Hôm nay,  

2015, Cố Vấn Mỹ Tái Ngộ Trâu Điên

17/05/201500:00:00(Xem: 16188)
Tác giả: Philato
Bài số 3517-16-29917vb8051715

Bài sau đây của tác giả là phần bổ túc, cập nhật bài “Cố Vấn Mỹ và Trâu Điên,” đã phổ biến từ tháng 11, 2014.

Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941 - 13 năm lính chiến, từ 1962 tới 75-, với 5 chiến thương bội tinh- Ông từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên.

* * *

Năm 1968, sau khi Thomas Campbell rời Trâu Điên về Mỹ thì Đại Úy John Sheehan đến thay thế Thomas làm cố vấn trưởng, và cố vấn phó là Trung Úy Carl White. CV John Sheehan làm việc với Trâu Điên Trưởng Ngô Văn Định suốt thời gian Têt Mậu Thân tới trận Cầu Khởi và Bời Lời cho tới ngày 6 tháng 1/1969 thì Trung Tá Ngô Văn Định vả Đại Úy Sheehan cùng bị thương trong trận U Minh. Sau đó thì cả hai ông cùng rời Trâu Điên, Trung Tá Ngô Văn Định lên làm Đại Tá Lữ Đoàn Trưởng TQLC, còn Đại Úy Sheehan thì về Mỹ, tiếp tục trong quân đội, chức vụ sau cùng của John Sheehan là Đại Tướng 4 sao, Tư Lệnh NATO, rồi hồi hưu năm 1997.

[Trích bài tháng 11, Đọc nguyên bài tại: http://vietbao.com/ a229476/co-van-my-va-trau-dien]

*

blank
Từ trên: Đại tá Ngô Văn Định, tiểu đoàn trưởng TĐ2/TQLC

Khi được nhật báo Việt Báo đăng bài “Trâu Điên Và Cố Vấn Mỹ” vào ngày 12/11/2014, người viết có thông báo cho Đồ Sơn và ông John Sheehan biết khiến hai ông rất vui và hẹn sẽ sớm tìm dịp tái ngộ, tôi tưởng đó chỉ là phép xã giao, nào ngờ đó là sự thật.

Ngày 18/1/2015, cựu Đại Úy cố vấn Trâu Điên, nay là Đại Tướng John Sheehan gửi email báo cho Trâu Điên Trưởng (Đồ Sơn) rằng ông ta (John Sheehan) từ DC sẽ đến San Diego CA để họp với Navy về việc hạ thủy chiếc tàu đổ bộ mới của Hải Quân, nhân dịp này ông John muốn gặp Đồ Sơn và tác giả. Tuy nhiên Tướng John Sheehan sợ đường xa (San Jose – San Diego) nếu có trở ngại gì thì Đồ Sơn báo cho ông ta biết để ông ta sẽ tìm cách khác cho thuận tiện đối với Đồ Sơn hơn.

blank
Đại tướng John Sheehan, nguyên là Đại uý cố vấn tiểu đoàn.

Trâu Điên Trưởng trả lời cho cựu cố vấn như sau:

“Năm nay tôi 80 tuổi nhưng có dịp gặp gỡ như vậy thì rất qúy và tôi sẽ đi San Diego gặp ông. Ngoài tình bằng hữu, tình đồng đội, ông còn là ân nhân của tôi, đã cứu mạng sống cho tôi khi tôi bị thương nặng ở U Minh ngày 6/1/69. Xin ông cho biết ngày giờ nào thuận tiện cho ông. Tôi đề nghị thay vì đến Hotel nơi ông cư ngụ thì chúng ta sẽ gặp nhau tại nhà con gái tôi, cháu Phương Mai, cũng ở gần khu ông cư ngụ khoảng 15 phú lái xe”.

Cả Đồ Sơn và Đại Tướng John Sheehan đồng ý thăm nhau vào Thứ Bẩy ngày 7/2/2015 tại nhà con gái của Đồ Sơn thay vì Ông Bà John Sheehan mời Đồ Sơn đi ăn nhà hàng Việt Nam.

blank
Đồ Sơn, John Sheehan và phu nhân.

Trước khi đi San Diego, Trâu Điên Trưởng Đồ Sơn ngỏ ý muốn người viết, là đại đội trưởng, cùng đi với ông cho vui, đây là dịp hiếm hoi sau 46 năm để cùng hội ngộ, ôn chuyện sống chết cũ giữa Cố Vấn Trưởng, Tiểu Đoàn Trưởng và Đại Đội Trưởng Trâu Điên, nhưng rất tiếc vì lý do riêng nên tôi đã lỡ mất một dịp không có lần thứ hai.

Cựu cố vấn John Sheehan đến thăm Trâu Điên Trưởng trong quân phục TQLC Mỹ, còn Trâu Điên Trưởng đón cố vấn John Sheehan trong quân phục TQLC/VN. Đồng đội, đồng minh sống chết bên nhau, nay gặp lại sau 46 năm thì nói sao cho hết những chuyện buồn vui. Trước khi chụp hình để làm kỷ niệm, Đ/Úy cựu Cố Vấn John Sheehan đã làm một cử chỉ khiến Trâu Điên Trưởng vô cùng ngạc nhiên và cảm động. Đồ Sơn kể:


“Trước khi dùng cơm chiều, tôi mời ông bà Sheehan chụp với tôi và các cháu vài tấm hình kỷ niệm, Ông John Sheehan lấy ra một nón Beret Xanh TQLCVN từ hồi còn là cố vấn Trâu Điên (1968-69) đội lên để chụp hình thay cho mũ Cap TQLC MỸ 4 sao. Tình bạn hữu, tình đồng đội với nét vui mừng hiện rõ lên sắc diện của vị tướng TQLC Mỹ”.

blank
Trâu Điên Trưởng và Cố Vấn đang xem lại hai tấm bản đồ Cầu khởi Bời Lời và bản đồ Saigòn Chợ Lớn trong trận Mậu Thân 1968.

Thời gian đã qua đi gần nửa thế kỷ, hoàn cảnh “đồng đội” xưa đã thay đổi theo hai chiều lên xuống, vậy mà một vị tướng cao cấp của quân đội HK đã làm điều ít ai làm được, ông đã lấy mũ xanh TQLCVN đội lên để chụp hình thay vì mũ Cap TQLC Mỹ. Đây thật là một cử chỉ đẹp, thân tình và kính trọng đối với Trâu Điên, nếu không muốn nói là đẹp chung cho Binh Chủng Mũ Xanh.

Tuy nhiên còn một cử chỉ khác nữa cũng đáng chú ý, ông John Sheehan rút ra từ trong bao thơ 2 tấm bản đồ, một tấm bản đồ hành quân của Trâu Điên trong vùng Cầu Khởi, Bời Lời, Tây Ninh, nơi mà ĐĐ1/TĐ2 của Đại Úy Tô Văn Cấp đã cứu được Trung Úy Cố Vấn Mỹ Joe Bagerstock khi Tr/Úy Joe bị trực thăng thả lầm vào tuyến VC. Cựu Trâu Điên Trưởng cùng cựu cố vấn chỉ vào từng tọa độ như hai ông đang thảo luận, chỉ huy cuộc hành quân ngày xưa, tháng 9/1968. Tấm bản đồ chỉ là một tờ giấy cũ cách nay gần nửa thế kỷ, nhưng cả hai ông cùng trân quý, vì trên đó ghi chứng tích, địa danh mà Trâu Điên lẫn Cố Vấn Mỹ cùng đổ máu và hy sinh. Ngoài ra, ông Sheehan còn đưa ra một bản đồ nữa là vùng Saigon, Gia Định, Thủ Đức trong trận Mậu Thân, (trên đó VC vẽ ra những mục tiêu tấn công) mà TĐ2 thu được, nay ông John Sheehan tặng lại cho Đồ Sơn. cả hai bản đồ này là những kỷ vật vô giá. Một cuộc hội ngộ rất vui, bỏ qua chắc sẽ không còn dịp nào vì tuổi tác và mỗi người một nơi cách xa nhau DC - San Jose.

Buổi gặp gỡ ngày 7/2/2015 giữa Trâu Điên Trưởng và Đại Tướng Sheehan, Cố Vấn Trâu Điên năm 1968-69, là kỷ niệm có nhiều ý nghĩa giữa những chiến hữu, người bạn đồng minh. Ông John Sheehan không quên đơn vị cũ và người bạn già đã cùng chung vai sát cánh trong những giai đoạn chiến tranh khốc liệt nhất. Một kỷ niệm đẹp, dù muộn vẫn phải nói./.

blank
Năm 2015, Trâu điên trưởng và cố vấn tái ngộ sau 46 năm kể từ 1969. Ông John Sheehan lấy ra một nón Beret Xanh TQLCVN từ hồi còn là cố vấn Trâu Điên (1968-69) đội lên để chụp hình thay cho mũ Cap TQLC MỸ 4 sao.

Sau đây là thư của ông LN2 gửi Đồ Sơn sau khi ông nhận được bài viết Trâu Điên Hội Ngộ cuả Trâu Điên Tô Văn Cấp.

My very dear friend; first, I am happy that you are better., I am also very touched by your article. I will always treasure our professional and personal relationship. I think you underestimate how much you taught me. I became a better officer because of my relationship with you and the other Marines of Trau Dien.

The one thing I have learned over the years is that rank is not as important as friendship. The bond created by being a band of brothers stretches over time and distance.

The kindness shown to Peg and myself by you and your family will always be remembered.

Please pass my thanks to Yvonne and warm regards.

Take care of your self my friend

Trau Dien

Jack

Philato

Ý kiến bạn đọc
19/05/201523:03:29
Khách
Đại tướng là chức vụ rất lớn trong quân đội, nhưng ông Sheehan vẫn không quên tình đồng đội gần 50 năm trước. Ông ta vẫn còn nhớ và có lẽ vẫn tự hào về thời gian tham chiến ở Việt Nam. Những người càng quyền cao chức trọng mà càng có trước có sau thì càng đáng quí.
Cám ơn chú Philato đã chia sẻ những điều đáng nhớ.
17/05/201515:55:50
Khách
Một câu chuyện thật cảm động của Trâu Đên và cố vấn Mỹ, tái ngộ sau 46 năm, nhắc lại trận đánh lịch sử ở Chợ Lớn khi việt cộng đem quân vào miền Nam tự do tấn công nhiều thành phố lớn, giết hại biết bao nhiêu thường dân vô tội từ Huế vô tới Saigon, vi phạm lịnh ngưng bắn vào những ngày Tết Nguyên Đán năm Mậu Thân khói lữa
Cám ơn tác giả đã ghi lại câu chuyện đẹp của tình đồng đội vượt ra ngoài lãnh thổ
Trân quí .
17/05/201510:07:42
Khách
Bài viết của anh hay và cảm động lắm.

Sáu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,024,478
Con may mắn được mẹ sinh con tại Mỹ, tỉnh Alexandria bang Virginia . Mẹ dạy con nói tiếng Việt từ thuở còn thơ. Mẹ nấu cơm Việt cho con ăn. Mẹ kể lại chuyện xưa, ông bà ngoại dạy dỗ mẹ chu đáo nên ngày nay nhờ kinh nghiệm đó mẹ rèn luyện chúng con nên người tốt. Mặc dầu sanh đẻ tại Mỹ nhưng con lúc nào cũng nghĩ tới
Chiều nay trên đường từ sở về nhà, con đã chứng kiến một tai nạn giao thông khá nghiêm trọng. Ba xe cứu thương đến vây quanh làm lưu thông bị tắc nghẽn. Khi đi ngang qua hiện trường, con đã nhìn thấy các nhân viên cứu thương đang cố gắng cưa những mảnh sắt móp méo để lấy người bị thương đang kẹt trong xe
Tác giả là một nhân viên ngân hàng, cư trú và làm việc tại Seattle , tiểu bang Washington . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà, “Con Đi Trường Học...” là thư của một bà mẹ độc thân viết cho con gái đi thực tập tại một nước châu Phi, đã được phổ biến ngày 13-1-2006 với bút hiệu Hồng Ngọc-Vương. Bài viết thứ hai
Mẹ ơi! Biết bao giờ con mới được gọi lại tiếng "Mẹ" ngọt-ngào đầy yêu-thương này! Ngày Mẹ còn sống, gọi tiếng Mẹ đã thấy ấm lòng, thấy chứa-chan tình-cảm. Bây giờ Mẹ không còn nữa, tiếng Mẹ làm con xót-xa tận cõi-lòng, chẳng bao giờ con còn có dịp ngồi bên Mẹ, nắm lấy tay Mẹ rồi nói
Những ngày đầu bà Bẩy vui vẻ đi đây đi đó. Thấy gì cũng lạ, cũng đẹp, nhưng cái cảm giác lớn nhứt bà có là thấy mình   an toàn.   Không bị hạch xách, không bị hỏi han, điều tra, điều này điều nọ, bị sợ sệt khi phải đến cơ quan công quyền mà bà đã gặp phải ngày xưa.... Trong bữa ăn tại nhà con gái, có đông đủ
Bởi vì Việt Kiều chẳng mấy ai quan tâm đến những điều ấy, có người không chịu ở nhà mà ra ở khách sạn   cho thoải mái và chẳng muốn làm phiền đến ai. Họ muốn thăm ai thì tự nhiên đến nhà, ăn uống thì đơn giản không cầu kỳ, chẳng cần cao lương mỹ vị gì hết, có rất nhiều người xà vào quán hàng trong nhà lồng
Tôi mơ mơ màng màng nheo mắt nhìn chiếc đồng hồ bên cạnh giường ngủ, và vội vàng ngồi bật lên vì đã gần 12 giờ trưa. Đầu óc tôi vẫn còn choáng váng và khó chịu lắm, nhưng nghĩ tới mảnh giấy mẹ để trên gối, tôi chạy vội ra nhà bếp không kịp đánh răng rửa mặt. Tối hôm qua, phải nói là sáng nay mới đúng
Con không dám đi cửa trước, con vòng ra cửa sau. Mùa Xuân đã trở lại, những củ   tulip con trồng trên luống mùa thu năm nào trước khi bỏ đi đã mọc lên và ra hoa, những bông hoa tulip mà cha yêu. Mọi thứ trông buồn bã và tàn tạ, chỉ có những bông hoa tulip rực rỡ. Mầu đỏ và vàng, xen lẫn với những mầu hồng nhạt
Vì nhà tôi khá xa trường, tôi luôn cố gắng căn giờ để dù có kẹt xe cũng tới trường sớm ít nhất nửa giờ. Tôi muốn tránh cho mình tình trạng phải phóng xe vội vã trong nỗi hồi hộp lo âu sợ trễ; hoặc hớt hải tới trường vừa sát giờ dạy; hoặc tệ hơn, tới sau khi chuông vào lớp đã reo! Kinh nghiệm cho tôi biết, chính trong ít phút
Vận nước nổi trôi, tôi đến Hoa kỳ vào tháng chín năm 1975.   Ngồi trên xe từ phi trường về nhà trọ, tôi thấy ngay cái không khí ở đây khác với không khí tại những nơi tôi đã đi qua.   Nó có phần tươi mát hơn, khoáng đạt hơn.   Không phải là một người trong ngành y khoa, tôi không biết cái gì đã kích thích ngũ quan
Nhạc sĩ Cung Tiến