Hôm nay,  

Chuyện Lái Xe ở Nam Cali

05/11/201400:00:00(Xem: 25117)

Tác giả: Dân Đen
Bài số 4379-14-29779vb4110514

Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Ông tên thật là Lý-Văn-Năm sinh năm 1950, cựu học sinh trường Trần Lục/Chu Văn An 63/70, cựu sĩ quan Hải Quân QLVNCH. Sau nhiều năm sống tại tiểu bang Oklahoma với công việc kỹ sư điện tử, từ hai năm qua, ông chọn San Diego làm nơi nghỉ hưu. Bài viết mới là chuyện giao thông tại Cali qua cách nhìn của người mới từ tiểu bang khác nhập cư.

* * *

Lần cuối cùng, tôi lái xe từ tiểu bang Oklahoma về California, hơn 1,500 dậm, cách đây là hơn hai năm, vào đầu tháng 10 Dương lịch, trong một ngày mưa bão trơn ướt. Đó là kỷ niệm cuối khi giã từ thành phố mà gia đình tôi đã cư ngụ từ nhiều năm để về hưu, định cư tại vùng nắng ấm của miền Nam California.

Khi định cư ở một tiểu bang mới, thế nào cũng có nhiều vấn đề trước mặt, trong đó vấn đề xe cộ, giao thông là một trong những vấn đề đầu tiên mà mình phải giải quyết, nhất là ở Cali. Tiểu bang Cali có nhiều thứ nổi tiếng, nhưng vấn đề giao thông, vấn đề kẹt xe là một trong nhiều thứ nổi bật, mà cư dân Cali phải đối diện hàng ngày.

Nếu là cư dân Cali từng lái xe, thì phải biết ba chữ tắt DMV (Department of Motor Vehicles), khi nói tới vấn đề xe cộ, bằng lái xe.

Trái với việc thi bằng lái xe hay đổi bãng số rất dễ dàng và mau chóng ở tiểu bang cũ, sang Cali, tôi đã mất nhiều ngày để hoàn tất thủ tục nầy. Phải đưa xe đi thử khói (smog check), phải sang thẻ chủ quyền, phải thi viết lại để biết rõ về luật lệ giao thông của tiểu bang, phải sắp hàng chờ đợi nhiều tiếng đồng hồ trước khi thật sự nói chuyện với nhân viên của DMV. Bài thi lái xe có nhiều luật lệ phức tạp, tương đối khó hơn các tiểu bang khác, lại có cả bài thi bằng tiếng Việt, nếu người đi thi yêu cầu.

May mắn cho tôi, lần thi viết đầu tiên được đậu với số điểm tối thiểu... mặc dù đã thực sự lái xe nhiều năm, kể cả xe hàng 18 bánh.

Trong khi đó, tôi cũng biết được có một số người ở các tiểu bang xa, dọn về Cali, mặc dù lái xe nhiều năm, thi viết lại phải rớt nhiều lần, trước khi "đổ đạt"...có được bằng lái xe của Cali. Có người sau khi thi đậu, mừng lắm, còn mừng đến nổi, muốn mở tiệc, mời thân nhân, bạn bè tới "ăn mừng thi đậu bằng lái xe Cali".

Phải nói rõ ra rằng, tất cả các xe nhà có bãng số ngoài tiểu bang, nếu muốn hợp pháp chạy xe trong tiểu bang Cali, thì bắt buộc xe đó phải được "check smog" và phải không có vấn đề ô nhiểm (passed) mới "qua cầu", trước khi được DMV chấp nhận làm giấy tờ đổi bãng số.

Những ngày đầu tiên lái xe ở Cali, tôi thật tình "hơi run" khi tới các ngã tư đèn xanh, đèn đỏ có trang bị mấy cái máy chụp hình to tướng, đứng " hiên ngang, kiệu hảnh, khêu khích" trên bốn gốc đường... lỡ nó chớp một cái, là nộp phạt, lại phải "đi học", là đi đứt nữa tháng tiền hưu trí...sở dĩ mình run, bỡi vì hai người thân của tôi, một ở Westminster, một ở San Jose đang buồn "thúi ruột", vì bị phạt bỡi mấy cái máy chụp hình quái ác đó thôi...lâu lâu họ chép miệng, lầm bầm..."đóng tiền phạt uổng quá...tiếc quá...xui ơi là xui..."

Khách ở phương xa, có đến thăm khu phố Bolsa, thì cũng ráng thư thả, đừng hấp tấp, nhất là lái xe trên các ngã tư đèn xanh, đèn đỏ của thành phố Garden Grove, máy chụp hình đầy ra đó, khiêu khích, hiên ngang...

Nếu có hẹn với ai, trể giờ thì cũng chẳng mất mát cái gì, nhưng nếu để cho máy chụp hình nó "chớp" lên...thì phiền lắm, vừa mất tiền phạt (cao lắm), vừa phải đi học, vừa phải đi đến tòa, đóng tiền nộp phạt...vừa buồn, vừa tiếc...

Mà nghĩ cũng phải, đa số dân Cali đồng ý rằng, có một vài anh "chạy ẩu, chạy thục mạng" vượt đèn đỏ đều chi...lái xe kiểu mấy cụ già kêu là "lái cao bồi"...thành thử mấy cái máy chụp hình nầy...có mục đích giảm bớt mấy cái tai nạn "ẩu tả" của mấy anh cao bồi đó thôi, nhưng lâu lâu, mấy người lái xe rất "hiền lành" cũng bị vạ lây.

Sở dĩ mấy cái vụ "vượt đèn đỏ" không ngăn được là vì chờ đèn xanh lâu quá...xe cộ đông qua, đây cũng là tình trang chung của các ngã tư ở đất Cali.

Mỗi lần chờ đèn xanh bật lên thì cũng thấy rất là lâu, chính tôi nhiều khi cũng..."bạo gan" vọt lẹ khi đèn vàng vừa bật lên... trước khi xem kỹ coi mấy máy chụp hình có tọa lạc ở bốn bên ngã tư hay không?

Nếu bạn là người ở tiểu bang khác, sang Cali, khi lái xe thì nên cẩn thận khi đổi đường (lane) ngoài freeway để sang đường phía trong (exit) vào đường nhỏ (street), tài xế ở đây hiếm có cái vụ lịch sự nhường đường cho bạn đổi lane. Do đó, bạn phải lái xe kiểu Cali, có nghĩa là phải...vọt nhanh, vọt lẹ mới được.

Vấn đề kẹt xe ở các thành phố Nam Cali là vấn đề thông thường, khác với tiểu bang tôi đã cư ngụ, ít bao giờ có mấy cái vụ xe kẹt như ở đây...

Các xa lộ lớn (insterstate highways) ở Nam Cali, thường thường mỗi chiều có đoạn chia ra đến 6 lối (lanes) nhỏ, không kể lối đặc biệt (carpool) cho xe có chở 2 người trở lên, vậy mà mỗi buổi sáng thế nào cũng kẹt xe.

Mấy ông bạn già của tôi từ các tiểu bang xa như Oklahoma, sang bên nầy nghỉ hè, ớn mấy cái vụ kẹt xe lắm, thành thử tôi đề nghị mấy cụ mà có lái xe ra xa lộ lớn, ở Cali người ta gọi là freeway, thì canh giờ sau 9 giờ sáng cho tới trước 3 giờ chiều là chắc ăn, xui lắm thì mới bị "kẹt" mà thôi.

Một anh bạn đồng nghiệp cũ của tôi ở Oklahoma sang viếng thăm vùng San Diego, tâm sự với tôi rằng, các freeways ở đây luôn có bảng hiệu vận tốc tối đa là 65 dậm (mile) một giờ, anh lái xe đúng vận tốc như thế, nhưng giống y con rùa bò đang bò, tất cả mọi xe khác đều chạy với vận tốc nhanh hơn, khoảng 75 tới 80 dậm một giờ, vượt qua mặt anh vù vù. Do vậy, sau một ngày đầu tiên, anh cũng chạy thục mạng giống như mọi người...

Các con đường freeways ở Nam Cali thì phải công nhận rằng vô cùng "an toàn xa lộ", nhờ những mảnh mica nhỏ đặt sát mặt đường, người lái xe vô tình lấn đường, là xe phải cán lên những mảnh nầy, làm bánh xe phát ra những tiếng kêu, để người lái kịp thời điều chỉnh đi đúng trở lại trong con đường(lane) của mình...

Tôi cũng chưa bao giờ thấy một ổ gà (pot hole) trên tất cả các đường lộ, kể cả những con đường thật nhỏ, thật hoang vu trong các vùng núi non, xa xôi, hẻo lánh.

Thành thử, Cali DMV có lấy thêm tiền thuế xe (9%), tiền thuế xăng rất cao, tiền phạt cho những tài xế vi phạm luật lệ giao thông vô cùng nặng, thì đa số mọi người cũng hài lòng, lâu lâu chỉ than phiền chút đỉnh.

Trong những con đường nhỏ giống như trong khu nhà của tôi, chánh phủ có cho xe quét đường, mỗi tháng tối thiểu hai lần, họ để bảng ấn định ngày giờ cho cư dân biết rõ ràng lúc nào có xe quét đường đi qua. Cái màn quét đường nầy không bao giờ có ở tiểu bang cũ của tôi.

Mấy ông hàng xóm của tôi, vì nhà để xe chật chội, không đậu trong nhà để xe (garage) được, phải đậu ngoài đường, lâu lâu quên phứt tới ngày quét đường, cứ đậu xe ngoài lộ, bị phạt vài chục đồng, mặt mày buồn xo...lầm đầm...xổ tiếng..."Đức".

Nhưng phải nói rằng đường xá ở Cali hay vùng San Diego nầy, tương đối rất sạch sẽ và hai bên đường, chính phủ trồng bông hoa vô cùng đẹp mắt. Nhờ vậy, dù dân Cali thường lái xe trăm dặm hay có bị kẹt xe vài tiếng thì cũng quen đi, không còn than phiền gì hết. Nếu lỡ có trể hẹn với ai, cứ nói bừa rằng "bị kẹt xe" là xong hết.

Tóm lại, một lão niên như tôi, lúc còn trẻ thì ở lỳ bên tiểu bang Oklahoma, nay về già, lại dọn về một vùng đất đầy xe cộ thì nghĩ cũng hơi mệt, nhưng được cái nầy, mất cái khác, trên đời nầy không có cái gì hoàn hảo.

Vấn đề xe cộ đối với một người hưu trí thì chỉ là một chuyện thật nhỏ, không đáng kể. Dù sao, đây cũng là chút kinh nghiệm mới mẻ của một người vừa nghỉ hưu, muốn chia xẻ với những ai từ tiểu bang khác muốn dọn về Cali để dưỡng già, giống như tôi, đã dọn nhà từ thành phố Oklahoma City, định cư tại một vùng biển mát lạnh, bên cạnh bờ biển Thái Bình, thành phố Oceanside.

Dân Đen

Ý kiến bạn đọc
24/11/201419:48:23
Khách
Hallo Lý văn Năm
còn nhớ các bạn học Trần Lục cũ như Trần gia Khánh, Đỗ đình Tham, Nguyễn Thái Sơn .. Hãy mail về [email protected] để biết tin và tâm sự ... !
06/11/201400:29:52
Khách
Câu chuyện vui và đúng về đường sá ở Cali của một người từ xa về sống ở Nam Cali.Lời văn đơn giản và dể hiểu khiến người đọc cảm thấy vui và ngộ nghĩnh.
05/11/201416:29:41
Khách
Xin mời đến New York City thì chuyện lái xe ở Cali chẳng thấm thía gì.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,733,543
Trong chuyến viếng thăm tiểu bang Utah, tôi được gia đình con tôi đưa đi thăm hầu hết các thắng cảnh nơi đây. Thủ phủ của tiểu bang là Salt Lake City. Cái hồ nước mặn rộng mênh mông nằm trên vùng đất có cao độ hàng ngàn bộ cách mặt biển.Một kỳ công của Thượng Đế đã ưu đãi cho vùng đất cao nguyên này. Utah còn là Thánh địa
Chiều qua, em điện thọai hỏi chị ngày Father s Day năm nay gia đình chị dự định đi nghỉ ở đâu. Chị chưa kịp trả lời em thì đường dây bên kia có người gọi đến, chị xin lỗi tạm "hold" và khi nói chuyện lại với em thì máy đã cúp. Có lẽ em vội đi đâu, chờ lâu không được. Em có biết ai gọi chị hôm qua
Tôi có hai người bạn: Khang và Dũng. Tôi biết Khang vào một ngày mùa Hạ trong chương trình Chiều Vui Đại Học tại Sàigòn. Lúc đó Khang đang là sinh viên Luật khoa. Hiền hoà và ít nói, Khang thỉnh thoảng đến nhà tôi. Thường chúng tôi gặp nhau ở quán cóc. Cái thuở tuổi xanh còn nhiều ước vọng. Khang nói sau nầy nhất định
Vào dịp lễ giáng sinh, khoảng 5 giờ chiều trời đã tối, tôi và đứa cháu gái xếp hàng trong chợ bán thực phẩm chờ trả tiền. Chợ đông nghẹt, hai bà cháu tôi đứng cuối nên hơn nửa tiếng mới thanh toán xong. Cháu đẩy xe đi trước, tôi đi sau, bỗng có tiếng gọi: - Bác ơi, cho con hỏi một chút được không" Ngoảnh nhìn lại phía sau
Nước Mỹ nơi mang đến cho những người nhập cư một khái niệm "Tự Do" đầy nhân bản, cũng là nơi có quá nhiều thử thách trước nhu cầu "hội nhập", một yếu tố quyết định để xây dựng cuộc sống mới trên Xứ Cờ Hoa. Người Việt mình không nằm ngoài quy luật ấy. Tôi đã nghe ai đó nói... Nước Mỹ tựa như một lò luyện, nó có thể nấu chảy
Chiều nay, Đính vừa mở computer thì nhận được điện thư của Thăng, người em họ cho biết tin vắn tắt "Chú Tư bị ung thư gan thời kỳ thứ ba chắc khó qua khỏi, anh làm ơn nhắn cho chị Hoàng và anh Hân biết dùm em, số điện thoại của chú ấy là. ." Đính tự nhiên thấy một niềm bồi hồi lo âu xâm chiếm lấy tâm hồn anh vốn đang
Từ Little Saigon lâu nay vẫn có những chuyến xe bus đón khách đi "Tour Casino." Trước đây, xe đón tại khu chợ ABC và chợ Bến Thành, trên đường Bolsa. Nay thì hàng ngày ở ngã ba đường Bishop và Moran, thuộc thành phố Westminster. Xe này cũng rước các người đi Casino (đánh bạc) từ Los Angeles đa số là đồng bào người Việt
Chiều nay, Đính vừa mở computer thì nhận được điện thư của Thăng, người em họ cho biết tin vắn tắt "Chú Tư bị ung thư gan thời kỳ thứ ba chắc khó qua khỏi, anh làm ơn nhắn cho chị Hoàng và anh Hân biết dùm em, số điện thoại của chú ấy là. ." Đính tự nhiên thấy một niềm bồi hồi lo âu xâm chiếm lấy tâm hồn anh vốn đang
Cali đi dễ khó về Trai đi có vợ, gái về có con Khi phổ biến hai câu thơ trên, chắc người ta chỉ có ý rằng (") Cali là đất tốt để dừng chân, sinh sống, lập nghiệp. Không nơi nào trên đất Mỹ có khí hậu dễ chịu như ở Cali, rất thích hợp cho người lớn tuổi. Hơn thế nữa, Cali còn có những khu thương mại được mệnh danh là Saigon Nhỏ
Đang lang thang "ngắm tủ kính" trong khu Phước Lộc Thọ như một người "Di Tản Buồn", Linh giật bắn người khi bị một người vỗ mạnh vào vai. Linh quay lại nhìn với khuôn mặt đằng đằng sát khí thì nhìn thấy ngay một khuôn mặt nham nhở vừa cười vừa nói: - Chị Linh! Nhớ em hông" Hoàng nè! Hoàng hồi xưa ở bên Baton Rouge
Nhạc sĩ Cung Tiến