Hôm nay,  

Gởi Lòng Đến Paris

17/11/201500:00:00(Xem: 58738)

Tác giả: Nguyễn Trần Diệu Hương
Bài số 3674-18--30174vb3111715

Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, cô nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005 với bài viết "Tháng Tư, Còn Đó Ngậm Ngùi," kể về tình gia đình chung thuỷ của người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ. Bài viết mới của tác giả là những cảm xúc tức thì, sau loạt khủng bố tại Paris.

* * *

Trưa thứ sáu cuối tuần ở California, cái háo hức của người Mỹ "TGIF" (Thanks God It's Friday" chợt biến mất nhanh chóng như cái bong bóng bị xì hơi khi CNN breaking news Paris bị khủng bố tấn công. Không chỉ thương người vô tội bị thảm sát, nước Pháp hiền hòa bị tấn công, mà ký ức của Sep 11th (ngày 11 tháng 9 ) kéo về trong lòng người Mỹ. Nỗi đau vẫn còn đó dù đã hơn 14 năm.

Chúng tôi đang chuẩn bị chất lên hai chiếc SUV ra Sweet Tomatoes ăn trưa, thì có đồng nghiệp người Mỹ gốc Pháp hớt hải chạy ra "Paris mới bị khủng bố tấn công vào 9 giờ tối giờ địa phương". Mọi người đang vui vẻ, trở nên iu xìu như bánh tráng nhúng nước, nghĩ đến con nhỏ đồng nghiệp Julianna đang ngồi trên máy bay trên đường qua Pháp cho hai tuần vacation, và liên tưởng đến thảm họa 11 tháng 9 năm 2001 ở New York. Chúng tôi quyết định bỏ chuyến ăn trưa, quơ vội mấy thứ snack ăn vặt trong phòng ăn, quay về bàn làm việc theo dõi CNN live trên PC. Buổi trưa bên Mỹ và là tối thứ sáu 13 tháng 11 bên Pháp. Một ngẫu nhiên tình cờ đại họa của nước Pháp rơi vào ngày thứ sáu 13 một ngày người Tây Phương rất kiêng kỵ.

Ở nơi làm việc bên Mỹ, không còn tiếng cười với những plan hấp dẫn cho cuối tuần với mùa lễ lạc đang tiến về rất gần. Chúng tôi đeo headphone lên, thay vì nghe soft rock music cuối tuần, chiều ngày thứ sáu 13 tháng 11, chúng tôi nghe CNN ở Mỹ trên Internet cập nhật tin tức khủng bố từ Pháp. Con số bị từ vong trong đại họa của nước Pháp tăng từ 53 lên 80. lên 153!

Rồi hệ thống TV live của CNN trên Internet hiện lên khán giả người Pháp, chạy tán loạn ở sân vận động Stade de France. Tại sao người ta lại có thể mang AK47 đến bắn những người dân vô tội hiền hòa đến coi một trận banh cuối tuần?

Tội nghiệp những cầu thủ chuyên nghiệp, những cặp chân vàng của môn đá banh sẽ bị ám ảnh bởi hình ảnh khủng bố ở sân vận động Paris chiều tối thứ sáu 13. Thật ra số 13 không hề mang tai họa đến cho ai, chỉ có những người cuồng tín, bị tẩy não, mang hận thù đi gieo rắc khắp nơi.


Mãi đến tiếng nổ thứ ba, các cầu thủ Đức và Pháp đang chạy trên sân cỏ cho chiến thắng thể thao của đất nước mình mới nhận ra đó không phải là tiếng pháo của các ủng hộ viên cuồng nhiệt, mà là tiếng bom nổ của quân khủng bố. Đâu đó trong hàng ghế danh dự, Tổng thống Pháp được đưa về phòng an ninh đặc biệt trên sân vận động. Hai tiếng sau,,ông tuyên bố đóng cửa biên giới Pháp cả đường bộ lẫn đường hàng không, nội bất xuất, ngoại bất nhập.

Ở gần đó một cuộc hòa nhạc của một bản nhạc trẻ đến từ Mỹ cũng bị tấn công bằng AK47. Những người cuồng tín, bị tẩy não bắn vào đám đông như các em trai bắn súng nước vào nhau.

"Trời đánh còn tránh bữa ăn". vậy mà quân khủng bố mang súng vào bắn những người dân hiền hòa, vô tội đang ăn tối ở hai nhà hàng gần trung tâm Paris. Người ta chết trước khi được no bụng, không kịp hiểu cái gì đang xảy ra.

Ở khắp thế giới, tất cả mọi người chia sẻ thảm họa mà nước Pháp gánh chịu vào ngày thư sáu 13 tháng 11. Riêng người Mỹ thì thông cảm nhiều hơn, vì đã từng bị khủng bố năm 2001. Ở những thành phố lớn từ Đông sang Tây ở Mỹ, đồng cảm với người Pháp bằng những bóng đèn xanh trắng đỏ, màu cờ của Pháp. Tối thứ sáu, trong khi đèn ở tháp Eiffel tắt hết để tang cho những nạn nhân thiệt mạng, thì ở New York của miền Đông, và San Franciso ven biển miền Tây đều thắp sáng cờ Pháp bằng đèn. Ở gần chỗ chúng tôi ở, người Mỹ gốc Pháp còn thắp nến xếp thành hàng chữ “Nos Pensees sont avec toi, Paris”.

Chợt nhớ đến cousins, bạn bè, các đàn anh, đàn chị thời Trung học là người Pháp gốc Việt. Không biết có ai đang đến Stade de France coi đá banh như thường lệ?

Ở Nantes, chắc chắn là Anh và Mai vẫn bình an, đang hướng lòng cầu nguyện cho Parisiens, đúng không ?

Ở Paris, anh Chiếu, chị Hiên chắc vẫn còn bàng hoàng vi các vụ khủng bố không xa nơi mình ở ?

Và Lan Hương, Tiến, Tuấn, tin là các cô cậu em họ vẫn bình an, dù vẫn ở quanh "thủ đô ánh sáng". Tụi mình cùng cầu nguyện hôm nay, và nhiều ngày tới cho an bình của tất cả mọi người, như ngày xưa tụi mình vẫn cầu nguyện cho một chuyến vượt biển bình yên.

Ước gì không có ai chém giết ai, không có ai gây đau khổ cho người khác, thế giới con người cũng giản dị hiền hòa như những câu chuyện cổ tích mình đọc suốt một thời thơ dại.

Thứ sáu 13 tháng 11 2015

Ma pensée est avec les Parisiens

Nguyễn Trần Diệu Hương

Ý kiến bạn đọc
21/11/201506:36:17
Khách
Putin và Xi Jinping đâu có cà chớn tuyên bố chống ISIS đâu mà 1 chiếc máy bay hành khách của Nga mới vừa bị đặt bomb cho nổ, 1 người tàu mới vừa bị cắt cổ chết? Phải diệt bọn ISIS tận gốc, không để mầm của chúng tồn tại được, dù bất cứ ở đâu. Máu giết người vẫn là máu giết người, thú tánh vẫn là thú tánh. Phòng bệnh hơn là trị bệnh, đừng để sự việc xảy ra rồi mới tính!
18/11/201513:43:18
Khách
“Ở khắp thế giới, tất cả mọi người chia sẻ thảm họa mà nước Pháp gánh chịu vào ngày thư sáu 13 tháng 11. Riêng người Mỹ thì thông cảm nhiều hơn, vì đã từng bị khủng bố năm 2001”.
Vậy mà có ông đen đang ngồi trong nhà trắng hứa nhận 10 ngàn người Syria qua tỵ nạn. Hiện có 24 thống đốc đã lên tiếng không chấp nhận người Syria vào cư trú tiểu bang của họ.
Một người viết trên mạng hỏi tại sao ông đen không bảo lãnh vài gia đình tỵ nạn Syria vào nuôi trong nhà cho tỏ là nhân đạo? Ông đen không trả lời nhưng trong bụng nói thầm “ngu sao nhận nó vào để nuôi nó học cách chế pháo bông thành bom nổ banh nhà mình ngày July 4 năm 2020”.
Có anh tỵ nạn Syria ngồi ở Paris bất mãn viết hỏi sao có hơn 100 người Pháp chết mà cả thế giới đau buồn trong khi dân Syria chết cả triệu mà thế giới chẳng ai nói cái chi? Thế giới chẳng thèm để ý vì thế giới ghê tởm đều biết chúng trước sau như một, cứ nghĩ đeo bom trong người vào đám đông cho nổ thì sẽ lên thiên đàng. Sau vụ nổ có đám hồi giáo nào gào lên chửi bới lên án không? Hay là im im rồi nhồi sọ cho đám con mình: đây là cách duy nhất để các con mau thành “hero” mò lên thiên đàng thật lẹ.
Xin chia buồn đến cho gia đình các nạn nhân.
18/11/201510:55:40
Khách
Cám ơn chị Diệu Hương đã nghỉ đến bạn bè ở Paris. Tại Tổng thống Pháp cà chớn khai chiến với Islamic State mới ra cơ sự thảm thê. Ông ta vẫn phây phây sống yên ổn an ninh bảo vệ tối đa. Chỉ có dân lành vô tội chết oan. Trâu bò hút nhau ruồi muỗi chết. Đơn giản có vậy thôi. But life goes on, mỗi ngày vẫn phải lấy métro đi làm ...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,482,576
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến