Hôm nay,  

Cả Ngàn Người Dự Ra Mắt Phim “Ride The Thunder”

31/03/201500:00:00(Xem: 24955)

Westminster (Bình Sa)- - Hơn 1.000 người đã sôi nổi tham dự lễ ra mắt phim Tide the Thunder trước rạp Regency Theatres, tại thành phố Westminster, vào lúc 10 giờ sáng thứ Bảy, ngày 28 tháng Ba, 2015, với sự hiện diện đông đảo của các cựu chiến binh Việt-Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam, các vị dân cử, đại diện các hội đoàn, đoàn thể, cộng đồng. và các cơ quan truyền thông tại địa phương.

Quan khách có: Ong Tạ Đức Trí, Thị Trưởng Thành Phố Westminster, Phó Thị Trưởng Sergie Contreras và Nghị Viên Diane Carey; Nghị Viên Phát Bùi Thành Phố Garden Grove; LS Nguyễn Xuân Nghĩa, Chủ Tịch CĐNVQG Nam California, ông Nguyễn Văn Lực, Chủ Tịch CĐNV San Diego, Bà cựu Trung Tá Hạnh Nhơn...

Sau nghi thức chào quốc kỳ VNCH- Hoa Kỳ, do toán hầu kỳ Thủy Quân Lục Chiến Nam Cali do ông Nguyễn Phục Hưng phụ trách cùng với Ban hợp ca Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, sau đó phần tưởng niệm với tiếng kèn chiêu hồn tử sĩ trong sự im lặng của mọi người thật trang nghiêm.

blank
Các cựu quân nhân chào quốc kỳ Việt-Mỹ.

Sau đó ông Richard Botkin,là cựu Thiếu Tá TQLC Hoa Kỳ,tác giả sách Ride The Thunder lên dâng lời cầu nguyện.

Ông Fred Koster, đạo diễn trong lời phát biểu ông cho biết: "Chúng tôi rất hân hạnh trình chiếu cuốn phim, nói lên sự thật của cuộc chiến Việt Nam, trong đó các cựu quân nhân Mỹ và Việt Nam đã can đảm chiến đấu cho tự do, bảo vệ miền Nam Việt Nam."

Trong phần phát biểu của quan khách, ông Tạ Đức Trí, Thị Trưởng Thành phố Westminster, ca ngợi việc trình chiếu cuốn phim vào thời điểm tưởng niệm Tháng Tư Đen là một việc làm rất ý nghĩa, ông tiếp: "Chuyện phim cho mọi người thấy một cách trung thực, sự hy sinh dũng cảm của người lính VNCH và đồng minh chiến đấu cho tự do. Chúng ta muốn thấy cuốn phim này thành công để mọi người biết đến những công lao của người lính. Ong tiếp, Nhạc phụ của tôi là một sĩ quan binh chủng Thủy Quân Lục Chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, cùng đồng đội chiến đấu cho tự do. Đây là dịp để chúng ta tri ân người lính,"

Tiếp theo Nghị Viên Phát Bùi, Nghị viên thành phố Garden Grove lên trao bằng tưởng lục cho ông Fred Koster, nhà sản xuất phim và ông Richard Botkins, tác giả cuốn sách, để vinh danh công việc làm đầy ý nghĩa của họ. Nghị Viên Phát Bùi tiếp: " Chúng tôi cám ơn đồng hương có mặt để yểm trợ cho công việc ý nghĩa này."

blank
Trung Tá Lê Bá Bình nhân vật thật của chuyện phim.

Trong phần phát biểu Nữ Tài Tử Kiều Chinh đã nói:

"Chiếc Cầu Nối Khoảng Cách.

Bốn mươi năm sau Chiến Tranh Việt Nam, trong cuộc hội ngộ cảm động này, với lòng biết ơn sâu xa, tôi xin chúc mừng tất cả quý vị, là những cựu chiến binh Hoa Kỳ và Nam Việt Nam.

Trong chiến tranh, quý vị là những người đương đầu với sấm sét. Ride the Thunder là câu chuyện của quý vị, về quý vị và những người thân yêu. Xin cảm ơn tác giả Richard Botkin, đạo diễn Fred Koster và cả mọi thành viên trong ê kíp về sách và phim.

Sau chiến tranh là cuộc hành trình từ sự sụp đổ, hành trình vì tự do, hiểu biết và phẩm gia con người. Là một nghệ sĩ lưu vong, tôi xin mượn cơ hội này để bày tỏ lòng tri ơn tới nhân dân và đất nước Hoa Kỳ đã mở rộng vòng tay, trái tim và cánh cửa, cho chúng tôi biến đất nước này thành quê hương của mình.


Xin cầu nguyện cho những người đã khuất. Cầu nguyện cho sự hàn gắn cho hòa bình. Và cầu chúc tốt lành cho các thế hệ mai sau."

blank
Cựu chiến binh Việt-Mỹ kết nối.

Tiếp theo, cựu Đại Tá Gerry Turley, nguyên cố vấn tiểu đoàn sói biển, từng sát cánh chiến đấu cùng Thiếu Tá TQLC Lê Bá Bình thời mùa hè đỏ lửa 1972 trong phim Ride the Thunder phát biểu. "Nước Mỹ muốn cám ơn những người Mỹ gốc Việt đã chọn Hoa Kỳ là quê hương, đã đóng góp nét đẹp của văn hóa Việt Nam và làm việc chăm chỉ cho đất nước này phồn thịnh hơn. Xin đừng quên nói với con cháu mình những gì quý vị đã làm cho đất nước này tốt đẹp hơn."

Cựu Trung Tá Lê Bá Bình trong lời phát biểu ông cũng nhấn mạnh, "Cuốn sách và cuốn phim cho thấy sự hy sinh dũng cảm vì lý tưởng tự do của những người quân nhân chúng ta, Mỹ cũng như Việt. Nhân đây tôi muốn nhắc cho con cháu thuộc thế hệ hai, lời nói của vị tư lệnh tối cao QLVNCH, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, rằng 'đừng nghe những gì Cộng Sản nói, mà hãy nhìn kỷ những gì Cộng Sản làm'."

Tiếp theo, ông Richard Botkins kêu gọi mọi người đứng lên, nhìn về phía trái của sân khấu nơi có những bức tường ghi danh tánh của các chiến sĩ Mỹ-Việt, cùng cầu nguyện cho những anh hùng đã hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam.

"Chúng tôi mong mọi người hãy nhớ đến đồng đội của mình. Xin viết tên của họ và dán lên bức tường như một hành động tưởng nhớ."

blank
Co-producer Kiều Chinh phát biểu.

Sau đó MC Greg Gillaspy, đại diện cho tổ chức cựu quân nhân Vietnam Veterans of America, chi hội 1024 Nam California, kêu gọi các chiến hữu cùng thực hiện hành động "Bridging of the gap" (nối liền những ngăn cách). Từng hai người, từ hai bên, tiến lại gặp nhau phía trước sân khấu, chào kính và ôm nhau. Bên trái là cựu quân nhân Mỹ và bên phải là các cựu quân nhân VNCH, trong đủ màu áo thuộc các quân binh chủng.

Sau đó Đạo diễn Fred Koster lên giới thiệu thành phần trong cuốn phim: "producer," gồm nữ tài tử Kiều Chinh, tài tử Joseph Hiếu, Alan Ford, ông Lý Văn Quý, và cô Carmen Cabana, phụ trách quay phim... Tất cả được mời lên sân khấu để chào mừng khán giả.

Theo ban tổ chức, trong vòng một tuần lễ nếu số người đến mua vé đạt con số 3,500 thì cuốn film sẽ được đem chiếu khắp nước Mỹ.

Nha Sĩ Lý Văn Quý, đại diện ban tổ chức cho biết: "Chỉ trong hai ngày là số vé bán tại rạp đã đạt chỉ tiêu. Ba ngàn năm trăm vé được đồng hương hưởng ứng nhiệt liệt. Trong tuần tới chắc chúng ta sẽ đoạt kỷ lục và như thế là chính nghĩa đã thắng."

Được biết, ngay khi ra mắt phim Ride the Thunder, toàn bộ số vé trong ngày đã bán hết, nhiều người phải chờ xem qua ngày hôm sau.

Ride The Thunder, đã dịch một phần ra tiếng Việt với tựa đề là "Cưỡi Ngọn Sấm" do các ông Lý Văn Quý, Nguyễn Hiền, Nguyễn Hoàng Diệu và bà Trịnh Bình An.

Phim Ride the Thunder hiện chiếu tại rạp Regency, 6721 Westminster Blvd., Westminster, CA 92683. Muốn biết thêm chi tiết về phim, xin vào trang web http://www.ridethethundermovie.com/. Mua sách, xin vào trang web http://www.amazon.com/Ride-Thunder-Vietnam-Story-Triumph/dp/193507105X.

Ý kiến bạn đọc
31/03/201515:59:42
Khách
Phim chiến tranh Việt - Mỹ hay cho cốt truyện !

Nhạc VIỆT NAM và nhạc Mỹ có rất nhiều cho phim chiến tranh ! !!! Rất tiếc , sự phổ nhạc và ghép nhạc cho cuốn phim này ,,,, chưa suất sắc cho lắm !

Nếu hư cấu cho cuốn phim thêm mặn mà thì một chuyện tình hư cấu được lồng vào hoặc ghép xen kẽ ở một khúc nào đó ,,, thì thật tuyệt vời !???!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,482,668
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến