, dù Châu Hà không là học trò của Thầy.

Chị Hạnh là một đồng nghiệp "gõ đầu trẻ" tại Việt Nam của tôi. Sau 1975, hai chị em từng cùng chia sẻ những miếng đường thẻ tặng nhau, nuôi chồng, nuôi chàng trong lao tù cộng sản, rồi cùng qua Mỹ theo diện HO IOM (International Organization of Migration).

Tôi được chị Hạnh giới thiệu "làm quen" Diệu Hương, người em, người bạn, cùng là cựu học sinh trung học Ngô Quyền, Biên Hoà, thời xa xưa. Một buổi chiều San Jose nắng nóng, tôi đứng trước chợ Safeway thành phố Milpitas chờ Diệu Hương.

Trên tay tôi đã sẵn sàng lẵng hoa, có tấm check, cùng thiệp chúc sức khoẻ của chị Hạnh, với nét chữ nắn nót: "Kính Thầy, vợ chồng em ở xa, rất muốn đi thăm Thầy nhưng không xin nghỉ được. Sẵn dịp, Hà là bạn dạy chung trường với em ngày xưa, Hà đến San Jose, Hà giúp em đến thăm và vấn an Thầy. Kính chúc Thầy Cô được bình an. Hạnh Hợi.

Diệu Hương tới, trên tay có ly càphê theo Diệu Hương nói Thầy rất thích. Hai chị em (chị Hạnh nữa) vội vã, nóng lòng, nao nao, xôn xao...đến thăm Thầy.

Diệu Hương đã gọi hẹn giờ thăm. Người bạn đời của Thầy mở cửa, Cô Vy nét nhìn trẻ đẹp. Góc phía trái trong nhà ngay cửa chính là giải lụa vàng rất đẹp. Giải lụa được quàng trên cổ tượng Phật bằng đồng. Cảm giác xúc động khi nghe Cô tâm sự: “Giải lụa này từ Dharamsala của Đức Đạt Lai Lạt Ma -từng được chú nguyện cho sinh tử an lành- do chị Nhã Ca và anh Từ mang đến. Để lỡ sau này... sẽ lo hậu sự cho Thầy.

Diệu Hương và tôi được Cô Vy dẫn vào phòng bệnh, nơi "không gian hạn hẹp" của Thầy. Tôi được bắt tay Thầy, tự giới thiệu và chuyển đến Thầy Cô lẵng hoa của chị Hạnh, người học trò cũ hiện ở Seattle, vì đường xa và công việc không được đến thăm Thầy. Cô Vi tâm sự: Đáng lẽ Thầy là người chôn Cô trước..." Trọng bệnh của Thầy Cô tuy làm cho tuổi đời mong manh, nhưng ánh mắt Thầy cho ChâuHà thấy được là Thầy đã vững vàng chịu đựng căn bệnh. Xin chia sẻ nỗi niềm cùng cô Vy. Kính chúc Thầy luôn thanh thản, bình an.

Một lần gặp Thầy Cô duy nhất, một cảm giác luôn nghĩ về cái bàn viết giữa căn phòng gia đình của Thầy, giấy bút còn đó ngả nghiêng theo căn bịnh, trên tường phía sau bàn là bức chân dung thời trẻ của Thầy, khung hình Cô Vy tươi trẻ nơi phòng khách và nơi cửa chính là tượng Phật và giải lụa vàng...

Viết đến đây, tôi biết giờ này giải lụa đã cùng Thầy an nghỉ bên nhau. Chiều thứ Bảy 13 tháng 9, tôi được chị Hạnh cho biết tin Thầy đã ra đi.

Vậy là từ đây, Thầy đã thênh thang, buông xả, Buị và Rác, và Trên Bục Gỗ của Ngôi trường Yếu Quý, còn nhiều và nhiều nữa, những tác phẩm văn chương của Thầy để lại cho đời.

Xin được trân trọng thắp nén nhang tiễn Thầy.

Châu Hà

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 865,144,418
Từ ngày tôi giúp bác Sa dựng lên cái Tuyệt tình cốc ngoài sân sau nhà bác. Tôi cũng muốn có một cái như vậy để tại ngoại những lúc cần yên tĩnh. Nhưng mỗi người mỗi cảnh
Trên màn ảnh vô tuyến truyền hình, chương trình của Bác Sĩ Phil đang chiếu cảnh một em bé 15 tuổi gào thét trong hậu trường sân khấu: "Tôi muốn Mẹ! Mẹ đâu rồi! Mẹ đừng bỏ con!"
Đầu năm mới Dương lịch 2007, có lẽ mọi người, nhất là người Việt Nam đang nghĩ đến một mùa Xuân ấm áp, thì bỗng dưng tuyết rơi giá lạnh gần khắp nước Mỹ. Thật ra mùa Xuân chỉ đang
Lân, anh bạn đứng thực tập bên cạnh thì thào, anh chàng này là một sinh viên xuất sắc, giờ thực tập anh thường chỉ thêm cho Lan những gì Lan không hiểu, nên anh biết hôm nay Lan bốc phải
Đọc một đọan văn của em, chị giật mình, đọc lại một lần nữa, không giám nghĩ đó là em viết cho em, gửi cho em một PM với cả một sự dè dặt - Em viết đọan văn này cho em hay viết thay cho ai"
Gần bốn mươi ba năm trước, vào ngày 28 tháng 8 năm 1963, từ bậc thềm đài tưởng niệm cố Tổng Thống Lincoln ở Wasington D.C., Mục sư Tiến sĩ Martin Luther King Jr. trong một bài diễn văn
Dạo mới quen Jim, hai đứa đi Costco, An thấy Jim cứ hay tạt vào nơi bán mấy chương trình computer để xem. Không phải xem mấy thứ cho người lớn, mà là xem những chương trình computer
Ánh nắng chói chang ngoài song cửa, tiếng hối hả của các con tôi vang lên. "Bà Ngoại thay đồ nhanh mình ăn sáng, rồi còn đi chơi nữa, Ngoại ơi!” À! Thì ra là mình đã đánh được một giấc ngủ
Thợ làm nail (manicurist), chợt thấy những người thợ tóc (cosmetologist) với thợ dưỡng da hay thợ làm facial (esthetician) chuyên môn nhổ chân mày hay nhổ bât cứ phần lông thừa nào trên mặt
Không nghe tiếng trả lời nào. Chắc là bà đã cùng đi ra ngoài chợ trời Golden West với cô Song Thụy, người bạn già từ trường Đồng Khánh cái thời năm Tỵ năm Tê Giác gì đó của bà
Nhạc sĩ Cung Tiến