Hôm nay,  

Tình Thiên Thu

12/02/201500:00:00(Xem: 13474)
Tác giả: Lê Quỳnh
Bài số 4459-16-29859vb5021215

Tác giả đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với một số bài viết về đề tài Du Lịch Nước Mỹ. Sang năm thứ 16, ông góp thêm bài mới, một chuyện tình nhân Ngày Tình Yêu đang tới và chọn thêm một bút hiệu mới. Mong Lê Quỳnh sẽ tiếp tục viết.

* * *

Tôi quen nàng khi nàng mới 15 còn tôi thì 18. Chẳng có gì ghê gớm hay ly kỳ, chẳng qua vì nhà nàng gần nhà tôi thế thôi. Nàng thì đẹp, nàng đẹp như công chúa trong truyện cổ tích. Nhưng nàng không điệu, không kiêu kỳ, nàng nghịch như con trai. Điều này làm tôi thích nàng hơn bởi tôi không thích lắm những cô gái quá e lệ. Nàng học giỏi lại có nhiều tài.

Một trong những tài của nàng là làm bánh. Tôi thường được sai vặt mỗi lần nàng trổ tài làm bánh. Nàng thích tranh luận đủ loại đề tài. Khi lớn thêm một tí nàng thích tranh luận về tình yêu. Có lần nàng hỏi tôi đêm tân hôn cô dâu chú rể làm gì. Nàng luôn muốn chứng tỏ nàng hơn tôi “Anh có gì hơn em nào” nàng thường hỏi vậy. “Anh cao hơn em” đó là câu trả lời của tôi. Nàng rất ghét câu trả lời này vì nàng biết không thể nào cao hơn tôi được.

Mùa hè đỏ lửa 1972. Tôi vào quân đội. Như một bài hát nào đó của Trần thiện Thanh “năm hai mươi mốt tuổi tôi đi vào quân đội mà lòng mình chưa hề yêu ai”. Tôi cũng vậy, 21 tuổi, chưa hề yêu ai. Nhưng trời đất ơi nàng yêu tôi. Tôi rất yêu cái tính con trai của nàng và giờ đây tôi không biết trả lời sao khi nàng phát huy cái tính con trai ấy. “Em yêu anh”, Nàng nói với tôi tại nhà nàng, trước mặt mọi người trong bữa ăn tiễn tôi lên đường nhập ngũ.

Tôi thích nàng, tôi hiểu thích và yêu biên giới của nó chỉ mong manh như sợi tóc mà thôi. Tôi yêu nàng, nhưng tôi không thể nói điều này. Tôi nói với nàng “Anh không thể nói gì với em khi ngày mai anh lên đường, anh ra mặt trận nơi đó chiến tranh như một trò đùa nhưng cái chết lại có thật.” Nàng nói nàng không sợ điều đó. Nàng yêu tôi và chỉ biết yêu tôi thế thôi.

Cuối năm 1973 tôi rời quân trường ra đơn vị hành quân tại vùng 2 chiến thuật, Pleiku, Kontum, Ban mê thuột, Tam quan, Bồng sơn... Một ngày nọ tôi nhận được thư của nàng, nàng cho biết nàng gặp tai nạn. Nàng quá đau khổ về điều này và hiện tại nàng chỉ nghĩ đến cái chết. Nàng cho biết nàng không còn sống chung với cha mẹ, bởi nàng muốn đi thật xa cho quên đi nỗi đau này. Nàng cho tôi địa chỉ, tôi viết thư cho nàng nhưng không nhận được thư trả lời. Tôi lại viết thư cho nàng, vẫn không nhận được thư trả lời của nàng.

Đơn vị tôi lại được lệnh hành quân. Chúng tôi lao vào những trận đánh khốc liệt, tôi say sưa với những trận đánh đó, bởi tin rằng chiến thắng sẽ sớm chấm dứt chiến tranh. Thế nhưng không phải vậy, chúng tôi là người chiến thắng trên mặt trận nhưng người quyết định chấm dứt chiến tranh không phải là chúng tôi. Những hình ảnh mất mát của đồng đội, những hính ảnh chết chóc của kẻ địch, những kẻ địch người Việt Nam tuổi trẻ, chúng tôi chưa hề biết nhau nhưng phải bắn phải giết nhau. Tôi chỉ còn thấy khuôn mặt bỉ ổi của chiến tranh và tôi chỉ còn là người hùng bất lực trước sự tồn tại đáng nguyền rủa của chiến tranh.

Tôi được về phép. Ngoài mặt trân về phép không phải là chuyện dễ dàng, nó hiếm hoi làm sao. Mặt trận không yên tĩnh sao, đúng vậy, mặt trận không yên tĩnh nhưng nó cũng không đáng lo sợ để người ta hà tiện như thế. Tôi được về phép lý do thật đơn giản và cũng thật vững chắc, tôi bị thương. Thế nhưng vết thương ngoài mặt trân cũng chẳng làm tôi đau đớn bằng vết thương trong lòng. Ngày tôi về phép là ngày tôi được biết nàng đã lấy chồng. Buồn quá tôi trở về đơn vị, lấy trò chơi chiến tranh đáng ghét để quên đi, quên đi nỗi buồn.

Rồi 30 -04 – 75. Không có ngày nào buồn hơn ngày 30 -04 -75 Tôi vẫn bộ quân phục trên người, vẫn khẩu súng trên tay, vẫn đông đội chung quanh, can đảm vẫn đầy trong lồng ngực. Thế nhưng tôi hiểu thắng cả trăm trận nhưng để thua trận cuối cùng thì cũng là bại trận. Tôi thấy những bộ quân phục rải rác khắp đường phố, những đôi giầy, những quân xa không người lái và những thương binh trên đường phố trên tay còn cầm chai nước biển. Tôi hiểu không có phần thưởng nào cho người bại trận.

Không có phần thưởng nào cho người bại trận, hay một cách mỉa mai chúng tôi những kẻ bại trận cũng có phần thưởng. Phần thưởng đó là được tập trung học tập trong trại tù tập trung của Việt cộng. Năm 1980 tôi trở về Saigon từ trại tù gọi là cải tạo. Tôi hiểu, tôi vừa rời trại tù nhỏ đến trại tù lớn. Dẫu sao trong trại tù lớn tôi vẫn dễ thở hơn và có thể toan tính nhiều việc hơn. Một trong những việc đó là đi tìm nàng. Tôi muốn được gặp nàng và thật vui nếu nàng được hạnh phúc. Nàng đã vượt biên từ năm 1979. Toan tính kế tiếp của tôi là tìm đường vượt biên, tôi vượt biên nhiều lân nhưng đều thất bại.

Năm 1994 tôi đến Mỹ theo chương trinh HO. Tôi đến đây một mình. Còn người yêu của tôi, tôi yêu nàng tha thiết nhưng không thể mang nàng theo được. Đó là tổ quốc của tôi.


Một ngày nọ tôi nhận được điện thoại, thật bất ngờ người gọi cho tôi chính là nàng. Vài tuần sau nàng đã có mặt tại Cali nắng ấm, cùng tôi sánh vai như ngày nào đó tại Saigon. Nàng biết điện thoại của tôi nhờ cô bạn hàng xóm sống cùng thành phố với tôi, tại Orange county. Tôi say sưa với niềm hạnh phúc bên nàng và cũng đau khổ tột cùng khi biết những bất hạnh đã đên với nàng.

Nàng cho biết lá thư nàng gửi cho tôi tại vùng hành quân, thư báo cho tôi biết nàng gặp tai nạn. Một người bạn học đã dùng thuốc mê cho nàng uống và hãm hiếp nàng. Cha mẹ nàng buôc nàng phải lấy tên khốn đó, nhưng nàng không bằng lòng vì nàng yêu tôi. Cha mẹ nàng sẽ không buộc nàng lấy tên khốn đó nếu tôi đồng ý lấy nàng. Nàng viết trong lá thư “Anh hãy cứu em, hãy cưới em dù không yêu em, vì em yêu anh và vì em không thể lấy tên khốn đó.” Nàng hiểu chỉ có tôi mới giúp được nàng thôi vì lúc đó nàng đã mang thai. Ôi khốn khổ cho tôi và cũng khốn khổ cho nàng, những ngày hành quân chìm đắm trong mưa gió, trong bom đạn tôi đã không nhận được thư của nàng.

Nàng bảo tôi hãy quên đi những ngày tháng u buồn đó, vì giờ đây nàng đã có tôi và tôi đã có nàng. Nàng và chồng nàng, người đã hãm hại nàng đã li dị. Đó là kết quả tất yếu của cuộc sống chung không đặt trên căn bản là tình yêu.

Tôi với nàng sống chung với nhau thật hạnh phúc. Chúng tôi vẫn tranh luận với nhau như ngày nào. Nàng vẫn nghịch ngợm như ngày nào, vẫn hỏi tôi có gì hơn nàng và câu trả lời của tôi vẫn là “Anh cao hơn em”. Nàng vẫn còn bục tức vì câu trả lời này.

Chúng tôi khám phá ra những điều chưa biết về nhau và tự hỏi không hiểu sao chúng tôi lại hợp nhau như thế. Chỉ còn có mọt cách giải thích là Thượng đế đã sinh ra và kết hợp chúng tôi thế thôi. Chúng tôi đi chơi, đi chợ, nấu ăn, rửa chén, dọn dẹp nhà cửa, làm bất cứ gì cũng có nhau, thật hạnh phúc. Thế nhưng hạnh phúc là danh từ không có trong tự điển của tôi và nàng. Sống chung với nhau được ba tháng thì nàng ngã bệnh, nàng cho tôi biết nàng bị ung thư.

Chuyến tàu vượt biển của nàng bị hải tặc bắt. Chúng đưa tất cả lên hoang đảo, phụ nữ bị cưỡng hiếp và làm những điều tồi tệ. Nàng và những phụ nữ trong chuyến tàu sống như những con vật và lũ hải tặc như bầy quỉ dữ. Một đêm tối trời, một nhóm mười mấy người lấy được chiếc ghe nhỏ trốn thoát, lênh đênh trên biển, nàng không nhớ là bao nhiêu ngày khi tất cả gần như kiệt lực ngất xỉu thì được tàu buôn cứu vớt.

Tại trại tị nạn nàng được đưa vào bịnh viện. Nàng như điên dại trong bịnh viện gần một năm. Cho đến một hôm, qua khung cửa sổ nàng thấy những đứa trẻ vui đùa, nàng nghĩ đến con nàng. Đứa con mà gần một năm nay nàng đã quên, nàng yêu cầu cho được gặp con. Như một phép lạ nàng trở lại bình thường khi gặp lại con, nàng ôm con, hai mẹ con nước mắt dàn giụa. Thế nhưng gặp con như gặp môt phep lạ giúp nàng tìm lại trí nhớ nhưng không giúp nàng thoát được khỏi căn bịnh ung thư.

Lũ hải tặc quỉ dữ và những trò chơi đầy thú tính đã làm nàng kiệt sức. Nàng mỗi ngày mỗi yếu dần. Nhưng nàng vẫn thích tranh luận, nàng vẫn làm cho mọi người cười chảy ra nước mắt về những câu chuyện vui của nàng, vẫn làm cho mọi người cảm động về những chuyện vui buồn ở trại tị nạn Philippinne nơi nàng có thời gian làm công tác thiện nguyện sau khi đã đinh cư. Những đứa con đỡ đầu của nàng ở trại tị nạn, không biết bây giờ chúng ở đâu.

Nàng mỗi ngày một yếu hơn. Nàng không còn đi được nữa, phải dùng xe lăn, nhưng vẫn thích ngồi trên xe lăn cùng tôi đi chợ, ngồi trên xe lăn chỉ tôi nấu bếp, ngồi trên xe lăn đi ăn phở, ngồi trên xe lăn dạo phố Bolsa, ngồi trên xe lăn đi shopping như ngày nào năm xưa tôi và nàng dạo phố trên đường Lê Lợi của Saigon.

Hàng đêm khi ru nàng ngủ xong là giờ tôi cầu nguyện. Tôi cầu nguyện cho được hàng ngày đưa nàng đi chợ, đi dạo phố trên chiếc xe lăn mãi mãi.

Nàng mỗi ngày một yếu hơn nữa. Nàng có lúc tỉnh, lúc mê. Có những lúc cơn mê hiền hòa, cũng có những lúc cơn mê dữ dội, đầy tiếng hét. Ôi những tên hải tặc man rợ vẫn chưa ra khỏi ký ức của nàng. Tôi đưa nàng vào bịnh viện, bác sĩ cho biết ung thư của nàng đã là thời kỳ cuối và nàng chỉ còn sống một thời gian ngắn. Một buổi sáng sau cơn đau dữ dội nàng đã ra đi. Bất chấp tiếng gào thét của tôi, bất chấp những dòng lệ của tôi tuôn tràn trên má.

*

Hôm nay là ngày đưa nàng về nơi an nghỉ cuối cùng. Quan tài của nàng được đặt trên bục cao, nắp quan tài mở ra, nàng nằm trong đó, khuôn mặt trông thật hiền hòa. Điều này cho mọi người có cảm giác như nàng đã trải qua cuộc sống thật êm đềm, thật bình dị, thật hạnh phúc. Trong nhà quàn có tất cả những người thân của nàng. Mọi người lăng yên để tưởng nhớ nàng.

Chợt một người đàn ông từ dưới hàng ghế ngồi bước lên, chàng đến bên quan tài, im lặng nhìn người quá cố, rồi chàng khóc, chàng khóc nức nở, nước mắt ràn rụa, gục xuống quan tài. Chàng lại khóc, khóc mãi và từ trong khóe mắt người quá cố hình như cũng đẫm lệ.

Lê Quỳnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,127,179
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Bà là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, sinh năm 1940 tại Cần Thơ. Hai bài viết đầu tiên của bà là tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Ky. Cưới nhau: 1972. Tới Mỹ năm 1975. Từ 1985, hai vợ chồng mở v/p Di Trú và Thuế Vụ tại Long Beach. Bài viết mới
Tê Hát I Cờ Rét là bút hiệu của Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Sau đây là bài viết thứ ba của chàng.
Tác giả sinh năm1949, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991. Nghề nghiệp trước 75: dạy học. Công việc làm ở Mỹ: du lịch. Hiện đã hưu trí và là cư dân vùng Little Saigon, Westminster, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà năm 2013 là "Kock and Me / Vi trùng lao và Tôi." Sau đây là bài viết thứ tám,đang 2 kỳ, tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2001, giải Việt Bút 2011, và là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo từ 7 năm qua. Bà hiện là cư dân vùng Little Saigon, công việc: giám khảo của Bureau of Barbering & Cosmetology (Nha Khảo Thí ngành Thẩm Mỹ) thuộc tiểu bang California. Bài mới của Bảo Xuân là chuyện về mối lo mùa lễ lạc đang tới.
Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện H.Ọ 9, hiện định cư tại Greenville, South Carolina, tham dự Viết Về nước Mỹ từ 2002. Tác phẩm đã xuất bản: Hành Trình Về Phương Đông. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Learjet, Wichita. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con- hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức đã nhận giải bán kết 2001 và là một trong những tác giả được đặc biệt quí trọng. Sau hơn 8 năm ngưng viết và bặt tin, Thảo Ơi là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả, một kỹ sư điện tử tại công ty Intel, Bắc California, dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008 và đã lần lượt nhận Giải Danh Dư 2009, với bài "Tình Nghĩa, Nghĩa Tình", Giải Vinh Danh Tác Phẩm 2010, với bài “Việc Làm Ơi, Mi Đi Đâu”. Bằng sức viết được thể hiện mạnh mẽ suốt 5 năm, với bài “Những Đoạn Đường Cho Nhau”, kể về một người bạn và tình bạn trong “đám con nít của Sài gòn thất thủ năm xưa, Khôi An đã trở thành tác giả nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013.
Tác giả lần đầu dự viết về nước Mỹ. Theo bài viết, đây là chuyện kể của một bà mẹ trong gia đình đến Mỹ theo diện H.O., an cư ở Seattle. Một đứa bé được định cư ở Hoa Kỳ sẽ phát triển và hội nhập như thế nào?Xã hội mới, hoàn cảnh mới tạo cho em những điều kiện sinh hoạt ra sao. Cha mẹ sẽ khuyến khich giúp đỡ em như thế nào? Đó là nội dung chuyện kể. Mong tác giả tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, công việc: làm nail. Tham gia viết về nước Mỹ từ 2011, với bút hiệu Hữu Duyên Nguyễn và bài "Cám Ơn Bố", bà đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.
Tác giả sinh năm 1950, đến Mỹ năm 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, hiện sống ở Bắc Cali. Tốt nghiệp đại học ngành Early Childhood Education (giáo dục nhi đồng) tại Chapman University
Nhạc sĩ Cung Tiến