Hôm nay,  

Sao Ra Nông Nỗi Này?

10/11/201500:00:00(Xem: 19467)

Tác giả: Đoàn Thị
Bài số 3667-18--30157vb3111015

Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Tuy sống tại Pháp, bài viết của bà luôn cho thấy cách nhìn từ nước Mỹ và người Việt tại Mỹ. Bài viết mới

Chàng

Chàng thừa nhận là người từ bi loại “king size”.

Khi chàng phạm sai lầm, hay nặng lời mắng vợ, thay vì xin lỗi, chàng phán một câu xanh rờn, tính chàng độ lượng, nói nặng hay mắng mỏ vợ rồi bỏ qua ngay, lúc giận ai chả như ri, sau đó chàng quên hết, không giữ trong lòng như ai kia kém đức nhân từ.

Lương chàng gấp năm lần thu nhập vợ, chàng tự động định giá, tiền nàng mang về chỉ đủ uống nước mía.

Chàng thật sự hài lòng, nhờ ơn bao bọc của chàng sau mấy mươi năm hôn phối, nàng mới ra "dáng bà" ngày hôm nay, trùng hợp đương nhiên vì nàng đã ngoài năm mươi, không muốn thành bà cũng không được.

Khi hai người cự cãi, chàng kết luận, nàng chỉ toàn tính xấu, lại xấu tệ đến cả chục thứ đấy, chàng chắc mẩm mọi người cũng thấy y chang như vậy vì chàng có cái nhìn chính xác không sai một ly ông cụ.

Làm người ai chả có khuyết điểm, nhưng khi nàng hỏi chàng có tính xấu gì, chàng lắc đầu chịu thua, tìm mãi không ra nhược điễm của mình.

Nàng bảo chàng độc đoán, chàng rung đùi, cười nhẹ, này nhé, ngay như cái nghề ruột của phụ nữ như “xếp cúc” (đầu bếp), thợ may, nhà tạo mẫu… chỉ một tay đờn ông nắm giữ trên thế giới.

Theo thánh kinh, đờn bà chui từ xương hông đờn ông mà ra, đương nhiên đờn ông “năm bờ oanh”, nếu không độc đoán làm răng soi đường dẫn lối cho đờn bà được.

Nàng cố vớt vát bảo chàng tự kiêu tự mãn, chàng gật đầu xác nhận, chàng đẹp trai, tốt nghiệp đại học làm đám con gái trong xóm một sương hai nắng bán hàng ngoài chợ mê mệt gã trí thức bảnh bao, bảo sao chàng không kiêu kỳ.

Nói gì nàng cũng đuối lý, sống dưới bóng tùng của chàng, thì phải theo cách nhìn của chàng, khi chàng thấy cái gì đó màu xanh, dù có đeo mấy cặp kiếng cận, viễn, lão, nàng cũng nên thấy xanh lè như chàng cho yên thân.

Qua Mỹ chàng cày giỏi, hai căn nhà “pay off”, không hoang phí ăn chơi, tiền bạc rủng rỉnh, du lịch du liếc chỉ xách túi lên đường đi chơi xa khi bà chấm số tử vi hạ lệnh phải rời khỏi nhà để tránh tai nạn.

Chàng biện minh chỉ vâng lời độc nhất bà thầy tử vi vì bà có tài giải đáp tương lai, vận mệnh nên chàng đành chấp nhận.

 Phúc phần của nàng lớn lắm mới lấy chàng, được chàng nuôi nấng đàng hoàng, cơm ngày hai bữa, liệu hồn mà giữ chặt lấy chàng, thời nay mấy lão ngáp ngáp chống gậy quay về cố hương vẫn đắt hàng, chàng ngoài năm mươi, cuộc chơi chỉ mới bắt đầu thôi đấy.

Chàng tâm đắc bao nhiêu, nàng nản lòng bấy nhiêu, bao nhiêu năm chung sống, nàng chợt ngộ ra, trong mắt chàng, nàng khiếm khuyết toàn diện, tâm đức, tài ba đều không có, tệ hơn là tiền lương chỉ đủ tiêu vặt.

Sao nàng không chịu hiểu như chàng, tiền là Tiên là Phật, điều này không có trong kinh Phật hay trong Phúc Âm của đạo Công Giáo, nhưng là giáo điều, là tôn giáo của riêng chàng.

Nàng thất kinh hồn vía chợt nghĩ đến Steve Jobs đã qua đời, thông minh, tài ba như ông mà lại quên "Tiên, Phật" đời nay sao, với gia tài khổng lồ của mình, ông dư sức mua lấy mạng sống của mình.

Nàng

Họ lấy nhau thời chiến, vợ chồng gặp mặt chớp nhoáng qua những kỳ nghỉ phép ngắn ngủi, ba ngày xuân vội vã, sau đó “anh tiền tuyến em hậu phương” tiếp tục cuộc sống lứa đôi.

Sàigòn bị đổi tên, anh đổi đời quân ngũ sang đời tù tội, anh vừa ra khỏi chiến cuộc cũng là lúc chị bước vào chiến trận mưu sinh khốc liệt, cô giáo nhảy ra chợ trời bán buôn bị rượt đuổi như kẻ trộm, mà chị có cướp gì của ai đâu.

Mỗi lần đi thăm chồng, chị nói dối để anh đừng suy sụp tinh thần, mẹ con chị sống yên ổn, chứ anh nào biết chị mượn tiền đi thăm nuôi anh, trở về Sàigòn bữa đói bữa no, chị phải làm lại từ đầu.

Ngày anh ra tù, chị vay tiền bạn bè làm bữa cơm thịnh soạn bù đắp những ngày anh đói khổ sống vất vưởng nơi rừng thiêng nước độc.

Dắt díu nhau qua Mỹ anh chị mới thật sự sống với nhau, chị khám phá “một nửa” của mình không như mình nghĩ, ván đã đóng thuyền, sướng hay khổ phần số của chị đã an bài.

Năm đầu định cư, chị ngồi hãng may, anh học nghề tiện, với mảnh bằng vừa tậu được lương của anh gấp đôi lương chị và tăng dần, chị cứ ì ạch ở mức ban đầu vì chị không lanh lẹ như người ta, trời sinh tính, đành chịu vậy.

Vài năm sau lương của chị chỉ bằng một phần tư lương chồng, anh rất sòng phẳng, đứa nào làm nhiều tiền, đứa đó có tiếng nói, đứa đó có “chính nghĩa”, chị nên biết phận, ngoan hiền, đừng khăng khăng tự hào chị mang lương về nhà.

Ai bảo chị hội nhập xứ Mỹ quá nhanh, học làm việc thì được, đừng học làm “lê đi phớt” mếch lòng anh, một thằng gan lì giữa bom đạn chiến trường làm sao có thể lép vế đàn bà, mà lại “bà nhà” mới chua.

Dạo trước nếu biết chị không ngoan hiền như bây giờ anh đâu cưới chị, xứ Mỹ coi vậy mà chơi không đẹp, vừa cứu anh khỏi họa CS, vừa “hại bạn”, tự nhiên nhấn chìm đàn ông xuống hàng thứ tư, thua cả con kiki trong nhà.

Anh chị có căn nhà ngon lành, không thua ai, anh hài lòng lắm, chỉ phật ý khi chị cố tình không chịu hiểu, cơ ngơi này, vị trí này chỉ một tay anh thôi, sự đóng góp của chị quá ít ỏi để có thể làm nên sự thành công của anh.

Chị dại dột lo tiền chợ quần áo cho con, anh khôn ngoan mua TV, tủ lạnh, salon, xe hơi, nên lúc đụng độ, cơm của chị bốc hơi biến mất, hàng hóa anh sắm sờ sờ ra đó, nói gì chị vẫn trắng tay, chả có “gia sản” để đôi co với anh.

Số chị đen như mõm chó, lương may đã rẻ lại còn đỗ bệnh, thế là ngồi nhà ăn bám, một tay chồng nuôi.

Trong bàn tiệc, có bà nào than thở,

- Công việc của mình căng thẳng quá, bà xếp, ông chủ tiệm… hay gây sự, đì mình sói trán, về nhà vẫn còn ấm ức đến mất ăn mất ngủ.

Tàn tiệc, bà kia trút bầu tâm sự, chị lãnh búa tạ, anh có cớ đay nghiến,

- Cô thấy người ta bon chen kiếm sống, bị xếp hành hạ vẫn cam chịu, cô ngồi nhà, ngồi mát có người nuôi mà chả biết ơn ông chồng, lại còn cãi bướng, như thế là dại chứ chả khôn chút nào, càng già càng tệ…

Thời khó khăn chị ngồi nhà ăn cơm thí của chồng, không nuôi nổi mình thì tệ thật, những lời miệt thị làm chị điếng hồn đến mất trí, chị không hiểu nổi chị đúng hay sai, chị có quyền trả lời, trả treo với chồng không, có thật nhân phẩm của chị biến mất theo đồng lương không còn mang về hàng tháng như trước không?

Ô hay con người tự tin của chị đâu rồi, cô vợ trẻ từng nhảy ra chợ trời đội mưa chịu nắng bảo bọc chồng con, giờ sao lại ra nông nỗi này, chị ngồi đó ăn bám như người tàn phế, rẻ rúng như giun dế, thui chột đến thế sao.

Khi không chịu nổi những lời lăng mạ của chồng, chị bịt tai tung cửa đi ra đường, nước mắt nhạt nhòa, đi mãi vẫn không vơi sầu, chị tệ đến thế là cùng, trên đời không còn đơn vị nào đo lường giá trị con người ngoài đồng tiền sao?

Hôm nay tờ báo địa phương đăng tin, ông Mễ gọi 911 kêu cứu vì bị vợ bạo hành, ném chai rượu vào đầu đổ máu.

Theo lời khai của bà vợ, anh chồng chây lười không đi làm bắt vợ nuôi, đã thế lại mượn rượu chửi vợ tưng bừng, chịu hết nổi bà mới mạnh tay với chồng. Bà biện minh, trước khi hành hung chồng, bà thường xuyên bị chồng nhục mạ, một kiểu bạo hành không để lại thương tích trên thân thể, nhưng làm bà đau thắt ruột, nhói tim, mất ăn, mất ngủ, mất tinh thần.

Buông tờ báo, chị suy tư, những làn roi toé máu quất vào tâm can gây thương tổn sẽ qua đi hay vẫn âm ỉ rỉ máu đến ngày con tim khô cạn, nạn nhân trở nên hoảng loạn không còn phân biệt ranh giới sự sống và cái chết.

Có bao nhiêu người đã kết liễu đời mình vì không chịu nổi kiểu bạo hành tàn bạo như thế, bao nhiêu người đủ can đảm rời bỏ kẻ đã đưa mình đến tình trạng sống dở chết dở, và có ai lên tiếng về chuyện này chưa?

Những câu hỏi làm chị hoang mang, lần sau nếu bị xúc phạm, liệu chị có dám gọi 911 không, rồi chị sẽ nói sao để người ta hiểu, người chị không bị thương tích, chỉ trái tim của chị bị thắt lại, đầu chị sắp nổ tung.

Lần này chị không còn cơ hội nữa rồi, “con khốn nạn mày dám…” tiếng chửi rủa đẩy chị ra cửa, chị bịt tai ù chạy mặc cho tiếng kèn xe vang lên inh ỏi, chị ngã vật xuống đường, chìm vào bóng tối.

Chị ra đi vội vã, chưa kịp từ biệt các con, cũng đến lúc chị phải định đoạt lấy cuộc đời mình dù không định trước kết cuộc như thế này.

Chuyện bạo hành đã thực sự chấm dứt, chỉ có nỗi buồn mất mẹ của các con chị mới bắt đầu, tình phụ tử bị bào mòn đi một nửa vì các con chợt hiểu vì sao mẹ chúng đâm đầu vào đoàn xe đang chạy.

Đoàn Thị

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,535,639
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến