Hôm nay,  

Viết Về Nước Mỹ 2015: Dấu Ấn 40 Năm

15/08/201500:00:00(Xem: 15455)
blank
Hình bìa cuốn sách thứ 18, tuyển tập 57 tác giả Viết Về Nước Mỹ: 40 Năm, 2015-1975.

“Những ngọn nến được xếp thành số 40. Gió đêm nhè nhẹ thổi. Lửa nến bập bùng. Đứng sát vai nhau trong cái mang mang lạnh của buổi tối mùa xuân, ba thế hệ người Việt cùng tưởng nhớ...”

Đó là hình ảnh đêm 30 tháng Tư năm 2015, khi Tướng Lê Minh Đảo cùng đứng với tuổi trẻ gốc Việt tại khuôn viên trường Stanford, được kể trong loạt bài Khôi An về 40 năm.

Chỉ riêng con số 40 thôi, đã thôi thúc biết bao điều phải nhớ, phải thấy, phải viết, phải chia xẻ. Đó là tinh thần chung của các tác giả khi viết trong tuyển tập năm nay. Sách được phát hành cùng lúc với họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 16. Sau đây là lời mở đầu sách:

Viết Về Nước Mỹ 2015 mang dấu ấn con số 40 Tháng Tư Đen, đánh dấu 40 năm người Việt tự do phải bỏ nước ra đi, khi miền Nam Việt Nam bị bó tay cho cộng sản cưỡng chiếm.

Đúng 25 năm sau, ngày 30 tháng Tư năm 2000, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ được quyết định phát động và đi tới. Từ đây, Viết Về Nước Mỹ liên tục phát triển và họp mặt phát giải thưởng ra mắt sách mới đã thành nếp sinh hoạt văn hoá thường niên.

Vượt qua Tháng Tư Đen năm thứ 40, từ ngày 1 tháng Bẩy, Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ mười bẩy, Với tuyển tập được ấn hành, hàng năm, Viết Về Nước Mỹ đã thực sự trở thành bộ sách “Lịch sử Ngàn Người Viết”, với hàng ngàn tác giả và hàng triệu độc giả.

Quốc Hội Hoa Kỳ trong khoá họp ngày 28 tháng Bẩy 2010, đã chính thức tuyên dương thành tích "Mười Năm Viết Về Nước Mỹ" của ViệtBáo Foundation.


Từ 2000 tới 2015 Viết Về Nước Mỹ đã là 16 năm. Với hơn 316 giải thưởng đã được trao tặng. Hàng năm, trong số các giải có giải Chung kết, mỗi giải 10.000 mỹ kim.

Trên 4,700 bài viết, tuyển chọn trong số hàng chục ngàn bài tham dự, đã được đăng hàng ngày trên Việt Báo Daily News và trên Việt Báo Online, hiện được lưu giữ đầy đủ. Số lượt người đọc có ghi rõ từng bài, tiếp tục tăng mỗi ngày. Cộng chung, có thể thấy con số lên tới hàng trăm triệu. Ấy là chưa kể số lượng người đọc trên hàng triệu ấn bản sách báo và nhiều trang mạng khác, khi các bài viết về nước Mỹ được tiếp tay phổ biến bằng mọi hình thức. Ngay tại Việt Nam cũng thấy hàng trăm bài được trích đăng trên báo giấy, báo mạng, hoặc tuyển chọn sắp xếp lại thành nhiều cuốn sách, in đi in lại.

Viết Về Nước Mỹ vượt qua tháng Tư Đen thứ 40, sang năm thứ 17 vẫn tiếp tục mạnh mẽ đi tới. Được vậy, nhờ nó xuất phát từ cái chung và luôn được tiếp hơi, tiếp sức bằng tấm lòng chân thật của người viết, người đọc.

Từ 1 Tháng Bẩy 2015, các bài mới của năm 2015-2016 đang được phổ biến hàng ngày trên các ấn bản Việt Báo và Việt Báo Online. Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười bẩy sẽ được tổ chức tại Little Saigon vào Tháng Tám 2016.

Nhân dịp kỷ niệm 24 năm Việt Báo và 16 năm Viết Về Nước Mỹ, toàn thể anh chị em Việt Báo xin trân trọng gửi tới quí vị bạn đọc, bạn viết, quí vị thân hữu, thân chủ và các vị bảo trợ lòng chân thành biết ơn.

Việt Báo Viết Về Nước Mỹ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 863,918,271
Tác giả sinh năm 1939, hiện là cư dân Houston, Texas, tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009 và đã góp nhiều bài viết đặc biệt. Trước 1975, ông là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang.Ra tù 1984. Vượt biên 1986.
Tác giả định cư tại Mỹ từ 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, tiểu bang New Jersy. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Song Lam là một tự sự, “Tháng Ba, Trời Đất Vào Xuân”. Bài thứ hai của bà là lá thư chia sẻ chuyện chồng con, dâu rể với một tác giả Viết Về Nước Mỹ:
Đúng 40 năm trước, 29 tháng Ba 1973, là ngày toàn bộ quân Mỹ rút khỏi Việt Nam theo hiệp định đình chiến Paris. Nhân dịp này, bài viết về nước Mỹ hôm nay là chuyện về một cựu chiến binh Mỹ còn nặng lòng với mảnh đất từng là chiến trường xưa. Tác giả bài viết, trước Tháng Tư 1975, còn là học trò, từng cộng tác với tuần báo Tuổi Ngọc. Mong Tôn-Nữ Thu Dung sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả tên thật là Nguyễn văn Hoa, sinh năm 1947 tại Quảng Bình, Việt Nam. Tốt nghiệp kỹ sư điện, học cao học và soạn luận án tiến sĩ kỹ sư (1970-75). Từ 1970 đến 1975 dạy đại học kỹ thuật tại Sài gòn. Năm 1975 định cư tại Hoa Kỳ, làm việc cho công ty tiện ích ở North Dakota cho đến năm 2012 thì về hưu. Sau đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông.
Tác giả nguyên là một sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội. Sau tháng Tư 1975, ơng là người tù chính trị, định cư tại Mỹ theo diện H.O., hiện là cư dân San Diego. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu tiên, Phạm Hồng Ân đã nhận giải danh dự 2012. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả, tự giới thiệu là “người viết mới toanh” vì chưa từng viết bài gởi cho báo nào, cả ở VN lẫn Mỹ. Sơ lược tiểu sử: Từ 1971, từng Trung Học Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho. Qua Mỹ năm 2009. Hiện ngụ tại Milpitas, San Jose, California. Sau nhiều năm nuôi con, hiện ở nhà coi cháu. Mong Đồng Tâm sẽ tiếp tục viết.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia, đã góp bài cho Việt Báo Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools.
Tác giả là cư dân San Jose, cơng việc: Income Tax Services. Ông góp nhiều bài viết và đã nhận giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2007, với bài "Từ Vùng Kinh Tế Mới Tới Nước Mỹ". Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.
Nhạc sĩ Cung Tiến