Hôm nay,  

Canh Chua Bắc Nấu Nam

24/03/201500:00:00(Xem: 15361)

Tác giả: Y Châu
Bài số 3494-16-29894vb3032415

Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, cây trái quê hương. Bài mới của ông kể về tô canh chua được nấu bởi một cậu học trò bên nội là “dân bắc vào nam sống”, bên ngoại là dân Ban Mê Thuột nay gọi là Buôn Mê Tây nguyên.

* * *

blank
Tô canh chua Bắc.

Cô con gái từ Louisville, tiểu bang miền Trung Tây, Kentucky gọi thông báo ngắn gọn, tuần tới sẽ về thăm nhà, có quà, khỏi đến phi trường rước. Rồi con bé tắt điện thọai, hết!

Lạ chưa, xưa nay, mỗi lần từ nghỉ hè đến nghỉ lễ tết...nó đều dặn trước, nào là dành phần cho con ăn, nào là phần con mang theo về trường. Bây giờ trên đó vừa bị mấy trận bão tuyết, không lẽ đem hoa tuyết về làm quà, hay là mấy chú nai rừng bị đông đá, nó bắt bỏ vô bao chở về?

Đúng vào tối thứ sáu, cô con gái gõ cửa, kêu người ra phụ đem những túi xách vào nhà và thêm một cậu bạn. Con bé giới thiệu là cậu bạn học cùng trường lớp B3, sau nó một năm. Tên là Doách, gia đình dân Bắc vào Nam sống, sau nầy dời về Bà Rịa, Vũng Tàu... Tôi vội quay qua nhìn, lúc đầu cứ ngỡ là bác tài xế xe ta-xi, tướng mạo cũng gọn gàng nhanh nhẹn, trên má trái có lúm đồng tiền xem cũng có duyên (nhưng "nam nhi" như vậy là hơi yếu; đâu ai biết được, trời cho sao chịu vậy thôi!)

Sáng ra, con bé đòi đi chợ để Doách trổ tài nấu ăn. Nó kể, ở trường mỗi khi có dịp hội họp, món canh chua Bắc của Doách là "số doách". Có người ngoài, nó còn chê ba nó: ông nấu ăn "dở ẹc"; cậu Ba, bác Hai,... cũng y chang luôn, không chịu vào bếp phụ giúp gì hết, khi nào cũng "internet". Nhớ nhiều lần nó còn tuyên bố: sau nầy khi có gia đình điều kiện bắt buộc là chồng nó phải giỏi nấu ăn. Đứa con nói đúng quá, chịu thua thôi! Tôi cũng cố vớt vát, ngày xưa lúc mới gặp má con ba cũng trổ tài làm món nhậu "tốc hành": gà hấp rượu. Nhưng nội, ngoại con đâu cho ba vào bếp, bây giờ thỉnh thoảng má con nấu lại món gà hấp rượu, con khen ngon, đó là món bí truyền của nhà ta.

Doách vào bếp, đôi tay thoăn thoắt, mồ hôi đổ ướt trán, thật tội nghiệp cho chàng bếp trưởng. Tôi chạy vòng vòng để tiếp một tay. Đứa con gái, thiệt là giống nội ngoại nó đuổi khéo, ba ra ngoài phòng khách coi truyền hình đi, để yên cho Doách.

Nấu xong, Doách dọn dẹp bếp núc gọn gàng, tô canh chua được "trình bày trang nhã":

Canh chua, canh cá, ba miền
Chua cay, mặn ngọt, cái duyên ở đời
Dân quê không lẽ, ít lời
Cái tình, cái nghĩa, khi vơi, khi đầy

Mọi người đều khen ngợi canh chua của Doánh, vì ngoài hương vị nồi canh cần phải có, cộng thêm phần trình bày bắt mắt, “nhiệt tình” thì cái "số doách" là đúng không sai chút nào.

Tôi kể cho Doách, cho mấy đứa con tôi, ngày xưa vùng quê tôi đến mùa nước, cá, tôm, rùa rắn,... nhiều vô kể. Canh chua thường nấu với:

- Cá lóc, rá rô "mề", cá linh,...

- Món bổi: bạc hà, giá sống, cà gió, rau muống,...

- Chua: me, chùm ruột, bứa,... và ớt thật cay, là món ăn hằng ngày, bình dân.

Nhìn kỹ lại cái lúm đồng tiền của Doánh, nhứt là khi mỉn cười làm tôi nhớ đến chuyện xưa. Tôi hỏi Doánh:

- Ngày xưa gia đình có từng sống ở Buôn Mê, Tây Nguyên?

- Gia đình bên ngoại cháu từng ở Buôn Mê, sao chú biết? Doánh hỏi lại.

- Có phải ở khu thiết giáp?...

*

Ngày xưa, không lâu lắm chừng hơn 40 năm, lúc đó tôi đi chiến dịch (vì còn ở quân trường). Nơi tôi công tác là quận Khánh Dương, Khánh Hòa. Khoảng đường từ Khánh Dương đến Buôn Mê, tôi không nhớ chính xác chắc khoảng 100 cây số.

Vào cuối Đông, chớm sang Xuân, thời tiết giá lạnh, không thấy bông hồng tươi thắm, cũng không thấy mai vàng chen nắng đợi xuân. Ngoài trời mưa lất phất, mây mù la đà, che phủ núi đồi,...lúc sáng tinh mơ hay lúc chiều tà từng đoàn người thượng du, trên lưng mang chiếc gùi, vất vả, lầm lũi trên đường.

Trong toán của tôi có Lã vận Lương ra vào không yên; khi hỏi ra mới biết gia đình của anh ở Buôn Mê. Lương muốn về thăm nhà, nhưng sợ vi phạm quân kỷ! Sau khi "tham mưu" chúng tôi cùng lên quận, xin đi phép. Ông quận quở trách nặng nề, nhưng sau đó được 24 giờ phép miệng cuối tuần, với điều kiện nếu có gì xảy ra thì ông không thể bênh vực và sẽ báo cáo về QT.

Tôi tháp tùng theo Lương, có giang xe chở cây đi về hướng Tây. Con đường cong queo, lắm ổ gà làm tôi mệt mõi, nhưng Lương như con trẻ luôn miệng nói cười. Anh kể về gia đình, anh chị em, và nhứt là cô em gái. Cô tên là Buôn, thật thà dễ thương, có nhiều chàng trai ngấm nghé, nhưng chưa ai vào được vòng chung kết...

Cả đại gia đình của Lương hôm đó như ngày hội, riêng Buôn thì e ấp thẹn thùng, đôi má thì ưng ửng hồng hồng.

Chúng tôi lên dốc xuống đồi để viếng những thắng cảnh của Buôn Mê. Vừa về đến nhà thì Lương đề nghị đi đánh bi da. Thời đó bi da, ba trái rất thịnh hành. Ông chủ tiệm là bạn cùng đơn vị với ba Lương. Cô tiểu thư con của ông chủ cũng đang tuổi "cặp kê", là cây cơ vô địch, không đối thủ. Nghe danh tiếng, tôi cũng háo hức gặp nàng.

Số là người bạn chung toán với tôi là Lâm (quê ở Sóc Trăng) còn ở Khánh Dương, đã dạy tôi đường cơ "đờ trô", còn gọi đùa là "hồi mã thương, La Thành". Khi xuất chiêu phải đưa đầu cơ chúi xuống, vào khoảng 1/3 trái bi, góc bên nào mình muốn, rồi xoáy mạnh dứt khoát tức thì trái bi sẽ xoáy ngược trở về ăn điểm, trông rất đẹp mắt. Nhưng tôi có cái tật khi thì "thầy Lâm" khen đáo để, khi thì đánh không đâu ra đâu cả! Lần nầy tôi muốn thử tài.

Tiệm bi da mới mở, thật khang trang. Cô tiểu thơ tên là Mê, khi cười má lúm đồng tiền, diện áo tứ thân rất duyên dáng; tôi nhìn qua thì Buôn cũng trang phục giống y như nhau, "bên tám lạng người nửa cân", lạ thiệt? Chúng tôi bốn người được chia ra thành hai cặp đánh đôi:

Tôi - Buôn đấu với Lương - Mê.

Kết quả hai trận huề 1-1. Trận thứ 3 quyết định thắng thua, Mê đề nghị đánh đơn với tôi, để phân cao thấp cho mỗi đội.

Vào trận cuối cùng, đường cơ của tôi lại dở chứng, không còn sử dụng được tuyệt chiêu "hồi mã thương, La Thành".

Mỗi lần tôi mất điểm, hay khi nàng ghi điểm liên tục nàng hát nho nhỏ như ru bài ca Quan Họ, làm cho tôi càng bối rối...

Đội chúng tôi thua 1-2.

Má Lương nấu bữa tiệc gia đình tiễn đưa chúng tôi, trong nước mắt, chắc bà đang vui mừng? Bà nhắn nhủ tôi giúp đỡ Lương, coi vậy chứ em còn khờ khạo thật thà lắm. Bà nấu nồi canh chua Bắc đãi khách Nam. Hương vi canh chua mỗi miền mỗi khác, bửa ăn rất ngon miệng, ấm áp, cám ơn gia đình Lương. Chúng tôi có 24 giờ phép "dù" nhớ đời.

Thờì gian qua nhanh, không biết gia đình của Lương bây giờ ra sao, còn cô Buôn?

Còn Mê nữa, tay cơ vô địch, từng thắng tôi, cô tiểu thơ má lúm đồng tiền, có liên hệ gì với Doách? Sao thấy hai lúm đồng tiền giống nhau quá.

Tôi phải hỏi lại cho rõ ràng!

Cô Bắc Kỳ nho nhỏ
Hát bài ca Quan Họ
Diện chiếc áo tứ thân
Làm lòng ta lâng lâng

Bài ca Quan Họ vang xa
Giọng cao, luyến láy ngân nga
Sao như quen, mà xa lạ
Như tiếng thác đổ đàng xa

Đêm qua nhớ tiếng em ca
Làm ta chạnh nhớ quê nhà
Nhớ người con gái mặn mà
Cùng nhau ngắm ánh trăng tà.

Y châu

Ý kiến bạn đọc
30/03/202023:37:45
Khách
Người trước 1975 gọi Ban Mê, tắt từ Ban Mê Thuột ( BMT), biết văn chương có quyền hư cấu, phóng tác nhưng địa danh thì cần tôn trọng. Mình “ cắt rún “ ở BMT nên mạo muội góp ý, mong tác giả luôn khoẻ và không có phật lòng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,416,030
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách “Viết Về Nước Mỹ tuyển tập VI” sẽ được tổ chức tại Little Saigon vào chiều Chủ Nhật, 27-8-2006. Nhân dịp này, ban điều hành Giải thưởng Việt Báo trân trọng mời quí vị tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ và thân hữu tham dự 2 sinh hoạt đặc biệt:
Không biết tại số phận hẩm hiu hay tại không có duyên nợ, hơn cả nửa đời người hắn vẫn không có được một mảnh tình vắt vai. Sang Mỹ vào cái thuở nam thừa nữ thiếu, đốt đuốc tìm hết cái thành phố lạnh ngắt lạnh ngơ này cũng chỉ có vài ba cô gái Việt nam đếm được trên đầu ngón tay, muốn với tới các
Có lẽ tôi sanh ra dưới một ngôi sao xấu, lại “đầu thai lầm thế kỷ” -nói theo thơ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, đồng thời cũng là một giáo sư văn chương nổi tiếng của trường Chu Văn An. Cuộc sống vốn đã chẳng xuôi chèo mát mái, nên phận tôi phải ba chìm bảy nổi tám cái long đong.... Tôi có Mẹ cũng như không, nên theo Cha sống với Mẹ ghẻ
Biển Dừa là bút hiệu của một kỹ sư 31 tuổi tại Arizona. Tựa đề đầu tiên của bài viết này là “Cái Nóng Tàn Nhẫn,” ghi lại tâm trạng của một người nữ trong trận dịch nóng tháng Bẩy, mong được ai đó “lau dòng nước mắt nóng cho cô bằng chiếc khăn tẩm hơi lạnh.” Nhưng nước mắt mới đó đã bốc hơi mất tiêu, làm sao lau kịp" Hy vọng sau “nước mắt bốc hơi”
Danh tính đầy đủ của tác giả là Khiet M Phan, cư dân cao niên tại San Jose. Nguyên cựu sĩ quan không quân VNCH, cựu tù cộng sản, định cư theo diện H.O., tác giả kể là ông đã có 15 năm ở Mỹ, 12 năm đi làm đóng thuế, bây giờ thì tháng tháng lãnh lương hưu. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là những mảnh hồi ức vui.
Năm mới đến Mỹ (1996), tôi có viết bài "Những Nhận Định Khác Nhau Về Cuộc Sống" đăng trên báo Việt ngữ Sacramento; Nguyên do từ câu nói của một bạn học tại trường Sacramento City College: "Nước Mỹ là Thiên Đường của tuổi thơ; Là Chiến Trường của thanh niên, và là Địa Ngục của người già". Lúc bấy giờ tôi cũng như người
Thảm cảnh đây tiếp sau bao thảm cảnh đã phủ lên dân tộc, nước non này. chưa ngừng ư cuộc nội chiến hôm nay" Để lớp trẻ ngày mai xây dựng lại, những đổ nát, mà cha anh đành bất lực lớp người trí thức phải khoanh tay Đó là lần đầu tiên tôi biết đến Chú Hoành em trai út của Ba, qua những câu thơ chú đề tặng khắc trên bia mộ anh trai
Thật tình tôi không rành chữ nho nhưng tôi được chồng tôi giải thích cho tôi câu trên có nghĩa la "cái xui xẻo không tới một mà nó tới nhiều lần". Đúng là y như vậy đó bà con! Cách đây cỡ một tháng chồng tôi đi làm về vẻ mặt buồn buồn nói với tôi ngay khi vừa bước vào cửa: - Mình có tin buồn em à. Anh bị lây ốp năm học tới!
Hôm thứ Hai, thị trường cổ phần tương đối dậm chân tại chỗ tìm hướng đi sau một tuần bị xuống nhiều, với dầu thô xuống giá vì hy vọng sắp ngừng chiến tranh bên Trung Đông. Về kinh tế, mức sản xuất kỹ nghệ toàn quốc tăng 0.8%
Đó là danh xưng của một anh bạn làm chung hãng với tôi, anh hãnh diện vì anh là con rồng cháu tiên, nhưng anh chỉ dùng tên "con nhà Rồng" xưng cho phái nam mà thôi. Tôi cũng hãnh diện vì tôi tuy là khác giống nhưng chung một giàn. Bài nầy tôi muốn viết về một vài cá tánh của các vị “con nhà rồng” làm chung với tôi mà thôi.
Nhạc sĩ Cung Tiến