Hôm nay,  

Viết Về Nước Mỹ 2015: Dấu Ấn 40 Năm

15/08/201500:00:00(Xem: 16045)
blank
Hình bìa cuốn sách thứ 18, tuyển tập 57 tác giả Viết Về Nước Mỹ: 40 Năm, 2015-1975.

“Những ngọn nến được xếp thành số 40. Gió đêm nhè nhẹ thổi. Lửa nến bập bùng. Đứng sát vai nhau trong cái mang mang lạnh của buổi tối mùa xuân, ba thế hệ người Việt cùng tưởng nhớ...”

Đó là hình ảnh đêm 30 tháng Tư năm 2015, khi Tướng Lê Minh Đảo cùng đứng với tuổi trẻ gốc Việt tại khuôn viên trường Stanford, được kể trong loạt bài Khôi An về 40 năm.

Chỉ riêng con số 40 thôi, đã thôi thúc biết bao điều phải nhớ, phải thấy, phải viết, phải chia xẻ. Đó là tinh thần chung của các tác giả khi viết trong tuyển tập năm nay. Sách được phát hành cùng lúc với họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 16. Sau đây là lời mở đầu sách:

Viết Về Nước Mỹ 2015 mang dấu ấn con số 40 Tháng Tư Đen, đánh dấu 40 năm người Việt tự do phải bỏ nước ra đi, khi miền Nam Việt Nam bị bó tay cho cộng sản cưỡng chiếm.

Đúng 25 năm sau, ngày 30 tháng Tư năm 2000, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ được quyết định phát động và đi tới. Từ đây, Viết Về Nước Mỹ liên tục phát triển và họp mặt phát giải thưởng ra mắt sách mới đã thành nếp sinh hoạt văn hoá thường niên.

Vượt qua Tháng Tư Đen năm thứ 40, từ ngày 1 tháng Bẩy, Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ mười bẩy, Với tuyển tập được ấn hành, hàng năm, Viết Về Nước Mỹ đã thực sự trở thành bộ sách “Lịch sử Ngàn Người Viết”, với hàng ngàn tác giả và hàng triệu độc giả.

Quốc Hội Hoa Kỳ trong khoá họp ngày 28 tháng Bẩy 2010, đã chính thức tuyên dương thành tích "Mười Năm Viết Về Nước Mỹ" của ViệtBáo Foundation.


Từ 2000 tới 2015 Viết Về Nước Mỹ đã là 16 năm. Với hơn 316 giải thưởng đã được trao tặng. Hàng năm, trong số các giải có giải Chung kết, mỗi giải 10.000 mỹ kim.

Trên 4,700 bài viết, tuyển chọn trong số hàng chục ngàn bài tham dự, đã được đăng hàng ngày trên Việt Báo Daily News và trên Việt Báo Online, hiện được lưu giữ đầy đủ. Số lượt người đọc có ghi rõ từng bài, tiếp tục tăng mỗi ngày. Cộng chung, có thể thấy con số lên tới hàng trăm triệu. Ấy là chưa kể số lượng người đọc trên hàng triệu ấn bản sách báo và nhiều trang mạng khác, khi các bài viết về nước Mỹ được tiếp tay phổ biến bằng mọi hình thức. Ngay tại Việt Nam cũng thấy hàng trăm bài được trích đăng trên báo giấy, báo mạng, hoặc tuyển chọn sắp xếp lại thành nhiều cuốn sách, in đi in lại.

Viết Về Nước Mỹ vượt qua tháng Tư Đen thứ 40, sang năm thứ 17 vẫn tiếp tục mạnh mẽ đi tới. Được vậy, nhờ nó xuất phát từ cái chung và luôn được tiếp hơi, tiếp sức bằng tấm lòng chân thật của người viết, người đọc.

Từ 1 Tháng Bẩy 2015, các bài mới của năm 2015-2016 đang được phổ biến hàng ngày trên các ấn bản Việt Báo và Việt Báo Online. Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười bẩy sẽ được tổ chức tại Little Saigon vào Tháng Tám 2016.

Nhân dịp kỷ niệm 24 năm Việt Báo và 16 năm Viết Về Nước Mỹ, toàn thể anh chị em Việt Báo xin trân trọng gửi tới quí vị bạn đọc, bạn viết, quí vị thân hữu, thân chủ và các vị bảo trợ lòng chân thành biết ơn.

Việt Báo Viết Về Nước Mỹ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,768,711
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách “Viết Về Nước Mỹ tuyển tập VI” sẽ được tổ chức tại Little Saigon vào chiều Chủ Nhật, 27-8-2006. Nhân dịp này, ban điều hành Giải thưởng Việt Báo trân trọng mời quí vị tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ và thân hữu tham dự 2 sinh hoạt đặc biệt:
Không biết tại số phận hẩm hiu hay tại không có duyên nợ, hơn cả nửa đời người hắn vẫn không có được một mảnh tình vắt vai. Sang Mỹ vào cái thuở nam thừa nữ thiếu, đốt đuốc tìm hết cái thành phố lạnh ngắt lạnh ngơ này cũng chỉ có vài ba cô gái Việt nam đếm được trên đầu ngón tay, muốn với tới các
Có lẽ tôi sanh ra dưới một ngôi sao xấu, lại “đầu thai lầm thế kỷ” -nói theo thơ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, đồng thời cũng là một giáo sư văn chương nổi tiếng của trường Chu Văn An. Cuộc sống vốn đã chẳng xuôi chèo mát mái, nên phận tôi phải ba chìm bảy nổi tám cái long đong.... Tôi có Mẹ cũng như không, nên theo Cha sống với Mẹ ghẻ
Biển Dừa là bút hiệu của một kỹ sư 31 tuổi tại Arizona. Tựa đề đầu tiên của bài viết này là “Cái Nóng Tàn Nhẫn,” ghi lại tâm trạng của một người nữ trong trận dịch nóng tháng Bẩy, mong được ai đó “lau dòng nước mắt nóng cho cô bằng chiếc khăn tẩm hơi lạnh.” Nhưng nước mắt mới đó đã bốc hơi mất tiêu, làm sao lau kịp" Hy vọng sau “nước mắt bốc hơi”
Danh tính đầy đủ của tác giả là Khiet M Phan, cư dân cao niên tại San Jose. Nguyên cựu sĩ quan không quân VNCH, cựu tù cộng sản, định cư theo diện H.O., tác giả kể là ông đã có 15 năm ở Mỹ, 12 năm đi làm đóng thuế, bây giờ thì tháng tháng lãnh lương hưu. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là những mảnh hồi ức vui.
Năm mới đến Mỹ (1996), tôi có viết bài "Những Nhận Định Khác Nhau Về Cuộc Sống" đăng trên báo Việt ngữ Sacramento; Nguyên do từ câu nói của một bạn học tại trường Sacramento City College: "Nước Mỹ là Thiên Đường của tuổi thơ; Là Chiến Trường của thanh niên, và là Địa Ngục của người già". Lúc bấy giờ tôi cũng như người
Thảm cảnh đây tiếp sau bao thảm cảnh đã phủ lên dân tộc, nước non này. chưa ngừng ư cuộc nội chiến hôm nay" Để lớp trẻ ngày mai xây dựng lại, những đổ nát, mà cha anh đành bất lực lớp người trí thức phải khoanh tay Đó là lần đầu tiên tôi biết đến Chú Hoành em trai út của Ba, qua những câu thơ chú đề tặng khắc trên bia mộ anh trai
Thật tình tôi không rành chữ nho nhưng tôi được chồng tôi giải thích cho tôi câu trên có nghĩa la "cái xui xẻo không tới một mà nó tới nhiều lần". Đúng là y như vậy đó bà con! Cách đây cỡ một tháng chồng tôi đi làm về vẻ mặt buồn buồn nói với tôi ngay khi vừa bước vào cửa: - Mình có tin buồn em à. Anh bị lây ốp năm học tới!
Hôm thứ Hai, thị trường cổ phần tương đối dậm chân tại chỗ tìm hướng đi sau một tuần bị xuống nhiều, với dầu thô xuống giá vì hy vọng sắp ngừng chiến tranh bên Trung Đông. Về kinh tế, mức sản xuất kỹ nghệ toàn quốc tăng 0.8%
Đó là danh xưng của một anh bạn làm chung hãng với tôi, anh hãnh diện vì anh là con rồng cháu tiên, nhưng anh chỉ dùng tên "con nhà Rồng" xưng cho phái nam mà thôi. Tôi cũng hãnh diện vì tôi tuy là khác giống nhưng chung một giàn. Bài nầy tôi muốn viết về một vài cá tánh của các vị “con nhà rồng” làm chung với tôi mà thôi.
Nhạc sĩ Cung Tiến