Hôm nay,  

Để Sống Đời Đáng Sống

16/01/201500:00:00(Xem: 18683)

Tác giả: Trương Tấn Thành
Bài số 4439-14-29839vb601615

Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005 với bài viết mang tên "Bà Mẹ Hoa Kỳ". Sau đây là bài mới với hình ảnh trong phim “Unbroken”

* * *

blank
"A moment of pain's worth a life time of glory". Một câu nói đáng nhớ trong phim "Unbroken"

Như đã định, tôi bỏ ra ngày thứ sáu, sau ngày Giáng Sinh, để đi ra rạp xem cuốn phim mới trình chiếu "Unbroken" do nữ tài tử nổi tiếng Angela Jolie đạo diễn.

Sỡ dĩ tôi chọn xem cuốn phim này vì nó dựa vào cuộc đời thật của một phi công trẻ bị bắt làm tù binh thời Mỹ Nhật còn chiến tranh.

Mới đây tôi có được xem lần phỏng vấn lão anh hùng này trên TV và thấy là Angela lấy làm tâm đắc với cuốn phim này lắm và kính mến ông cựu tù binh này như một người thân của mình. Mà tôi chắc là sau khi xem cuốn phim ai cũng dành trọn mối cảm tình kính mến đối với ông như vậy. Riêng tôi, cuốn phim đã gây xúc động cho tôi nhiều lần vì tôi cũng đã từng bị lao tù khổ sai trong trại tù như ông nhiều năm sau 75 và đã nhiều lần vượt biển tìm Tự Do.

Vì bị chứng đi tiểu nhiều lần để khỏi phải làm phiền người ngồi xem kế cận và bị mất đi những đoạn trong phim, tôi phải "thủ" theo một cái vỏ chai nhựa để khi phải "làm cái chuyện chẳng đặng đừng" đó! Và xin vô phép nói nhỏ là tôi đã sử dụng cái vỏ chai nhựa đó tại… tại chỗ rất nhiều lần trong khi xem phim đúng như tiên liệu!

Theo như nội dung phim thì tựa đề "Unbroken" xin được phỏng dịch là "Bất Khuất", thì mình nghĩ chắc cũng không sai. Tên sĩ quan Nhựt trưởng trại tù tàn bạo, dã man đến cách mấy cũng đã không bẻ gãy được ý chí của ông trước sự kính phục của bạn đồng tù đối với ông và cả tên trưởng trại.

Ai có bị sống trong cảnh tù đày khổ sai mới thấy thương cảm với số phận người tù và khâm phục ý chí của một con người dũng cảm, "uy vũ bất năng khuất" này.

Ngay khi vào đầu phim, trong khi khuyến khích tập luyện cho em trai, là ông, trở thành một vô địch chạy điền kinh, người anh của ông đã có nói một câu nói đáng cho tôi ghi nhớ là "If you take it, you make it!", xin tạm dịch là "Có gan lì thì việc sẽ thành" và sau đó thêm một lời nhắn nhủ vàng ngọc khác nữa cho ông là: "A moment of pain's worth a life time of glory",, xin được dịch thoát là: "Chịu nằm gai nếm mật thì sẽ có ngày cả đời được vinh quang."

Cuốn phim được dàn dựng chu đáo, sống thực từng chi tiết, các tài tử diễn xuất vượt trội, của đạo diễn lột tả được cá tính và con người của từng nhân vật trong phim. Phải nói là khó có chỗ nào chê được.

Xem phim mà tôi bỗng chạnh lòng nhớ tới những năm tháng trong trại tù khổ sai và những lần vượt biển tìm cái sống trong cái chết khiến tôi thấy thật là bồi hồi, nhiều lần không kềm được xúc động.


Đối với riêng tôi, cuốn phim và cuộc đời của người anh hùng bất khuất này đã tạo được trong tôi niềm hãnh diện là mình đang được sống trong Tự Do vì tôi đã chịu đánh đổi nhiều năm gian khổ, mất đi cả tuổi xuân và đã nhiều lần liều chết để tìm một cuộc đời đáng sống cho mình.

Dù chưa phải chịu lênh đênh trên biển cả hơn bốn mươi ngày như ông nhưng tôi cũng đã hơn sáu lần vượt biển để bị bắt lại nhiều lần và gần mười năm bị tù đày nơi địa ngục trần gian trước khi đến được bến bờ Tự Do. Đã có lần tôi tưởng đã mất mạng khi chiếc tàu đánh cá vượt biển ọp ẹp bị bão đánh dồn dập cả đêm sau đó bị trôi dạt vào đảo Phú Quốc rồi bị nhốt trong nhà giam trên đảo hơn nửa tháng để rồi sau đó bị chở về Rạch Giá làm lao động khổ sai hơn một năm.

Dù chưa bị khổ hình và hành hạ tàn ác về thể xác như ông nhưng tôi phải chịu nhiều hình thức hành hạ về cả thể xác lẫn tinh thần trong mười năm mà sự sống còn của tôi cho đến ngày hôm nay là cả một Ơn Phước thật lớn của Bề Trên.

Cảnh người tù phải xúc than, mang than đá trong giỏ sau lưng lên xuống cầu thang xà lan đi làm khổ dịch trong trại tù khổ sai làm tôi nhớ ngay tới cảnh tôi bị đội thúng đan bằng tre chuyền cát liên tục, hết xuống rồi lại đi lên lấy cát trên chiếc ghe chài lớn chở cát cho một công trình xây dựng của bọn chánh quyền địa phương ở trại lao động khổ sai Bà Bèo, so ra không khác cảnh chuyền than trong phim chút nào. Cứ bước cầu thang lên ghe đổ đầy thúng cát rồi xuống cầu thang ghe đến nơi đổ ụp thúng cát thành đống lớn. Liên tục lên xuống từ sáng đến chiều cho đến khi hết cát rồi đến mờ tối về trại giam ngủ qua đêm để sáng hôm sau lại tiếp tục là những người nô lệ cho bọn cai thầu chủ trại tù và cứ như vậy cả gần ba tháng trường.

Còn nhiều hình thức khổ sai nữa mà chúng dành cho những người bị chúng chụp mũ là "phản quốc" nhưng chúng không làm sao ngăn cản được ý chí của họ khi họ đã quyết đi tìm một cuộc đời đáng sống bằng cách vượt biển và vượt biên, trong đó có tôi. Như vậy há chẳng phải là những người ra đi tìm tự do đã chịu "nằm gai, nếm mật", liều chết đi mãi mà không lui để có một ngày được sống một cuộc đời đúng nghĩa và đáng sống trpng tự do đó sao?

Những người đã từng hy sinh tất cả, liều thân đi tìm tự do dù nhiều lần bị bắt, bị tù đày, hay bị thất bại đến bạn sản tán gia mà vẫn tiếp tục đi thì tinh thần của họ cũng là của một chí khí gan thép "Unbroken". Họ đã được thúc đẩy bằng ý chí đi tìm tự do, thà chết chứ không chịu cuộc sống nô lệ của một đàn cừu hầu để mở đường cho gia đình và cho tương lai của con cháu sau này và cho cuộc đời ngày nay cho chính họ mà gia đình đang được hưởng thành quả của ý chí bất khuất đó.

Tinh thần "Unbroken" của người người vượt biên và vượt biển nói riêng và của dân tộc Việt nó chung là đời đời bất khuất.

Regal Cinema, Lacey, sau Noel 2014

Trương Tấn Thành, WA

Ý kiến bạn đọc
17/01/201502:38:29
Khách
Bài viét rất chân thanh! Tôi cũng sẽ tìm xem phim này. Vậy mà Hollywood tư thù gì với Angelina mà chê lên chê xuóng cuón phim này do cô đạo dĩen. Mà lại thổi phồng cái cô Jennifer Ániton, lên. Đúng là Tinseltown , yêu ghét đều có mục đích cả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 863,823,453
Nhìn cảnh 3 cha con đang ngồi trên bộ ghế sofa chỉ trỏ, đùa giỡn nói cười vui vẻ trước màn hình TV đang trình chiếu bộ phim hoạt họa Tom ... Jerry
Tháng 6 /1992 gia-đình tôi gồm vợ chồng và 4 con đến Mỹ để đoàn-tụ cùng 2 con lớn chúng tôi, đã qua Mỹ trước đó chừng 10 năm theo diện ODP
Tục ngữ Việt Nam có câu "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn." Câu này đúng thì tuy có đúng thật nhưng đặt vào trường hợp tôi thì thấy sao
Hôm đó, tôi đi qua cầu bắc ngang hồ Xuân Hương. Tôi thấy người tình cũ đi với người yêu. Tôi cảm thấy một mất mát quá lớn.Tôi đi qua cầu, nhìn dòng nước chẩy
Sông Black River đã có từ hàng ngàn năm. Nhìn những bức ảnh đen trắng chụp vào thế kỷ 19 mờ mờ, ảo ảo cho ta thấy cảnh hoang sơ của thời kỳ vắng bóng người
Có không biết bao nhiêu cặp vợ chồng, cứ để mặc tình trạng "khắc khẩu", tình trạng "xung khắc" bất hòa giữa hai vợ chồng kéo dài năm này tháng nọ
Trong giới hạn của bài viết, và trước sự đa dạng, không thống nhất của các sự phân loại, chúng tôi xin tạm đề nghị một sự sắp hạng như sau
Cha tôi đánh mẹ tôi như cơm bữa, lần cuối cùng, năm tôi 6 tuổi. Hôm đó, cha về nhà với người đàn bà son phấn chứ không xoàng xĩnh như mẹ tôi
Bạn có tin rằng qua mục Tìm bạn bốn phương ta có thể tìm ra một nửa của mình còn lạc bước đâu đó. Ta kéo về nhà chung sống đến răng lay tóc bạc đến hết cả
Tôi không nhớ rõ từ khi nào, nhưng có lẽ từ những ngày bắt đẩu mùa thu, trời trở lạnh, trên đường đến sở tôi bỗng để ý đến chiếc ghế ngồi chờ xe bus
Nhạc sĩ Cung Tiến