Hôm nay,  

Chuyện Lái Xe ở Nam Cali

05/11/201400:00:00(Xem: 25211)

Tác giả: Dân Đen
Bài số 4379-14-29779vb4110514

Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Ông tên thật là Lý-Văn-Năm sinh năm 1950, cựu học sinh trường Trần Lục/Chu Văn An 63/70, cựu sĩ quan Hải Quân QLVNCH. Sau nhiều năm sống tại tiểu bang Oklahoma với công việc kỹ sư điện tử, từ hai năm qua, ông chọn San Diego làm nơi nghỉ hưu. Bài viết mới là chuyện giao thông tại Cali qua cách nhìn của người mới từ tiểu bang khác nhập cư.

* * *

Lần cuối cùng, tôi lái xe từ tiểu bang Oklahoma về California, hơn 1,500 dậm, cách đây là hơn hai năm, vào đầu tháng 10 Dương lịch, trong một ngày mưa bão trơn ướt. Đó là kỷ niệm cuối khi giã từ thành phố mà gia đình tôi đã cư ngụ từ nhiều năm để về hưu, định cư tại vùng nắng ấm của miền Nam California.

Khi định cư ở một tiểu bang mới, thế nào cũng có nhiều vấn đề trước mặt, trong đó vấn đề xe cộ, giao thông là một trong những vấn đề đầu tiên mà mình phải giải quyết, nhất là ở Cali. Tiểu bang Cali có nhiều thứ nổi tiếng, nhưng vấn đề giao thông, vấn đề kẹt xe là một trong nhiều thứ nổi bật, mà cư dân Cali phải đối diện hàng ngày.

Nếu là cư dân Cali từng lái xe, thì phải biết ba chữ tắt DMV (Department of Motor Vehicles), khi nói tới vấn đề xe cộ, bằng lái xe.

Trái với việc thi bằng lái xe hay đổi bãng số rất dễ dàng và mau chóng ở tiểu bang cũ, sang Cali, tôi đã mất nhiều ngày để hoàn tất thủ tục nầy. Phải đưa xe đi thử khói (smog check), phải sang thẻ chủ quyền, phải thi viết lại để biết rõ về luật lệ giao thông của tiểu bang, phải sắp hàng chờ đợi nhiều tiếng đồng hồ trước khi thật sự nói chuyện với nhân viên của DMV. Bài thi lái xe có nhiều luật lệ phức tạp, tương đối khó hơn các tiểu bang khác, lại có cả bài thi bằng tiếng Việt, nếu người đi thi yêu cầu.

May mắn cho tôi, lần thi viết đầu tiên được đậu với số điểm tối thiểu... mặc dù đã thực sự lái xe nhiều năm, kể cả xe hàng 18 bánh.

Trong khi đó, tôi cũng biết được có một số người ở các tiểu bang xa, dọn về Cali, mặc dù lái xe nhiều năm, thi viết lại phải rớt nhiều lần, trước khi "đổ đạt"...có được bằng lái xe của Cali. Có người sau khi thi đậu, mừng lắm, còn mừng đến nổi, muốn mở tiệc, mời thân nhân, bạn bè tới "ăn mừng thi đậu bằng lái xe Cali".

Phải nói rõ ra rằng, tất cả các xe nhà có bãng số ngoài tiểu bang, nếu muốn hợp pháp chạy xe trong tiểu bang Cali, thì bắt buộc xe đó phải được "check smog" và phải không có vấn đề ô nhiểm (passed) mới "qua cầu", trước khi được DMV chấp nhận làm giấy tờ đổi bãng số.

Những ngày đầu tiên lái xe ở Cali, tôi thật tình "hơi run" khi tới các ngã tư đèn xanh, đèn đỏ có trang bị mấy cái máy chụp hình to tướng, đứng " hiên ngang, kiệu hảnh, khêu khích" trên bốn gốc đường... lỡ nó chớp một cái, là nộp phạt, lại phải "đi học", là đi đứt nữa tháng tiền hưu trí...sở dĩ mình run, bỡi vì hai người thân của tôi, một ở Westminster, một ở San Jose đang buồn "thúi ruột", vì bị phạt bỡi mấy cái máy chụp hình quái ác đó thôi...lâu lâu họ chép miệng, lầm bầm..."đóng tiền phạt uổng quá...tiếc quá...xui ơi là xui..."

Khách ở phương xa, có đến thăm khu phố Bolsa, thì cũng ráng thư thả, đừng hấp tấp, nhất là lái xe trên các ngã tư đèn xanh, đèn đỏ của thành phố Garden Grove, máy chụp hình đầy ra đó, khiêu khích, hiên ngang...

Nếu có hẹn với ai, trể giờ thì cũng chẳng mất mát cái gì, nhưng nếu để cho máy chụp hình nó "chớp" lên...thì phiền lắm, vừa mất tiền phạt (cao lắm), vừa phải đi học, vừa phải đi đến tòa, đóng tiền nộp phạt...vừa buồn, vừa tiếc...

Mà nghĩ cũng phải, đa số dân Cali đồng ý rằng, có một vài anh "chạy ẩu, chạy thục mạng" vượt đèn đỏ đều chi...lái xe kiểu mấy cụ già kêu là "lái cao bồi"...thành thử mấy cái máy chụp hình nầy...có mục đích giảm bớt mấy cái tai nạn "ẩu tả" của mấy anh cao bồi đó thôi, nhưng lâu lâu, mấy người lái xe rất "hiền lành" cũng bị vạ lây.

Sở dĩ mấy cái vụ "vượt đèn đỏ" không ngăn được là vì chờ đèn xanh lâu quá...xe cộ đông qua, đây cũng là tình trang chung của các ngã tư ở đất Cali.

Mỗi lần chờ đèn xanh bật lên thì cũng thấy rất là lâu, chính tôi nhiều khi cũng..."bạo gan" vọt lẹ khi đèn vàng vừa bật lên... trước khi xem kỹ coi mấy máy chụp hình có tọa lạc ở bốn bên ngã tư hay không?

Nếu bạn là người ở tiểu bang khác, sang Cali, khi lái xe thì nên cẩn thận khi đổi đường (lane) ngoài freeway để sang đường phía trong (exit) vào đường nhỏ (street), tài xế ở đây hiếm có cái vụ lịch sự nhường đường cho bạn đổi lane. Do đó, bạn phải lái xe kiểu Cali, có nghĩa là phải...vọt nhanh, vọt lẹ mới được.

Vấn đề kẹt xe ở các thành phố Nam Cali là vấn đề thông thường, khác với tiểu bang tôi đã cư ngụ, ít bao giờ có mấy cái vụ xe kẹt như ở đây...

Các xa lộ lớn (insterstate highways) ở Nam Cali, thường thường mỗi chiều có đoạn chia ra đến 6 lối (lanes) nhỏ, không kể lối đặc biệt (carpool) cho xe có chở 2 người trở lên, vậy mà mỗi buổi sáng thế nào cũng kẹt xe.

Mấy ông bạn già của tôi từ các tiểu bang xa như Oklahoma, sang bên nầy nghỉ hè, ớn mấy cái vụ kẹt xe lắm, thành thử tôi đề nghị mấy cụ mà có lái xe ra xa lộ lớn, ở Cali người ta gọi là freeway, thì canh giờ sau 9 giờ sáng cho tới trước 3 giờ chiều là chắc ăn, xui lắm thì mới bị "kẹt" mà thôi.

Một anh bạn đồng nghiệp cũ của tôi ở Oklahoma sang viếng thăm vùng San Diego, tâm sự với tôi rằng, các freeways ở đây luôn có bảng hiệu vận tốc tối đa là 65 dậm (mile) một giờ, anh lái xe đúng vận tốc như thế, nhưng giống y con rùa bò đang bò, tất cả mọi xe khác đều chạy với vận tốc nhanh hơn, khoảng 75 tới 80 dậm một giờ, vượt qua mặt anh vù vù. Do vậy, sau một ngày đầu tiên, anh cũng chạy thục mạng giống như mọi người...

Các con đường freeways ở Nam Cali thì phải công nhận rằng vô cùng "an toàn xa lộ", nhờ những mảnh mica nhỏ đặt sát mặt đường, người lái xe vô tình lấn đường, là xe phải cán lên những mảnh nầy, làm bánh xe phát ra những tiếng kêu, để người lái kịp thời điều chỉnh đi đúng trở lại trong con đường(lane) của mình...

Tôi cũng chưa bao giờ thấy một ổ gà (pot hole) trên tất cả các đường lộ, kể cả những con đường thật nhỏ, thật hoang vu trong các vùng núi non, xa xôi, hẻo lánh.

Thành thử, Cali DMV có lấy thêm tiền thuế xe (9%), tiền thuế xăng rất cao, tiền phạt cho những tài xế vi phạm luật lệ giao thông vô cùng nặng, thì đa số mọi người cũng hài lòng, lâu lâu chỉ than phiền chút đỉnh.

Trong những con đường nhỏ giống như trong khu nhà của tôi, chánh phủ có cho xe quét đường, mỗi tháng tối thiểu hai lần, họ để bảng ấn định ngày giờ cho cư dân biết rõ ràng lúc nào có xe quét đường đi qua. Cái màn quét đường nầy không bao giờ có ở tiểu bang cũ của tôi.

Mấy ông hàng xóm của tôi, vì nhà để xe chật chội, không đậu trong nhà để xe (garage) được, phải đậu ngoài đường, lâu lâu quên phứt tới ngày quét đường, cứ đậu xe ngoài lộ, bị phạt vài chục đồng, mặt mày buồn xo...lầm đầm...xổ tiếng..."Đức".

Nhưng phải nói rằng đường xá ở Cali hay vùng San Diego nầy, tương đối rất sạch sẽ và hai bên đường, chính phủ trồng bông hoa vô cùng đẹp mắt. Nhờ vậy, dù dân Cali thường lái xe trăm dặm hay có bị kẹt xe vài tiếng thì cũng quen đi, không còn than phiền gì hết. Nếu lỡ có trể hẹn với ai, cứ nói bừa rằng "bị kẹt xe" là xong hết.

Tóm lại, một lão niên như tôi, lúc còn trẻ thì ở lỳ bên tiểu bang Oklahoma, nay về già, lại dọn về một vùng đất đầy xe cộ thì nghĩ cũng hơi mệt, nhưng được cái nầy, mất cái khác, trên đời nầy không có cái gì hoàn hảo.

Vấn đề xe cộ đối với một người hưu trí thì chỉ là một chuyện thật nhỏ, không đáng kể. Dù sao, đây cũng là chút kinh nghiệm mới mẻ của một người vừa nghỉ hưu, muốn chia xẻ với những ai từ tiểu bang khác muốn dọn về Cali để dưỡng già, giống như tôi, đã dọn nhà từ thành phố Oklahoma City, định cư tại một vùng biển mát lạnh, bên cạnh bờ biển Thái Bình, thành phố Oceanside.

Dân Đen

Ý kiến bạn đọc
24/11/201419:48:23
Khách
Hallo Lý văn Năm
còn nhớ các bạn học Trần Lục cũ như Trần gia Khánh, Đỗ đình Tham, Nguyễn Thái Sơn .. Hãy mail về [email protected] để biết tin và tâm sự ... !
06/11/201400:29:52
Khách
Câu chuyện vui và đúng về đường sá ở Cali của một người từ xa về sống ở Nam Cali.Lời văn đơn giản và dể hiểu khiến người đọc cảm thấy vui và ngộ nghĩnh.
05/11/201416:29:41
Khách
Xin mời đến New York City thì chuyện lái xe ở Cali chẳng thấm thía gì.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,962,581
Sinh năm 1983, Kim Trần là tác giả trẻ tuổi nhất trong 12 tác giả vào chung kết Viết Về Nước Mỹ 2005 với bài viết ngắn nhất, 727 chữ, "Những bài học đầu tiên về nước Mỹ". Năm 2008, cô nhận thêm giải vinh danh tác giả với bài viết về ma tuý,v "Người Yêu Tôi: Một Con Nghiện." Sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm tại đại học Cal State, Kim Trần đã tự sáng lập "School First Learning Center" và hiện có 2 trường dạy kèm rất thành công tại Garden Grove và Westminster. Sau đây là bài cô mới viết.
Đây là bài đầu tiên của một tác giả người Mỹ trực tiếp viết văn bằng Việt ngữ. Email kèm bài viết được ông xưng danh là “Steve Brown tức là Sáu.” Ông chính là “người Mỹ yêu tiếng Việt” mà tác giả Donna Nguyễn đã kể trong bài “Việt Bút, Việt Báo và Chú Sáu.” Mới đây, khi nhắc tới tài làm thơ Việt của ông,
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, từng là Chủ tịch Hội Ái Hữu Ninh Thuận, hiện là cư dân Riverside, Nam Cali. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của ông có tựa đề “Fasting: Vô Chiêu Thắng Hữu Chiêu” gồm nhiều chi tiết đặc biệt sống động về việc điều trị bệnh động kinh. Sau đây là phần đầu.
Tác giả, một kỹ sư điện tử tại công ty Intel, Bắc California, đã 2 lần nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Năm 2009, giải danh dự, với bài "Tình Nghĩa, Nghĩa Tình" và Giải Vinh Danh Tác Phẩm 2010 -thường được gọi đùa là giải á hậu- với bài “Việc Làm Ơi, Mi Đi Đâu? Bài viết sau đây đã đăng trong báo xuân Việt Báo Tết Nhâm Thìn, 2012, nhưng chưa có trên online nên xin bổ túc.
Bài viết là chuyện về bé Ti, qua Mỹ 4 năm trước, khi mới 7 tuổi. Vì một tai nạn xe hơi, “Ti bây giờ không còn gì nữa, má đã chết, chân trái Ti bị cụt, tay trái bầm dập.” Có thể tác giả cũng chính là nhân vật trong truyện kể, một bé gái còn ở tuổi thiếu niên. Chúc bé an lành và mong Nhật Mai liên lạc lại với Việt Báo.
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục naêm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Sau đây là bài mới nhất của ông.
Tác giả là cư dân Austin, Texas; Công việc: y tá trưởng trong một bệnh viện thành phố, đã góp nhiều bài viết sống động và nhận giải vinh danh tác giả Viết về nước Mỹ 2006. Bài mới của cô là một truyện gia đình Việt Mỹ và tình yêu đồng tính.
Tác giả dự viết về nước Mỹ từ năm đầu, từng nhận giải tác phẩm xuất sắc 2002, giải Việt Bút 2010 và hiện là thành viên ban giám khảo chung kết. Tác phẩm đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Sau đây là hai bài viết mới của ông. Tuy tựa đề kêu buồn nhưng không buồn chút nào.
Trước 30/4/1975, Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi Hoa, và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoa - hiện có trên trang mạng: http://tuoihoa.hatnang.com/ và http://www.camlinguyenthimythanh.com Sau ngày 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học.
Công ty đầu tư ZeekRewards, sau 2 năm phát triển, vừa chính thức phá sản. Trong số hơn một triệu nạn nhân của công ty này, gồm nhiều người Á Đông, trong đó có nhiều đồng hương Việt Nam. Sau đây, mời đọc bài viết của Anthony Hưng Cao, một bác sĩ nha khoa hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali. Ông là người đã nhận giải Tác Giả Xuất Sắc Viết Về Nước Mỹ 2010.
Nhạc sĩ Cung Tiến