Hôm nay,  

Tháng Mười Hai & Giáng Sinh

18/12/201500:00:00(Xem: 18694)

Tác giả: Vĩnh Chánh
Bài số 3702-17--30202vb6121815

Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Ông là một y sĩ thuộc hội Ái Hữu Y Khoa Huế Hải Ngoại. Tốt nghiệp Y Khoa Huế năm 1973, thời chiến tranh, ông là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù cấp tiểu đoàn và gắn bó với đơn vị chiến đấu cho tới giờ phút cuối tại vành đai Sàigon ngày 30 tháng Tư. Sau đây, thêm là bài viết mới nhất.

* * *

Tháng 12 đây rồi!

Tháng 12 là chào tạm biệt tháng 11. Là níu kéo mùa Thu. Là đón chào Mùa Đông. Với những háo hức của trang trí đèn màu, của chờ đợi Giáng Sinh. Là nhìn về phía trước đón chờ cánh cửa năm mới. Đây là tháng cuối của một năm với một chặng đường 11 tháng vừa đi qua như một thước phim quay chậm với bao hình ảnh, kỷ niệm của vui mừng, buồn giận, thương yêu, chán ghét, phiền muộn, hưng phấn, hạnh phúc, hy vọng. Với bao gặp gỡ, chiêu đãi, đón chào, tiệc to tiệc nhỏ, cà phê hạnh ngộ, rượu trà lời tuôn, nhộn nhịp ca hát bên nhau và… lả lướt khiêu vũ. Tất cả pha lẫn trong nỗi nhớ, niềm vui.

Tháng 12 đang đến. Đây có lẽ là thời gian chính xác nhất để gia đình xúm xít lật từng trang albums chỉ cho nhau xem những tấm hình của những sinh hoạt trong 11 tháng qua, của những chuyến đi chơi xa hay gần. Của con cái, anh chị em khi mỗi lần gặp là mỗi khó khăn dần. Của những bông hoa ngoài sân trước hay vườn sau. Qua từng mùa. Hay cùng nhau duyệt lại những chi tiết được ghi cẩn thận như cuốn nhật ký nằm trong cuốn lịch qua từng tháng một suốt năm.

Tháng 12, hầu như người người đều bận rộn đôi chút với một số sổ sách, giấy tờ, công việc cần được giải quyết hoàn hảo khi năm cùng tháng tận, dù đó là những chuyện chút chút thành nhiều dần vì quên lãng trong năm hay vì đến thời điểm bắt buộc. Với tuổi đời chồng chất, giấy tờ công việc rồi cũng nhẹ dần, gánh nặng trách nhiệm cũng lơi lần. Và cứ thế con đường vào năm mới ít quanh co hơn, không chờ đợi, không tính toán, tĩnh nhiều hơn là động. Để tinh thần thư thả.

Tháng 12 là tháng ta thường ngồi kiểm điểm những câu chuyện tốt đẹp hay ươn dở. Lục soạn trong trí óc hay trong danh sách short list, long list tên tuổi bà con thân bằng quyến thuộc xa gần để tìm nhớ người còn, kẻ khuất. Rồi điện thoại hay gởi tấm thiệp chúc mừng Giáng Sinh và năm mới, như một bằng chứng cho đôi bên cùng biết vẫn còn có nhau.

Tháng 12 là tháng cần vất bỏ đi những ưu phiền, lo lắng, Là làm nhẹ gánh những trăn trở, những lãng phí thất bại. Là thời gian ta nên tập trung để quét dọn những rác rưới ứ đọng trong tâm hồn, quăng đi phần nào hành lý tiền tài danh vọng vốn đè nặng trên vai một cách quá đáng. Để thân xác được thư thả, để tâm linh được nhẹ nhàng. Chỉ mang theo cùng năm mới những gì đẹp nhất, quý nhất và đáng gìn giữ nhất của 12 tháng qua.

Tháng 12 ơi, mới đầu năm mà nay lại cuối năm, thế mới biết thời gian qua nhanh như một cơn gió thoảng, dù vẫn còn quyện hương thơm của thăng hoa, sự đằm thắm trong mây hồng, tình tự trong nắng ấm, và lạc quan khi chiều tàn. 12 tháng vừa qua, tính như một phần 68 của cuộc đời tôi, đã bước qua một cách thanh thản, hoà điệu, ấm áp và hạnh phúc.

Tháng 12 là tháng với đêm dài ngày ngắn, ngủ hoài không biết chán. Trốn núp những cơn lạnh rét, nằm nghe những trận mưa, kéo chăn lên tận cổ để tận hưởng sự ấm cúng. Mặc cho tuyết đổ bên ngoài. Dù mưa lạnh gió rét. Cũng chỉ là những tô điểm thêm cho những cảm xúc ngọt ngào bên trong. Cho một mùa Đông thêm ấm áp, “xích lại gần nhau chút nữa” khi không còn khoảng cách nào giữa vợ chồng, gia đình hạnh phúc, trân quý tình yêu, bao dung dịu hiền…


Khi bài viết này đến tay bạn, hy vọng cây Thông Giáng Sinh vẫn còn tỏa mùi thơm trong nhà, các gói quà tuy đã mở nhưng vẫn còn mang dấu vết yêu thương của trao tặng. Nhạc Giáng Sinh tuy không còn văng vẳng mỗi khi ngồi vào xe, các quảng cáo hàng tuy không còn trên truyền hình, nhưng tinh thần Giáng Sinh vẫn còn đâu đây, quanh quẩn trong tâm hồn chúng ta.

Có phải mỗi khi Giáng Sinh đến, lòng chúng ta cảm thấy thư thả, chờ mong một sự hòa dịu từ bên trong. Đơn giản không phải vì Giáng Sinh là biểu hiện của sự sinh ra đời của Chúa Hài Đồng, là cơ hội gặp mặt nhau và gia đình tụ họp, mà vì tinh thần của Mùa Lễ khi Chúa Giê Su được sinh ra trong máng cỏ bần hàn, để lớn lên lại chịu đau chịu khổ rồi chịu chết hòng cứu rỗi chúng ta. Sự mầu nhiệm ở đức tin luôn làm sáng danh Thiên Chúa trong tinh thần Yêu Thương và Chia Xẻ. Hoà Bình và Hy Vọng. Tha Thứ và Cảm Thông.

Có phải vô tình hay cố ý khi Giáng Sinh luôn nằm trong những ngày cuối của một năm?! Sau một hành trình dài trong 12 tháng với nhiều diễn tiến cả tốt lẫn xấu, con người rất xứng đáng được nhận lãnh ân sủng để thánh hóa tâm hồn, cân bằng tinh thần trong suy gẫm và tĩnh tâm hòng làm nhẹ gánh của cuộc sống trong năm sắp đến. Thật vậy, như một tuần hoàn mầu nhiệm, Giáng Sinh chuẩn bị cho chúng ta hướng về phía trước nơi cánh cửa năm mới bằng sự chấp nhận, lòng vị tha, tinh thần lạc quan và niềm tin để tiếp tục dấn thân bước vào ngưỡng cửa của một chu kỳ mới..

Và cứ thế, đời người với những dấu chấm, vết phẩy, ngay cả với vết chấm thang hoặc chấm hỏi, sẽ cứ xoay vần xung quanh chu kỳ của tháng 12 và Giáng Sinh. Và cuối năm rồi lại đầu năm.Vì vậy, tháng 12 ơi, xin hãy nhân từ cho ta niềm tin được an bình, được yêu thương, được sức khỏe trong Năm Mới.

*

Để những ước nguyện trên có được, tôi xin cố gắng thực hiện những điều sau đây:

1/ Thường xuyên hát to, ậm ừ trong cổ họng hay huýt gió trong phòng tắm.

2/ Cố gắng luôn là một con người lạc quan và năng động.

3/ Nói I Love You nhiều hơn và nhiều hơn nữa.

4/ Dễ tha thứ cho mình và cho kẻ khác trong lời cầu nguyện và qua hành động.

5/ Không từ chối mua bánh kẹo do các em nhỏ trong xóm mời chào tận cửa.

6/ Tươi cười chào hỏi hàng xóm mỗi khi gặp mặt.

7/ Nói nhiều những Thank You, Please, Sorry một cách thành thật.

8/ Siết chặt tay và nhìn nồng ấm thẳng vào mắt người đối diện.

9/ Có thêm bạn mới nhưng tiếp tục làm đẹp lòng bạn cũ.

10/ Đừng lo sợ hay khó chịu khi phải nói “I made a mistake.”

11/ Chiêm ngưỡng Rạng Đông và Hoàng Hôn ít nhất một lần mỗi năm.

12/ Đừng mong đợi cuộc sống luôn sòng phẳng. Đồng thời ráng cho nhiều để nhẹ gánh dần

13/ Cần giữ cho mình một vài bí mật để… “giựt le.”

Tôi xin không dám đi vào chi tiết của bao ước nguyện khác để tránh đụng chạm với ước nguyện người khác. Vì rồi những ước mơ cũng chỉ tương đối cho mỗi chúng ta.

Riêng với tôi nay đã thuộc hàng trưởng lão 6-7 túi, chỉ xin kết thúc bài viết bằng câu dưới đây (không dám dịch vì sợ mất ý nghĩa):

“Life is not measured by the number of breathes we take, but by the number of moments that take our breath away.”

Xin kính chúc quý vị và quý bằng hữu xa gần một Mùa Giáng Sinh nhiều ơn phước và một Năm Mới bình an và hạnh phúc.

Giáng Sinh 2015,

Vĩnh Chánh

Ý kiến bạn đọc
08/01/201618:01:25
Khách
Bài viết của BS Vinh Chanh, người đã từng trải qua Chiến tranh VN, tù tội dưới Chế độ CS, cuối cùng thành công ở xứ người và đang đi vào tuổi thất thập.. cho chúng ta lời nhắn nhủ, hồi tưởng ..như một triết gia .
Chuc BS manh khoe, hang say sang tac, Phuc Vu cong dong
07/01/201618:26:27
Khách
Bài viêt rất hay, hồi tữơng và hy vong một đời sống sinh đông có ý nghiã với lòng vị tha và giác tha trong những năm tháng còn lai .
20/12/201503:47:12
Khách
Chuc snh chi Vinh Chanh mot Goang sinh am ap va tinh cam
Sang nam moi day uoc mo nhu y
Canh ngay anh Chanh cang in love voi viet Chuc anh viet nhieu va viet hay

Ngu Yen va Phung
19/12/201520:06:08
Khách
Chuc tác giả một mùa Giáng Sinh an vui. Rồi kiêm thêm công việc làm tông đồ cho giáo hội nữa .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,235,070
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến