Hôm nay,  

Miami, Một Mùa Vải

08/12/201500:00:00(Xem: 17332)

Tác giả: Y Châu
Bài số 3694-17--30194vb3120815

Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết, tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới ca tác giả kể chuyện mua vải nguyên cây tại Miami.

blank
* * *

Miami trước lạ, sau quen
Biển Tây, mưa bão, ướt mèm đất đai.
Tuyết rơi lạnh giá, chim bay
Tìm nơi nắng ấm, chờ ngày qua Đông
Ròng, rong con nước đục trong
"Vải cầu dừa đủ“nhớ không, quên rồi!

Miami, đối với tôi hồi mới đến là một miền đất lạ, chưa từng được khám phá. Hai quận Broward và Miami Dade dân số chưa tới 3 triệu người, bây giờ hơn 5 triệu. Bước sang năm 2015, tiểu bang Florida sẽ vượt qua tiểu bang New York, đứng hàng thứ ba về dân số của liên bang (số 1 là California, số 2 là Texas, số 3 là Florida,...). Dù vậy, người Việt vùng này là "hàng hiếm".

Chợ Vĩnh An, coi như độc quyền, do những người cùng gia đình anh em điều hành. Có "free” tờ tuần báo Bút Việt, xuất bản ở Texas. Từ mấy năm trước, tôi thường đến chợ này lấy báo vì tờ này thường có những bài viết rất hay của nhà báo lão thành Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh...

Cách chợ một "block“đường là tiệm giặt (coin laundry) của gia đình anh T.T. Tổ vừa mới mở, cũng là nơi người Việt Nam đến giặt đồ, tán gẫu. Một hôm, tôi đang ngồi chờ đợi, anh Tổ từ phía sau bước ra, trong tay cầm một chùm vải thiều vừa mới chín, màu ửng hồng,... Tôi ngạc nhiên:

- Ở đâu mà anh có được vậy?

Anh nói:

- Mấy đứa con vừa hái, nó mua nguyên cây.

- Chuyện lạ à nghe, lần đầu tui mới nghe nói.

Anh giải thích thêm:

- Ở đây dân địa phương trồng trước nhà để làm kiểng, che bóng mát, cản gió bão; không biết ăn, tới mùa trái rụng đầy dưới gốc, nhớp nhúa, dơ bẩn. Mình hỏi mua, vừa có tiền và được thu dọn sạch sẽ, "nhất cử lưỡng tiện", họ thích lắm.

Khi về, tôi kể lại chuyện "mua nguyên cây“cho cả nhà nghe; ai cũng cho là lạ, thôi thì hãy thử xem!

Vừa đi làm về, thì đứa con chạy ra báo tin mới:

- Gần đây có cây vải, đầy trái, ba muốn đến hỏi mua? Tôi đáp:

- Mình đến đó xem sao.

Chúng tôi đến nơi, rõ ràng trước nhà có cây vải oằn trái, một màu ửng hồng phủ hết tàn cây. Gỏ cửa nhà rồi chỉ lên cây, họ nói cho không, nếu thích thì hái đi. Tôi dự đoán, trái trên cây chừng 50 lbs; để cho chắc chắn, tôi đưa $ 50.00 để mua hết cây. Chủ nhà đồng ý và dặn dò thêm:

- Hãy cẩn thận khi leo cây.

Tôi trấn an:

- Chúng tôi tuổi con khỉ, ốm nhom, leo cây rất giỏi, đừng lo.

Hẹn cuối tuần đến hái. Họ nói tuần nầy vắng nhà, hãy tự nhiên đến.

Chúng tôi kẻ kẹp, người leo, hăng say hái trái, đầy mấy bịt lớn, hơn 100 lbs. Mọi người đang cười nói vui vẻ, thu dọn sạch sẽ cây lá, chuẩn bị về; bỗng nhiên, không biết từ đâu có một chiếc xe "police“xuất hiện, đèn trên mui chớp tắt liên hồi dừng lại trước nhà. Một người cảnh sát bước tới hỏi:

- Hi ông, ông là chủ nhà nầy?

Tôi đáp:

- Không, tôi mua trái trên cây, đến hái.

Người cảnh sát:

- Tôi không hiểu.

Sau một hồi quan sát, người cảnh sát nói rằng:

- Leo trèo trên cây quá cao, dễ ngã té, xin hãy cẩn thận. Rồi chào từ biệt, ra xe chạy đi.

Cả trăm pounds vải chất đầy góc nhà, thấy mê, làm sao ăn cho hết, để lâu nó hư thúi! Thôi thì vô thùng ra bưu điện gởi cho bằng hữu ăn lấy thảo.

Vài ngày sau:

Một người ở Minesota, gọi điện thọai đến "complaint":


- Gởi quà làm chi cho cực khổ, nhưng mà bà xã khen, vải ngon quá, mấy chục năm mới được ăn.

Một ông ở Atlanta gọi:

- Cám ơn nhiều, có nhiều trái hư, cắt bỏ phần hư đi rửa sạch, vẫn còn ngon; đúng là "organic", không hóa chất, tuyệt!

Tôi có người ở Baton Rouge, LA, ông nầy không hảo ngọt, lại hảo chua. Biết tính bạn, ngoài lô vải tươi, tôi còn tặng ông thêm mấy trái xoài sống.

- Bếp trưởng chuẩn bị sẵn cá, đợi kho lạt bằm xoài sống, nhưng xoài sống trở thành xoài chín. Còn vải bếp trưởng ăn hết, mắc đền!

Quí bằng hữu ơi, số trái vải đó là tui mua nguyên cây, tui sẽ ráng trồng để đón quí vị ở Miami. Quí bằng hữu có biết là mình bị "dụ dỗ", chắc chắn sẽ đến thăm tui.

Một hôm có người ở Jacksonville, hỏi thăm nhà có trồng dừa không.

- Tôi thì không, nhưng mà người ta thì trồng nhiều lắm. Ngày cuối tuần có đi Haulover Beach Park mua cá, mới câu ngoài về biển. Chợt thấy mấy người của thành phố đến giựt hết mấy trái dừa trên cây xuống đem bỏ. Chắc họ sợ cảnh,

"Vân Tiên ngồi gốc dừa câu

Dừa khô rớt xuống bể đầu Vân Tiên"

Tui thấy tiếc, nên xin, chở dừa về đầy xe.

Người bạn giải thích về cách chữa đục thủy tinh thể của nhà nghiên cứu thảo dược John Heinerman.

Trong sách ông chỉ dẫn: bệnh nhân nằm xuống và nhỏ vài giọt nước dừa tươi vào mắt, sau đó lấy khăn nhúng nước nóng đắp lên mắt là có công hiệu.

Bạn già ơi, đôi mắt là "cửa sổ của linh hồn", xin hãy cẩn thận, cần phải có bác sĩ chuyên khoa; xin đừng đem mắt mình ra thí nghiệm.

Trở lại ngôi chợ Vĩnh An, trong ngôi chợ thực phẩm này, một hôm tôi đang phụ giúp bếp trưởng tìm gia vị làm bếp,... bỗng nghe tiếng của một người phụ nữ hỏi ông chủ chợ:

- Ông chủ ơn chỉ dùm: bún "Giang Tây sợi nhỏ nằm ở dẫy nào mà tìm hoài không thấy?

Tiếng ông chủ chợ nói không có rồi giới thiệu một loại bún tương tự. Giọng nữ cao giọng chê:

- Chỉ có loại nầy nấu bún riêu, mới ngon. Đó là món "ruột", chính tay tôi nấu chồng tôi mới chịu. Sao mà ở đây cái gì cũng thiếu hết, không bằng ở Sài Gòn.

Tôi đi lần đến coi, ai mà nói trúng quá vậy! Ở Miami thì thực phẩm Việt Nam chắc chắn là không bằng Việt Nam rồi. Giọng nói nghe cũng lạ, không giống mấy bà nội trợ người Việt trong vùng này. Chắc là thuộc lớp mấy cô trẻ mới lớn.

Thời gian trôi qua nhanh, mới đây mà đã mấy chục năm. Lớp già thường khó khăn để rời đi nơi khác vì đã "bén tiếng quen hơi". Những đứa trẻ năm nào, bây giờ đã khôn lớn như những con chim đủ lông đủ cánh bay khắp nơi, xem đất nước Mỹ là quê hương của mình, cho "thỏa chí tang bồng". Đâu thấy cô nào chịu thành bà nội trợ sành điệu nấu riêu cua tới vậy. Để coi là ai.

Khi tôi đến gần thì thấy một người phụ nữ hoàn toàn lạ, dáng hình dễ nhìn. Cô cho biết là nhà ở gần đây, qua Mỹ được vài tháng; chồng cô làm ở Parkway Hospital. Tôi cố ôn lại trí nhớ, những người Việt Nam ở đây mình quen biết gần hết, hỏng lẽ là ông Victor.

Victor thì độc thân, cuộc đời ông trải qua nhiều gian khổ, chưa từng nếm mùi vợ yếu, con thơ. Mấy tháng trước, ông nói là lấy cái nghỉ phép hàng năm đi về Việt Nam. Hồi đó tới giờ đâu nghe ổng thích ăn "bún riêu“đâu hà! Thôi thì từ từ mọi chuyện sẽ rõ ràng thôi, nếu đúng như vậy thì phải có tiệc mừng chứ.

Chúc mừng Victor có đôi có cặp, trăm năm hạnh phúc, Miami có thêm người Việt Nam, càng đông càng vui.

Y Châu

Ý kiến bạn đọc
09/12/201523:37:15
Khách
Những câu truyện tình đẹp nhất có lẽ không được viết bởi những chàng thanh niên mà được viết bởi những ông già.
08/12/201517:31:08
Khách
Bài này Ông viết rất tự nhiên và rất hay.Cám ơn Ông
.Trân trọng
08/12/201513:14:51
Khách
Tôi đã nhỏ mắt bằng nước dừa . Rất sáng như khi minh nhỏ thuốc vậy . Không phải sáng hoài đâu . Cứ phải nhỏ luôn như nhỏ thuốc í mà .
VA dừa mắc quá lại cũ mèm vì nhập từ đẩu từ đâu , đến tay mình thì nước vàng ố. Thế mà 3 $ một quả đấy . Nghe chuyện thấy mà ham
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,137,584
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến