Hôm nay,  

Viết Về Nước Mỹ 2015: Dấu Ấn 40 Năm

15/08/201500:00:00(Xem: 15736)
blank
Hình bìa cuốn sách thứ 18, tuyển tập 57 tác giả Viết Về Nước Mỹ: 40 Năm, 2015-1975.

“Những ngọn nến được xếp thành số 40. Gió đêm nhè nhẹ thổi. Lửa nến bập bùng. Đứng sát vai nhau trong cái mang mang lạnh của buổi tối mùa xuân, ba thế hệ người Việt cùng tưởng nhớ...”

Đó là hình ảnh đêm 30 tháng Tư năm 2015, khi Tướng Lê Minh Đảo cùng đứng với tuổi trẻ gốc Việt tại khuôn viên trường Stanford, được kể trong loạt bài Khôi An về 40 năm.

Chỉ riêng con số 40 thôi, đã thôi thúc biết bao điều phải nhớ, phải thấy, phải viết, phải chia xẻ. Đó là tinh thần chung của các tác giả khi viết trong tuyển tập năm nay. Sách được phát hành cùng lúc với họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 16. Sau đây là lời mở đầu sách:

Viết Về Nước Mỹ 2015 mang dấu ấn con số 40 Tháng Tư Đen, đánh dấu 40 năm người Việt tự do phải bỏ nước ra đi, khi miền Nam Việt Nam bị bó tay cho cộng sản cưỡng chiếm.

Đúng 25 năm sau, ngày 30 tháng Tư năm 2000, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ được quyết định phát động và đi tới. Từ đây, Viết Về Nước Mỹ liên tục phát triển và họp mặt phát giải thưởng ra mắt sách mới đã thành nếp sinh hoạt văn hoá thường niên.

Vượt qua Tháng Tư Đen năm thứ 40, từ ngày 1 tháng Bẩy, Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ mười bẩy, Với tuyển tập được ấn hành, hàng năm, Viết Về Nước Mỹ đã thực sự trở thành bộ sách “Lịch sử Ngàn Người Viết”, với hàng ngàn tác giả và hàng triệu độc giả.

Quốc Hội Hoa Kỳ trong khoá họp ngày 28 tháng Bẩy 2010, đã chính thức tuyên dương thành tích "Mười Năm Viết Về Nước Mỹ" của ViệtBáo Foundation.


Từ 2000 tới 2015 Viết Về Nước Mỹ đã là 16 năm. Với hơn 316 giải thưởng đã được trao tặng. Hàng năm, trong số các giải có giải Chung kết, mỗi giải 10.000 mỹ kim.

Trên 4,700 bài viết, tuyển chọn trong số hàng chục ngàn bài tham dự, đã được đăng hàng ngày trên Việt Báo Daily News và trên Việt Báo Online, hiện được lưu giữ đầy đủ. Số lượt người đọc có ghi rõ từng bài, tiếp tục tăng mỗi ngày. Cộng chung, có thể thấy con số lên tới hàng trăm triệu. Ấy là chưa kể số lượng người đọc trên hàng triệu ấn bản sách báo và nhiều trang mạng khác, khi các bài viết về nước Mỹ được tiếp tay phổ biến bằng mọi hình thức. Ngay tại Việt Nam cũng thấy hàng trăm bài được trích đăng trên báo giấy, báo mạng, hoặc tuyển chọn sắp xếp lại thành nhiều cuốn sách, in đi in lại.

Viết Về Nước Mỹ vượt qua tháng Tư Đen thứ 40, sang năm thứ 17 vẫn tiếp tục mạnh mẽ đi tới. Được vậy, nhờ nó xuất phát từ cái chung và luôn được tiếp hơi, tiếp sức bằng tấm lòng chân thật của người viết, người đọc.

Từ 1 Tháng Bẩy 2015, các bài mới của năm 2015-2016 đang được phổ biến hàng ngày trên các ấn bản Việt Báo và Việt Báo Online. Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười bẩy sẽ được tổ chức tại Little Saigon vào Tháng Tám 2016.

Nhân dịp kỷ niệm 24 năm Việt Báo và 16 năm Viết Về Nước Mỹ, toàn thể anh chị em Việt Báo xin trân trọng gửi tới quí vị bạn đọc, bạn viết, quí vị thân hữu, thân chủ và các vị bảo trợ lòng chân thành biết ơn.

Việt Báo Viết Về Nước Mỹ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,698,906
Tác giả Lưu Nguyễn cư trú tại Davis, CA, đã góp nhiều bài đặc biệt và từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ, với nhiều bài viết kể chuyện đi học, đi làm, đi thực tập làm giảng viên trong ngành thẩm mỹ tại trường Sacramento City College. Bài viết mới nhất của Lưu Nguyễn là chuyện về đời sống tại Mỹ.
Trương Kim Hoàng Thư,một kỹ sư, hiện làm việc tại DPW-LACO, đã dự Viết Về Nước Mỹ từ 11 năm trước với bài "Phốp - Chuyện Một Phần Tư Thế Kỷ". Bài sau đây là một chuyện tình mùa xuân, đã phổ biến trong Báo Tết Việt Báo 2012.
Tác giả đã 2 lần liên tiếp nhận giải Viết Về Nước Mỹ: Năm 2009, giải danh dự, với bài "Tình Nghĩa, Nghĩa Tình" và Giải Tác Phẩm Trong Năm 2010, với bài “Việc Làm Ơi, Mi Đi Đâu"” Đến Hoa Kỳ năm 1984, Khôi An hiện là cư dân Bắc California. Nghề nghiệp: kỹ sư điện tử tại công ty Intel. Bài viết mới là một tự sự xúc động về Tháng Tư với lời ghi: Tặng những người có cha mẹ đã chết trong trại tù sau 1975.
Tác giả có ba tập thơ song ngữ Anh-Việt đã xuất bản, và nhiều bài nghiên cứu đăng trong các tạp chí chuyên đề quốc tế. Cô sinh tại Việt Nam năm 1975, định cư tại Hoa Kỳ từ 1994, khi đã 19 tuổi.
Tác giả là cư dân San Jose, cơng việc: Income Tax Services. Ông góp nhiều bài viết và đã nhận giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2007, với bài "Từ Vùng Kinh Tế Mới Tới Nước Mỹ". Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng gia đình hiện sống tại quận Bình Thạnh, Saigon. Bài đầu tiên của K.H. là “Ngày Của Cha”, đã phổ biến trên Việt Báo ngày 19 Tháng Sáu 2011,
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý,tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị,vừa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 20011.Là một cựu sĩ quan VNCH,cựu tù,ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO,định cư tại Boston.Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare,social worker,phụ giáo,tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools.Sau đây là bài mới nhất của ông.
Trước 1975, tác giả từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi Hoa, và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoạ - hiện có trên trang mạng: http//tuoihoahatnang.com. Sau 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học. Định cư tại San Jose từ 2003, sáu năm sau cô góp cho giải thưởng Việt Báo nhiều bài viết giá trị và nhận giải vinh danh Tác Phẩm Xuất Sắc, Viết Về Nước Mỹ 2010. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả Lê Ngọc Minh là một kỹ sư chuyên viên đồ án xây cất nặng về dầu hỏa và dàn khoan dầu ngoài biển; sinh năm 1939 tại Thái-Bình, di tản sang Mỹ năm 1975, cư ngụ tại La Habra, California. Trong ba năm 2003-2005, ông đã góp cho giải thưởng viết về nước My 6 bài viết liên tiếp, đặc biệt chững chạc hiếm có:
Những ngày sau 30 tháng Tư, 1975 chắc chắn là những ngày kinh hoàng nhất cho rất nhiều gia đình tại miền Nam Việt Nam. Nhưng đối với một số người, những ngày ấy kéo dài tưởng như vô tận, đến mười mấy năm, mà mỗi ngày là một thế kỷ của nhọc nhằn và mỗi đêm là một trường canh của kinh sợ.
Nhạc sĩ Cung Tiến