Hôm nay,  

Người Bán Than và Dấu Chấm Than

20/10/201400:00:00(Xem: 18209)

Tác giả: Trà Khan
Bài số 4365-14-29765vb2102014

Tác giả họ Nguyễn, hiện là cư dân Garden Grove, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ. Mỗi bài đều cho thấy tấm lòng. Sau đây là bài viết mới nhất. Mong ông tiếp tục viết.

* * *

Trên đất khách xa lạ này, đâu mấy ai biết đến một người đàn ông mặt mũi kém tươi, lam lũ mưu sinh, cô đơn đi sớm về khuya.

Khi còn quê mẹ, sống và lớn lên ở vùng "miền thượng", mang cái tên Ka Xê (KC) khá ngộ nghĩnh. KC là cháu ba đời của sắc dân 'Ba Na' thuộc người miền Cao Nguyên Trung Phần. Nhìn ông, không mấy ai biết đó là người thượng, tưởng rằng ông là người kinh chính cống.

Trước ngày cả nước bị gom về một rọ năm 1975, KC chỉ là anh 'binh bét,' hoạt động trong vùng đất ngày đêm gối đầu trên thùng đạn.

KC tin người như tin chính mình, ngày đàn anh gãy súng đứt phim, KC đang ở tuyến đầu, vẫn tiếp tục từng bước tiến tới, cho đến giờ phút cuối kẻ giặc đến trói bắt KC đem đi.

Lúc ở trại tù, đám 'quản giáo' được ông gọi là 'vô giáo' chúng gọi ông là 'Người Dân Tộc', Ông trả lời không chút rụt rè sợ sệt, " đ.m! tao là người thượng, không gọi là người thượng! mà gọi người dân tộc! dân tộc cái...

Ra tù, ông rời bỏ bản làng sau ngày 75 về "miền xuôi", KC vẫn mãi nhớ đến tháng ngày ná tên về rừng, lưng mang chiếc gùi như mẹ cõng con làm nương rẫy mưu sinh, sáng đi con chim rừng chưa hót, và đến lúc mặt trời đã ngủ ông chưa về buôn làng.

Năm 1980 KC bỏ xứ trôi giạt đến Mỹ, không biết ông ra đi bằng cách nào. KC được chuyển đến định cư ở tiểu bang N. Carolina. Vào thời điểm này, rất hiếm người Việt sống nơi đây.

Tại N. Carolina, thời tiết khắc nghiêt, vào thời điểm thu tàn đông đến, mặc trời đi ngủ sớm hơn thường lệ, cái lạnh nơi này có phần quá đáng, không lắm thích hợp với người "xương gầy da cóc" như KC. Sống ở nơi lạ đất lạ người, tìm hoài không thấy một gia đình người Việt cư trú nơi đây, KC rất mong được nghe tiếng Việt, tiếng của quê hương KC.

Một buổi sáng rất hiếm hoi, trời trong nhưng giá rét, KC kéo cổ áo để tránh cơn gió lạnh, rồi bách bộ trên Đại Lộ Fulton, xa xa là một bà tóc đen dắt theo đứa bé, đi ngược chiều, sắp qua mặt KC còn khoảng 10 mét. KC đón chắc và hy vọng rằng, người sắp gặp, đó là người Việt Nam. KC hỏi "chị là Người Viêt! Thưa chị!" liền sau là tiếng what và một tràng tiếng Miên, Lào, Phi gì KC không hiểu! Hay cũng có thể, họ cảm ơn sự chào hỏi của KC, bằng lời 'cống- hỷ', 'mé- xì', 'xíe xíe' hay 'khậm- xa- mi- ta' gì đó! Thất vọng.

Có lần, trên một chuyến tàu điện, KC đã thấy mừng khi gặp người đồng hương, nhưng rồi là mừng hụt. Hàng ghế trước mặt ông có một bà có vẻ người Việt, gương mặt dễ coi, nhưng cũng không thể giấu tuổi đời già nua dưới lớp son phấn dày cộm. Lát sau, thêm một chàng trai Việt tới ngồi cạnh. Chàng ta độ 30, lễ phép gọi bà ta bằng bác và tự xưng là cháu. Nhưng chỉ lát sau, lúc nói chuyện, bà ta tự xưng là em, và gọi người thanh niên bằng anh.

Nghe cách gọi của bà ta, KC giật mình. Kết quả là ông ngần ngại tới mức không dám lên tiếng làm quen với hai người đồng hương.

Cũng may, giữa nơi xa lạ này, tình người bản xứ đã làm KC ấm lòng, họ sẵn lòng giúp đỡ ông trong những ngày tháng mới đến, và hướng dẫn KC hội nhập vào cuộc sống mới, học ăn, học nói, học gói học mở, như một đứa trẻ lên ba. Cũng ngay trên tầu điện, KC đã nhận được một trong những bài học quí.

Thời đầu mới tới, khi túi tiền chưa đủ khả năng mua xe, KC thường đi lại bằng Bus. Lần đầu đi Rail, KC tưởng tàu điện cũng giống như xe Bus, lên xe rồi mới lấy vé. Trên tầu KC ngó quanh tất cả hành khách trong toa, mỗi ngưới đều có vé trên tay, riêng KC thì không. Thấy hoảng vì tình ngay lý lại gian, KC hỏi người ngồi kề bên, họ giải thích "đối với tàu điện, phải mua vé tại máy tự động dưới trạm chỗ đợi tàu ngừng lấy khách. Chờ đến trạm dừng kế tiếp, người khách vừa quen cùng ông xuống tàu mua vé, chỉ giúp ông cách thức lấy vé từ máy tự động và chờ tàu khác đến. Được tận tình chỉ vẽ, dầu chẳng biết người khách là ai, KC cảm thấy một chút gì an ủi, và nhiều khâm phục.

Khi nghĩ về nước Mỹ, KC ca ngợi hết tầm, lời ca tuyệt đẹp mang tính cách tình người, đây không phải là một thứ nhạc Rock giật gân, hay điệu Slow trầm buồn, thường thấy tại các đại nhạc hội trên sân khấu. Đặc biệt về người bản xứ, khi họ muốn giúp ai, họ tận tình giúp đỡ hết mình từ A đến Z không bỏ dở dang theo kiểu "hết xôi rồi việc" hay "hết rên quên thầy"

Bên cạnh nhà thuê của KC có hàng xóm là người Mỹ gốc Do Thái, họ đến Mỹ không biết bao lâu rồi, song họ nói tiếng Mỹ cũng không giỏi lắm, họ biết KC là người Việt Nam tỵ nạn cọng sản, mỗi khi gặp họ, KC không thể nói hết nỗi đau về đất nước cho nhau nghe. Vì ngôn ngữ bất đồng, khi nhìn vào gương mặt họ, họ không tránh khỏi nỗi buồn, vì đất nước họ, cũng "cùng chung một tiếng tơ đồng", như dân tộc Việt Nam của KC.


Khi KC nghĩ về phương tiện đi lại trên đất Mỹ, đặc biệt trên xe bus, cũng gợi cho KC nhớ đến trang sử chủng tộc về màu da.

Kể từ năm 1863 ngày Tổng Thống Abraham Lincoln nhậm chức nhiệm kỳ đầu, ông tuyên bố bãi bỏ chế độ phận biệt chủng tộc. Nhưng trên thực tế vẫn chưa chấm dứt, từ móc thời gian đó, trải dài hơn hai trăm năm sau, nước mắt và máu người da màu, nhất là người da đen vẫn còn rịn chảy ngấm ngầm.

Bus không làm nên lịch sử, bus chỉ là phương tiện, nhưng vào năm 1955, chính người đi xe bus đã làm nên lịch sử, tiêu biểu là một người đàn bà da đen Rosa Park đòi quyền bình đẳng nơi chỗ ngồi, khi bà ngồi vào chỗ dành riêng cho người da trắng trên xe bus.

Ngọn lửa chủng tộc bắt đầu bùng cháy, vết dầu loang lan rộng trên hầu hết nước Mỹ, và mãi sau tám năm, 1963 Mục Sư Martin Luther King người lãnh đạo phong trào đòi quyền bình đẳng cho người da đen.

Họ là những người da màu đòi quyền sống, đi tiên phong, không những để chính bản thân họ và gia đình họ, mà cho tất cả những ai khác màu da trên một đất nước đa chủng tộc này, đều phải có quyền bình đẳng.

KC muốn cảm ơn những người lãnh đạo "phong trào đòi quyền bình đẳng" cho những người da màu.

40 năm từ đất mẹ đến xứ người, cũng có lúc KC tưởng mình như Kỳ Nhông, Cắt Ké, phải bao lần "thay tên đổi họ" "đổi màu thay sắc" để tránh những con mắt "sài lang" từ loại người cái gọi là "Cách Mạng sau 75", rình rập, theo dõi, báo cáo lâp công, tìm chút cặn bẩn từ kẻ thắng ban "ơn mưa mốc."

Trên đất khách, KC tốn nhiều đắn đo suy nghĩ, đã làm nhức óc đau đầu, khi chọn một nghề làm lẽ sống. Nghề thợ sơn, KC không bao giờ nghĩ đến, vì chính nó xóa trắng bôi đen, nếu không rành kỹ thuật pha trộn, nó tự bôi bẩn với chính mình. Nghề thợ cạo lại càng không nữa. KC chỉ chọn cái nghề "Bán Than" kiếm sống qua ngày.

Có tiếng phone reo, từ Việt Nam gọi qua.

- Alo! Ai gọi phone đó.

- Dạ! Tôi là Quân đây! Anh còn nhớ không?

- Nhớ và quên cũng là một thôi, vui lòng cho biết là Quân nào! Vì có nhiều loại Quân lắm, Quân sư, Quân cướp nước, hay Quân bán nước, KC không sợ Quân sư, nhưng sợ nhất là Quân bán và Quân cướp nước lắm. Vui lòng xác định để KC nhớ lại.

- Dạ! Tôi là Quân sứt móng đây!

- Cảm ơn anh! KC nhớ rồi, có phải Quân chặt ngón chân để trốn lính ngày trước không?

- Thôi mà anh, nhắc lại chuyện cũ làm gì cho đau lòng… Anh qua Mỹ làm nghề gì ở đó! Phúc lợi gì có chưa? Tài lộc thế nào, cho biết để mừng cho bạn

- Da thưa! Phúc thì không có, chỉ có lợi thôi, vì răng chẳng còn. Còn tài cũng không, chỉ có tai thôi! Cảm ơn bạn. KC đang làm nghề "bán than" nơi đây!

- Làm gì, bên Mỹ có chuyện lên rừng chặt cây để anh làm nghề "bán than".

- Dạ! Không! Tôi không bán than củi như ở Việt Nam, tôi chỉ bán than đá lấy từ lòng đất.

- Như vậy, than anh lấy từ lòng đất khách, không phải than từ lòng đất mẹ.

- Cả hai, ở đâu cũng than tất cả!

KC mua than từ các xí nghiệp tư nhân khai thác từ mỏ, và làm đại lý chuyên bán than thôi. Mua tận gốc, bán tận ngọn, đem bỏ sỉ đến các tiệm nhưng ai mua lẻ KC cũng bán với giá sỉ. Đôi lúc KC còn chở đến tận nhà người mua, nếu họ yêu cầu, nhờ thế KC bán rất chạy hàng. KC thuê mướn người giúp việc bốc vác, từ đó đem phân phát than đến các tiệm bán lẻ. Với quan niệm "nhất nghệ tinh, nhất thân vinh" Tuy rằng đã 'lỗi' nhưng không 'thời' và KC hy vọng "đất cũ đãi người mới".

Tuy lời ít nhưng bán được nhiều. Việt Nam ta có câu, "năng may hơn dày giẻ, bói rẻ hơn ngồi không" nhờ vậy lời ít thành lời nhiều. Và KC xem như cái nghề tự mình làm mướn cho mình, lấy công làm lời vậy.

Cùng một quận hạt trong tiểu bang, rải rác một một vài thành phố, đều có chi nhánh đại lý than của KC.

Bạn bè quen biết thường đặt cho ông một biệt danh mới "KC Than" và đã dệt lên thành những vần thơ:

KC bán than hay đang than.
Người mua than cười,
“KC Than" khóc.
Bao năm trời than!
từ thâm sâu cùng cốc.
Tìm trong tro, một đốm lửa tàn.
Cho nhen nhóm, bùng lên núi lửa.

Qua tháng năm trên đất khách. KC âm thầm với riêng mình, mặc ai biết hay ai không biết, KC không lưu tâm, miễn sao làm được điều mình muốn là lòng KC thấy vui. KC dành giụm một chút quà gởi về anh em nửa đời hoang phế, giờ đã tàn lụi một đời trên quê mẹ, và những người đang đấu tranh dân chủ, đòi quyền sống, chống độc tài, chẳng may đang bị lao lý, gia đình họ bên ngoài bị bao vây.

"Một chút quà" tuy nhỏ nhoi. Nhưng thể hiện một tấm lòng "xót người trong hội" hầu góp lên tiếng nói, người đi không bao giờ quên người ở lại.

Dủ đã phải bỏ nước ra đi, nhưng KC luôn lòng dặn lòng xin nhớ chớ quên, quê hương nước Việt Biển Dâu. KC hết gì để mất, chỉ còn là" Dấu Chấm Than Trên Đoạn Đường Đời" xuôi ngược trên đất Mỹ!

Trà Khan

Ý kiến bạn đọc
23/10/201416:51:35
Khách
LỆ- ĐỌC BÀI NGƯỜI BÁN THAN, LỆ RẤT XÚC ĐỘNG VỚI TẤM LÒNG KC ĐÃ NÓI LÊN CUỘC ĐỜI SAU NGÀY MẤT NƯỚC, KC CHỈ CÒN CÓ DẤU CHẤM THAN! CẢM ƠN TẤM LÒNG CỦA MỘT NHÂN VẬT MANG TÊN KC- MẾN LẮM.
21/10/201419:02:09
Khách
Tam long KC menh mong hon khoi nguoi tu nhan minh la nguoi Kinh. Cam on anh KC lam.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 863,789,974
Xin hỏi thực lòng nhé, trên đời này chuyện gì khiến ta vưà vui mừng lại vừa ngao ngán" - Xin thưa, đó có phải là khi ta nhận được thiệp mời đám cưới không" - Taị sao vậy cà " - Đơn giản thôi. Ta mừng vì bạn bè còn nhớ đến ta, hàng xóm láng giềng còn nghĩ đến ta. Nhưng khi phải đi dự tiệc lại là nỗi khổ. Cách đây bẩy tám năm về trước cặp vợ chồng
Khoảng bốn giờ chiều Sandy bấm điện thoại intercom, bảo cô muốn nói chuyện ngay với Bích. Bích vội nhấn nút "save" để giữ laị những gì vừa đánh vào computer rồi mau mắn tới văn phòng riêng của cô ta. Nàng phân vân tự hỏi sao hôm nay cô trưởng phòng có vẻ tư lự, khác hẳn bản tính vui vẻ, hay bông đùa thường ngày.
Nhà tôi và tôi mở nhà hàng ăn tại Mỹ từ năm 1977 tới năm 2002 thì tạm đóng cửa vì lý do sức khỏe. Tính ra khoảng thời gian làm nhà hàng được đúng 25 năm. Trong dự tính nhà tôi còn muốn tiếp tục làm thêm 10 năm cho đủ 35 năm con trâu đi cày. Hiện nay nhà tôi vẫn còn say mê muốn tiếp tục lăn sả vào cơn ác mộng này như một vài
Hình như bất cứ ai khi thấy cảnh-sát thì thường có tâm trạng hơi sờ sợ. Nhất là di dân Việt-Nam như tôi, với ấn-tượng công-an hành xử ở quê nhà, lại thêm chẳng hiểu tiếng Anh thật rành rẽ, nên thấy cảnh-sát là tự nhiên dè chừng! Đang lái xe trên freeway mà thấy bóng xe cảnh-sát là giảm ngay tốc-độ! Nghe còi hụ xe
Tôi sinh truởng ở miền Nam lớn lên theo cuộc chiến, tôi biết Hà Nội qua sách vở, báo chí. Trong chiến tranh tôi nhìn về phương Bắc như một kẻ thù cần phải tiêu diệt, mộng ước của chúng tôi phải đặt chân lên Hà Nội bằng đôi giầy "sô". Nhưng những điều đó chỉ là một ảo tưởng. Kết thúc cuộc chiến 20 năm, nguời Hà Nội gọi chúng tôi
Hồi còn trẻ, trò Thọ vẫn thường rầu rĩ mỗi khi phải thay đổi trường học. Nhưng thời gian trôi nhanh..., mái tóc huyền ngày xưa cầu cứu thuốc nhuộm che dấu màu trắng ai oán, thì Thọ bỗng nhận ra mình là người may mắn được học nhiều trường, có dịp tham dự và làm quen với vô số bạn mới ở nước ngoài. Cách đây 6 tháng
Thành, con trai lớn của tôi nay sắp sửa lên đường đi hỏi vợ. Nhìn con trai trưởng thành, tôi mỉm cười khi chợt nghĩ đến chính mình: mới ngày nào còn là cậu bé mặc quần đùi chơi bắn bi quên cả giờ cơm trưa về nhà bị ba phạt quỳ, mà nay sắp sửa thành "anh xui." Thành năm nay gần 34 tuổi, nó và cô bạn gái quen nhau vì bọn trẻ
Lễ Vu Lan năm nay tám chị em chúng tôi vẫn còn may phước để trân trọng gài cái bông hồng trên áo. Má tôi năm nay trên tám chục tuổi rồi mà má vẫn còn khoẻ mạnh, tiếng nói còn sang sảng, tinh thần còn minh mẫn tuy rằng đi đứng đã có phần chậm chạp. Tại sao chỉ có ngày lễ Vu Lan cho Mẹ mà không có ngày lễ Vu Lan cho Cha"
Một tối ăn sinh nhật ở nhà người bạn láng giềng đã vãn. Bà con bè bạn về gần hết, chỉ còn lại mấy thằng bạn thân quây quần quanh cái bàn nhỏ ở patio, chưa chịu chia tay. Anh H, chủ nhà, bữa nay 49, coi bộ hơi "xừng xừng", và muốn cuộc vui "birthday" của mình tiếp tục "tới bến", nên xách
Hơn tuần nay tình hình chiến sự ở miền nam Lebanon vẫn tiếp tục sôi động, kể từ khi máy bay Do Thái xâm phạm lãnh thổ Lebanon để truy kích các mục tiêu của bọn khủng bố Hezbolla, sau khi bọn này bắt cóc hai người lính Do Thái, rồi liên tục pháo kích vào lãnh thổ của họ. Nhằm bảo vệ tính mạng của công dân Mỹ sinh
Nhạc sĩ Cung Tiến