Hôm nay,  

Lá Thư Tình Đầu

13/02/201500:00:00(Xem: 15086)
Người viết: Vĩnh Chánh
Bài số 4460-16-29860vb6021315

Tác giả là Bác sĩ Vĩnh Chánh, thuộc Hội Y Khoa Huế Hải Ngoại.  Với bài bài “Không Bỏ anh em, không bỏ bạn bè”  ông viết Tháng Tư 2013, Vĩnh Chánh đã nhận giải danh dự Viết về nước Mỹ cùng năm. Tốt nghiệp Y Khoa Huế năm 1973, thời chiến tranh, ông là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù cấp tiểu đoàn và gắn bó với đơn vị chiến đấu cho tới giờ phút cuối tại vành đai Sàigon ngày 30 tháng Tư.

Hình: V6 vvnm foto_thu tinh.jpg
Mấy dòng bản sao “Lá Thư Tình Đầu Tiên” 47 năm trước  vừa tìm thấy.

***

V6 vvnm foto_thu tinhMấy ngày vừa qua, các diễn đàn trên mạng chuyễn một lá thư tỏ tình viết bằng tiếng Pháp được phiên dịch ra tiếng Việt, trúng giải nhất trong mùa lể Saint Valentin tại Pháp Quốc. Hôm nay, nhân lễ Valentine, xin mạn phép chia xẻ cùng quý vị một lá thư xưa chúng tôi mới lục tìm được từ đống kỷ niệm của quá khứ. Tìm được lá thư thấy như tìm lại một kho tàng tưởng đã mất. Đó là lá thư đầu tiên tôi viết cho người tôi si mê, ngày 19 tháng 4, 1968, đánh dấu bước đầu của cuộc chinh phục khó khăn đầy trắc trở. Tôi, sinh viên YK năm thứ Nhất, đầy đam mê, ngông cuồng của tuổi thanh niên; người ấy, mới học nửa năm lớp Đệ Ngũ trường Đồng Khánh.

Hè 1967, một cô bé nhỏ nhắn xuất hiện tại nhà tôi khiến tim tôi ngạc nhiên đập lỗi nhịp. Nàng đem bánh của Mẹ làm đến biếu “Bà Vú”, tiếng nàng gọi Măng của tôi vì Măng tôi là Vú Đở Đầu cho Mẹ nàng khi Ba Mẹ nàng làm đám cưới. Đấy chính là cô bé mặc áo đầm vàng đã thu hút cái nhìn của tôi khi đang đi dạo cùng với Mẹ và các em tại công viên trước trường Đồng Khánh, mới mấy ngày trước. Đây cũng là nhân vật trong bức ảnh gia đình, một món quà tặng của Mẹ nàng, Măng tôi vẫn treo trên tường, gần bàn học của tôi. Mỗi khi nhìn đến, tôi vẫn liên tưởng rằng ngày sau tôi sẽ có được nàng, như một ám ảnh, một ước mơ thầm kín.

Trong thảm họa Mậu Thân 68, khi biết gia đình nàng được an toàn, đang lánh nạn tại Dòng Chúa Cứu Thế, tôi tức tốc tìm thăm dù đường đi còn dấu vết tàn phá và chết chóc. Xác xe, xác người rải rác bên vệ đường; cành cây nghiêng ngã văng đầy khắp nơi do bom đạn, hiện trường như một cảnh phim… để chỉ kịp thấy nàng vài ba phút, trao một ít đồ hộp, rồi nàng vội vã quay vào với gia đình. Hình ảnh xanh gầy của nàng với đầu tóc ngắn thân thuộc trong một buổi sáng có gió lạnh và mây xám trên trời mãi mãi ám ảnh tôi từ dạo đó.

Bận rộn làm việc liên tục tại Bệnh Viện Huế cùng với đàn anh Nguyễn Văn Chử, khóa 4, Bảo Chủ, khóa 4, Trần Tiển Ngạc, khóa 7, phụ giúp cho BS Thomas Herod giải phẫu trong thời điểm gay cấn, nóng sốt nhất, tôi không có cơ hội đến thăm nàng. Thời gian kề cận ngày rời Huế để vào Saigon học tiếp, tôi lấy hết can đảm viết cho nàng một lá thư không viết nháp, không soạn thảo. Không nắn nót, trau chuốt, viết luôn một mạch. Giọng thư làm ra vẻ ngang tàng, hài hước. nhưng rất chân thật, không có giọng chìu lụy, van xin tình cảm.

Dĩ nhiên thư tôi không được hồi âm.

Nàng theo gia đình dời đi Nha Trang, rồi lên học Đà Lạt, rồi dọn về Saigon. Nàng vẫn là “gái trong song cửa”, tôi đóng bộ “chiến binh”. Mối tình trong tôi vẫn đeo đẳng không thôi.

*

Và sau đây làbản đánh máy Lá Thư Đầu tiên, không sửa lỗi chính tả:

19-4-1968

Mến gởi cô bạn của anh Vĩnh Chánh,
Chắc cô ngạc nhiên khi nhận được mấy giòng chử lạ lùng này. Nhưng xin cô hãy bình tỉnh đọc. Theo tôi biết hình như cô đã quen với anh V.C không được lâu đâu và chắc cô cũng đã được nghe nói đến “lảo tình địch nguy hiểm” của anh ta. Tôi xin tự giới thiệu là nhân vật ấy, ẩn núp trong bóng tối từ mấy năm vừa qua và chẳng có việc gì giữa cô và anh ta mà tôi không biết (?). Hôm nay tôi đánh bạo viết lá thư này mong cô thông cảm dùm tôi, một tâm hồn đã si mê cô nhưng không gặp may mắn như anh V.C. Tôi hiểu cô yêu thương anh ấy lắm nhưng luôn tiện cô cho phép tôi nói xấu anh ta một chút nhé.

Tôi tuy quân tử nhưng trong việc ái tình người ta có thể xử dụng bất cứ một khí giới nào. Anh V.C chắc cô đã biết rỏ là một người khó tính, hay khinh người (?), ăn nói tuy có duyên, nhưng hay luẫn quẩn lắm; anh ta rất cộc cằn, thô lổ, dữ tợn, ăn nói nghênh ngang và là một con người tự đắc, tự phụ lắm, kêu (kiêu) căng lắm. Anh ấy hữu tài hữu tướng thật, nhưng thời buổi loạn ly này hạng người như thế chỉ vô dụng. Theo tôi nghĩ, cô nên nhìn rỏ tình thế mà cuốn gói theo tôi gấp vào Saigon. Trong này tôi sẽ ngâm thơ cho cô nghe (vì tôi có một tâm hồn thi sĩ!!??), sẽ dẫn cô đi xi nê cọp vì tôi, thú thật với cô, tôi nghèo lắm, và tôi sẽ dẫn cô đi lang thang từ tỉnh thành này đến làng mạc kia, dọc ngang trái đất loài người này. Vì cũng như cô, tôi là người bơ vơ, cô đơn. Tôi sẽ đem cô đi mãi cho đến thế giới thần tiên, tôi yêu thương cô nhiều và chỉ muốn trên trái đất này chỉ có đôi ta thôi. Chắc là cô nghĩ tôi còn lẫn quẫn và “tự phụ” hơn gấp mấy lần anh V.C giả dối đạo mạo đáng ghét kia, lúc nào cũng muốn lên giọng dạy đời. Nhưng cô cũng biết trên đời này cái gì cũng khi lên khi xuống, khi thăng khi trầm.

Thôi nói nhiều làm gì, chỉ khêu thêm lòng mong nhớ của tôi, muôn đời muôn kiếp sẽ không bao giờ nguôi.

Ký tên: Kẻ tình địch của thằng V. C
TB. Xin cô đừng cho anh V.C biết vụ này vì nếu anh ta biết,(anh) ta sẽ nổi cơn ghen thì tôi chẳng biết chạy trốn ở phương nào bây giờ.

*

Ngày 19 tháng 4, 1975, bảy năm sau ngày tôi viết Lá Thư Đầu Tiên cho nàng, tôi được nàng đến thăm ngay tại Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 5 Nhảy dù khi tiểu đoàn đóng quân tại xưởng dệt Công Thành ở Hóc Môn. Bối cảnh chao đảo của cuộc chiến đã lay động nàng. Tấm lòng của tôi được ngó đến, tình yêu của tôi được vun xới ngày thêm sâu đậm. Mà đoạn kết là một “đám cưới chạy tang”, 3 ngày sau khi mất nước.
Cất giữ được lá thư của tôi sau 47 năm là một điều kỳ lạ, kỳ lạ như những dòng chữ tôi đã viết với rất nhiều lỗi chính tả, lỗi kiểu cách ngông nghênh vụng về thời tuổi trẻ bồng bột.

Em yêu,
Qua bao nhiêu thử thách, trên chiến trận, trong tù đày. Qua bao nhiêu sóng gió, giông bão của cuộc đời, tình yêu của chúng ta đã vượt lên trên hết. Vững mạnh. Đằm thắm. Tăng trưởng trong tin yêu và tha thứ. Thời gian như tên bay, nhìn về phía trước, con đường chúng mình cùng sánh bước sẽ diệu kỳ, như định mạng đã mầu nghiệm sắp đặt.

Cầu chúc em sống đẹp, vui mạnh, an lành bên anh mãi mãi.

Ngày 9 tháng 2, 2015
Bên bờ hồ Mission Viejo, CA
Vĩnh Chánh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 862,385,783
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Cô định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, hiện là cư dân Berry Hill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ. Thiên Thần Đen là chuyện sống thực tại nơi cô làm việc.
Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O. vào năm 1990, hiện đã về hưu và an cư tại Westminster. Ông tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2008 và đã góp nhiều bài viết giá trị. Bài mới sau đây mang tựa đề "Tu thành Linh Mục nhưng không thích làm "cha" thiên hạ." Công việc ông Cha này chọn là cải trang đi vào các động mãi dâm, những ổ chứa, ổ buôn người, giúp giải cứu những nạn nhân bị buộc làm nô lệ lệ tình dục.
Tác giả tên thật là Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, cựu sĩ quan VNCH, cựu tù công sản, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, bài nào cũng cho thấy tấm lòng.
Tác giả là một huynh trưởng viết về nước Mỹ, nhận giải danh dự từ năm 2000, và liên tục góp nhiều bài viết giá trị, để hỗ trợ và cổ võ việc Viết Về Nước Mỹ. Trước năm 1975, ông là nhà giáo, quân nhân QLVNCH, khóa 18 Thủ Đức. Định cư tại Mỹ, sau nhiều năm làm việc cho Sypris Data System Los Angeles, ông hưu trí cuối 2009. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Trước 30/4/1975, tác giả từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi Hoa, và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoa - hiện có trên trang mạng: http://tuoihoa.hatnang.com/ và http://www.camlinguyenthimythanh.com Sau ngày 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học.
Tác giả, một kỹ sư điện tử tại công ty Intel, Bắc California, đã 2 lần nhận giải Viết Về Nước Mỹ: giải danh dự 2009, và Giải Vinh Danh Tác Phẩm 2010. Đón năm mới 2013, mời đọc bài viết cuối năm của Khôi An kể chuyện về thanh âm, ca nhạc.
Tác giả làm việc trong một văn phòng thiết kế công chánh tại nước Pháp. Họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2011, Đoàn Thị đã bay từ Paris sang để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là Giải Á Hậu. Bài viết mới, chuyện cuối năm bên Tây vẫn đầy hương vị của Little Sàigon.
Là con gái một quân nhân VNCH, từ bé, nàng từng nghĩ mình sẽ là vợ lính. Sau đổi đời, trưởng thành tại Hoa Kỳ, nàng chống lại Bố để kết hôn với một thuyền nhân. Ngày cưới đúng vào mùa giáng sinh. Năm nay, kỷ niệm 22 năm thành hôn, chàng đang trong nhà tù cộng sản tại Việt Nam.
Thêm một cánh chim đầu đàn thuộc thế hệ đầu tiên của người Việt tại Hoa Kỳ vừa từ trần: Cụ Nguyễn Văn Thịnh, vị niên trưởng của một gia đình thuyền nhân gồm 58 người định cư tại San Diego, đã ra đi vào lúc 4 giờ 57 chiều ngày thứ Hai 17-12-2012, nhằm ngày 5-11 năm Nhâm Thìn, hưởng thọ 83 tuổi.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Mong Cao Đắc Vinh tiếp tục viết, bổ túc dùm mấy dòng sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Nhạc sĩ Cung Tiến