Hôm nay,  

Một Thời Bỡ Ngỡ

29/05/201500:00:00(Xem: 12931)

Tác giả: Y Châu
Bài số 3528-16-29928vb6052915

Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết, tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người. Sau đây là bài mới của ông.

* * *

Trong điện thoại của tôi có tin nhắn: "Lương cần giúp đỡ, sẽ gọi lại". Tôi vui mừng khi đọc lời nhắn, nếu người nhắn tin đúng là anh Võ thành Lương, chung tổ 8 với tôi, lúc ở Chi Lăng. Anh gốc pháo binh, cái miệng ưa chề chề, mặt giống tài tử Sylvester Stallone, đóng vai chính trong phim nhiều tập Rocky, tôi rất mê. Khi chơi bóng chuyền, anh Lương ở hàng công, đứng trên lưới, thường quay lưng vào lưới, lúc nhận được banh, nhanh như chớp anh nhún mình tung cao bất ngờ xoay người dùng sóng tay chẻ bóng. Trái banh vượt qua lưới, cúi quặp xuống sân đối phương, ăn điểm.

Có lần trong bản tin tìm người thân trên truyền hình hải ngoại, do anh Ngọc Chiệu và chị Băng Châu phụ trách, có tên anh và số điện thoại (dường như mã số vùng là Canada), tôi có gọi nhưng không có ai trả lời!

Hôm sau, người nhắn tin gọi lại, xưng tên là Gia Lượng, không phải là anh Lương, tôi mừng hụt. Gia Lượng còn trẻ, cở tuổi mấy đứa con trong nhà. Lượng hỏi tôi xin ở trọ, để đi thực tập ở bệnh viện University of Miami Hospital gần nhà tôi, thời gian khoảng 8 tuần lễ. Tôi hỏi Lương làm sao mà biết tôi để gọi? Lượng nói:

- Con lên "internet", trang "Yellow Pages", tìm nhà người Việt Nam, gần chỗ bệnh viện con đi thực tập cho thuận tiện, rồi thấy tên chú ngộ quá là "Y", nên con gọi cầu may.

Nghe giọng nói cũng thật thà, dễ mến, dường như thân sinh thích chơi chữ: đặt tên cho cậu ta là "Gia Lượng"? (không biết có họ hàng gì với Khổng Minh Gia Cát Lượng, trong truyện Tam Quốc Chí diễn nghĩa của Trung Hoa?). Ở xứ lạ quê người mà có thêm một đồng hương có gì vui bằng. Nhưng ngặt một nỗi là nhà tôi không có dư phòng; cũng quen tánh lo xa, trong nhà toàn là "femal" không hà. Chỉ có tôi là "male", độc nhất (nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô). Trước sau gì cũng phải rớt xuống vị trí số hai, phải từ từ,... Tôi trả lời ờm ờ:

- Để tôi tính lại, sẽ trả lời Gia Lượng sau.

Tôi hỏi thăm những người quen biết, để tìm chỗ trọ cho Gia Lượng. Có rồi, ông Trang Minh làm ở Parkway

Hospital, là láng giềng mới đến, anh làm "ca" tối, nên ban ngày phải ngủ bù, lấy sức, còn tôi thì ngược lại, nên chúng tôi không biết nhau.

Tôi tìm đến nhà anh vào lúc chạng vạng tối, gõ cửa, không thấy ai trong nhà, quay lưng ra về; thì bên góc sân có một người ngồi chồm hỗm, kiểu nước lụt, đội nón bàng, không thấy mặt mũi, anh ta hỏi tôi:

- Anh tìm ai vậy?

- Tôi tìm anh Trang Minh.

- Tôi đây.

Tôi thắc mắc hỏi lại anh ta:

- Anh làm gì mà giờ nầy ngồi ở đây, sao không ở trong nhà, lại đội nón lụp sụp như đang đóng phim điệp viên "007" vậy?

Anh phân trần:

- Bữa nay được nghỉ, lúc mặt ông còn trên cao, khi sụp tối cũng không hay. Thấy mấy bụi cỏ dại thiệt là gai con mắt, nó ăn hiếp đám cỏ ngát, cỏ mồm, nên ra đây nhổ bỏ. Tôi hỏi tới:

- Tối hù rồi mà anh còn nhìn thấy à?

- Đâu có thấy được đâu, rút kinh nghiệm. Cỏ cú: có củ, thân, lá nhỏ, không cần nhìn chỉ cần đưa bàn tay rà qua rà lại, là biết nó ngay, dễ dàng nhổ lên thôi.


Theo tay anh chỉ, tôi ngó chung quanh, từng mớ cỏ cú nằm trơ trên mặt đất. Thiệt phục tài anh luôn.

Anh mời tôi vào ngồi ở "Patio" trước nhà anh.

Trời đà dịu mát, gió từ biển thổi vào chỉ xua đi một phần nào cái nóng hừng hực, vào tháng năm South Florida. Ánh sáng từ đèn đường, lung linh xuyên qua những cây nhãn, cây dừa in xuống sân những hình ảnh kỷ hà méo tròn, ngô nghê; nhưng tôi cũng nhìn ra được một đống gạch, đá ngổn ngang trước sân. Anh giải thích:

- Nhờ mấy người thợ làm cái hồ nho nhỏ... (Anh mơ màng, thả những cánh bèo, bông súng; gió đùa, sóng gợn lăn tăn, đàn cá kiểng tranh nhau đớp mồi. Trên hồ là chiếc cầu, có cành trúc, mình treo một cái nón lá, rồi mới thong thả nói tiếp)

- Nhưng họ đòi nầy, đòi nọ phiền quá. Tôi quyết định tự làm lấy, lên "internet" vừa học vừa làm. Vừa rồi mới để cái cầu sắt lên coi đẹp lắm... nhưng nó sập, nằm chỏng chơ!

Hèn chi, nảy giờ tôi để ý thấy anh đi khập khểnh, tôi hỏi anh:

- Bộ cái cầu sập làm anh bị thương ở chân có đau không, cần gọi 911? Anh làm ở bệnh viện, bảo hiểm, thầy thuốc nó lo hết mà.

- Cũng may mắn, cái cầu nó sập từ từ, lúc đó tôi không còn ở đó, nên không sao cả.

Cái chân nầy là một kỷ niệm, lúc tôi vượt biên ở Đại Ngãi, Sóc Trăng, bị bắt lại. Khi bị nhốt, tôi thừa dịp trốn. Tôi chạy bán sống, bán chết, lòng vòng qua cái hầm cá tra, băng qua mấy đám mía. Chạy lăn quăn để tránh đạn, tiếng súng nổ sau lưng rang râm: chéo chéo, sụt sụt,... Thoát được, nhưng hổi ôi, đôi chân máu chảy đầm đìa, vì đâu có giầy vớ gì mà mang, nếu có nó cũng bay đi mất thôi. Từ đó tôi thành "cà nhắc".

Nhiều lần sui, có một lần hên đến nước Mỹ. Sau một thời gian định thần, sáng mì tôm, chiều mì cua, tôi tự hỏi lại mình: coi thường mạng sống, đến xứ lạ quê người để làm gì chứ? Tôi phải khẳng đinh lại mình, không bằng những lời nói suông, không ai tin cả! Để cho lớp trẻ, thế hệ sinh sau tại Mỹ, biết rằng cha anh của chúng dù bất cứ hoàn cảnh nào, cũng ngẩng đầu lên. Con đường tôi phải đi là trở trường học lại, sau 10 năm miệt mài mới lấy được cái "lisence" hành nghề, thông thường người ta chỉ cần có 6 năm thôi, những tưởng nó mất đi luôn từ năm 1975.

Rồi làm nghề đếm thuốc, trên 10 năm ở Walgreens, CVS,... Bây giờ đến tuổi về hưu, nhưng còn yêu nghề, tiếc cái công đèn sách, vẫn còn đếm... Nhìn chung quanh huynh đệ rơi rụng đâu còn mấy người!

Câu chuyện của chúng tôi kéo dài tới khuya vẫn còn lý thú..., tôi xin từ biệt ra về, để ngày mai anh còn phải đi đếm... Khi lên xe mới biết, đã quên hỏi anh chỗ trọ cho Gia Lượng, thiệt chưa già mà lẩm cẩm!

Hôm sau, Gia Lượng thông báo cho tôi là đã tìm được chỗ trọ ở Hialeah, cám ơn tôi đã lo lắng.

Trong cuộc đời ngắn ngủi nầy tất cả đều do chữ "duyên", nên tôi dự định mời anh Trang Minh và Gia Lượng đến nhà tôi dùng bữa ăn tối, để giới thiệu hai người, hai thế hệ, hai hoàn cảnh khác nhau; cùng theo đuổi một nghề cao quí, chăm sóc sức khoẻ cho chúng ta..

Một thời, bở ngỡ vào xuân
Một thời, luyến tiếc sao xuân vội vàng
Quan san cách trở, dậm ngàn
Cái tình, cái nghĩa, nặng mang ơn người.

Y Châu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,573,057
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến