Hôm nay,  

Tấm Thiệp Mùa Noel

20/12/201500:00:00(Xem: 18738)

Tác giả: Trương Tấn Thành
Bài số 3705-17--30205vb2122015

Tác giả từng nhận giải Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại Học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.

* * *

Ngày hôm qua tôi nhận được tấm thiệp Noel của bà Bailey gởi tặng. Năm nào cũng vậy, bà đều không quên gởi thiệp mừng Noel và chúc Năm Mới. Từ khi ông Bailey qua đời tới giờ có hơn mười năm, nhưng lúc nào bà cũng nhớ đến hai tôi.

Trước kia khi còn ở Phi, bà là cô giáo và ông là thầy giáo dạy môn sử. Có lẽ ông gặp bà khi qua Phi dạy học và hai người trở thành vợ chồng. Hai ông bà có hai cô con gái, Anna Marie và Angelina. Ông có tật bẩm sinh ở tay trái, tính hơi nghiêm nghị nhưng không khinh người.

Lúc tôi đến nhà ông bà để cắt cỏ dọn vườn lần đầu thì Anna cỡ độ tám chín tuổi, còn Angie thì khỏang năm sáu tuổi. Căn nhà của ông bà ở trong khu thuộc giới trung lưu có cây kiểng phía trước và một sân cỏ nhỏ phía sau. Khi đó tôi còn đi học, chỉ đến làm cho ông bà vào cuối tuần. Làm lâu ngày, lâu năm tôi trở nên thân và được ông bà coi như bạn, nhứt là bà vì cũng là người Á châu nên sự giao tiếp với tôi cũng được tự nhiên hơn.

Tác người bà nhỏ nhắn, da ngăm ngăm, rất vui vẻ, cởi mở, thân thiện và hoạt bát. Còn ông thì tính nghiêm nhưng trong đầu không có thiên kiến. Có lần tôi tặng ông bức tranh Đông Hồ cảnh vinh qui bái tổ, ông đóng khung treo trong phòng, qua đó tôi thấy được sự trân trọng của ông. Ngoài sự lưu tâm về sử học, ông ưa thích nghệ thuật và âm nhạc. Tuy một tay bị tật nhưng ông vẫn chơi được đàn piano. Tôi còn nhớ có hôm ông bà mời tôi tới nhà chơi và ăn trưa, lúc đó hai em bé gái còn nhỏ. Hôm đó tôi chơi đùa thật vui với hai em, có lúc làm ngựa cho em cỡi, ông lấy là vui thích và nói:

-Anh coi chừng nhe. Mấy đứa này giởn nhây lắm đó!

Có năm vào dịp Noel ông bà tăng tôi một bộ đồ dầy ấm cho mùa đông mà hiện giờ tôi vẫn còn mặc. Khi ông mất đi tôi có đến nhà thờ làm lễ cầu nguyện cho ông. Từ đó, cô con gái của bà, Anna thì đi học xa, còn Angie thì lên trung học, bà thì bận rộn coi sóc việc nhà và phải đi làm thêm nên tôi ít có dịp gặp bà.

Cách đây nhiều năm tôi có tổ chức trưng bày tranh mình vẽ tại nhà và có gởi lời nhắn trong phone mời bà. Không ngờ hôm đó bà tới với Angie làm tôi thật bất ngờ và cảm động.

Thỉnh thoảng tôi có gặp bà ở chợ Fred Myer nơi bà đứng bán hàng rồi khi bà bán căn nhà cũ và dời đi thì tôi không còn được gặp bà nữa. Nhưng năm nào cứ vào dịp Noel thì bà lại gởi thiệp chúc mừng.

Bà chị người Phi thân mến,

Tấm thiệp Noel bà gởi đến chúng tôi mỗi năm nói lên sự quan tâm và tình cảm nồng hậu và lâu bền của hai ông bà dành cho hai tôi. Chúng tôi cảm nhận là bà gặp nhiều khó khăn từ khi ông qua đời. Tuy vậy bà vẫn không quên người bạn cũ mỗi năm khi ngày Gíang Sinh lại về. Chúng ta đều là di dân từ xứ nghèo về vật chất nhưng không nghèo về tình cảm thông giữa con người. Nhiều khi có lẽ cái “tình cảm của xứ nghèo” lại còn sâu đậm hơn ở xứ giàu nhiều lần.

Ngược lại với thói thường là càng ở lâu, càng có thêm vật chất con người ta thường trở nên bị “thực tế hoá” sinh ra “giàu đổi bạn” nữa. Riêng bà đã tạo cho tôi và trong tôi một niềm tin và nỗi vui khôn tả vào tình con người ở xứ này. Không làm sao cân đo, đánh gía được cái chân tình cao quý đó. Đối với tôi, mỗi năm khi nhận được tấm thiệp Noel của bà gởi đến thì tôi lại thấy cuộc đời này có thêm ý nghĩa, thêm phần đáng sống và thêm niềm tin vững bền nơi những Giá Trị Tinh Thần Hằng Cửu luôn ở trong tôi.

Trong không khí giá lạnh lúc Chúa sắp giáng trần, tôi xin nguyện cầu Ơn Trên ban phước lành cho bà và hai em được nhiều sức khỏe, đầy may mắn và luôn được an bình trong cuộc sống.

Cầu xin mỗi năm tôi đều nhận được thiệp Noel của bà để tôi biết rằng bà vẫn khỏe và bình yên, để tôi có hy vọng là ngày nào đó sẽ được gặplại bà và hai em, thấy lại một con người đầy thiện tâm mà tôi đã may mắn gặp gỡ trong đời mình.

Mùa Noel năm 2015

Trương Tấn Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,667,415
Với bài viết “Lời Cám Ơn Của Mẹ Tôi”, kể chuyện bà Mẹ 90 tuổi thiđậu Quốc Tịch Mỹ, Nguyên Phương đã nhận giải đặc biệt Viết Về NướcMỹ 2007. Tại Việt Nam trước 1975, bà là một dược sĩ. Vượt biển,định cư tại Mỹ từ 1982, bà làm việc trong một cơ quan chính phủ tạiVirginia. Sau khi về hưu, Nguyên Phương hiện là cư dân vùng Little Saigon.Sau đây là bài viêt mới nhất của tác giả.
Tác giả định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, cư dânBerryhill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ. Giảithưởng VVNM 2013, cô có 5 bài tham dư và đã nhận giải Vinh Danh TácGiả (hình bên) với hai bài viết tiêu biểu: “Thiên Thần Đen” và “CũngMột Đời Người”, kể về những di dân tị nạn tại Mỹ làm việc tới mứcquên mình để gửi tiền tiếp viện cho người thân còn ở quê nhà. Sau đâylà bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, công việc: làm nail. Tham gia viết về nước Mỹ từ 2011, với bút hiệu Hữu Duyên Nguyễn và bài "Cám Ơn Bố", bà đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.
Tác giả là một Y sĩ nội khoa và là Giáo Sư Đại Học tại Texas. Bài viết về nướcMỹ đầu tiên của Bà là “Chai Dầu Gió Xanh”, kể chuyện trên một chuyến bay khitác giả hướng dẫn phái đoàn gồm 33 giáo sư, sinh viên đi Việt Nam thực hiện mộtchương trình y tế của đại học TWU, Texas. Bài viết thứ hai của bà là môt chuyệntình “đơn phương, nhẹ nhàng, thâm trầm mà sâu sắc” từng làm chính nhân vật màcũng là tác giả đẫm lệ.
Tác giả đã cộng tác với nhiều diễn đàn văn chương Việt và tham dự nhiều sinh hoạt văn hoá giáo dục cộng đồng. Nhân dịp Chợ Tết Cộng Đồng vừa được khai trương tại Little Saigon, xin mời đọc bài viết mới về gian hàng “Thả Thơ” trong Chợ Tết.
Tác giả định cư tại Seattle từ 1975, đã hồi hưu sau khi phục vụ trong ngành xã hội tiểu bang nhiều năm. Hai bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Nguyễn Đặng Bắc Ninh là “Nàng Dâu Mỹ” và “Cô Khách Sở Welfare” cho thấy cách viết chừng mực mà sống động. Sau đây là bài viêt thứ ba của tác giả là một truyện ngắn về phân ly và đoàn tụ, được ghi lấy ý từ một truyện ngắn của Rev. Howard C. Schade.
Chúc Mừng Năm Mới, mùng Một Tết Giáp Ngọ, Viết Về Nước Mỹ năm thứ 15 trân trọng mời đọc bài viết cảm động về hoa mai và mùa xuân từ một gia đình H.O. Tác giả sinh năm 1956. Qua Mỹ tháng 10 năm 1994 cùng với gia đình theo diện HO.; Hiện sống tại thành phố Tacoma, làm việc cho một công ty thuộc ngành lâm nghiệp,
Ngày cuối năm Tỵ, đón giao thừa Tác giả định cư tại vùng Seattle, tiểu bang Washington từ năm 1975, đã hồi hưu hơn mười năm qua. Ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013 với bài viết đầu tiên và cũng là bài duy nhất trong năm, kể về một gia đình có ba tôn giáo lớn của thế giới kết hợp:
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2006, với bút hiệu PNT, PnT và từng nhận một giải thưởng đặc biệt. Sau mấy năm bặt tin, ông viết lại với bút hiệu mới là Phạm Ngọc. Bài gần đây là “Cái Giá Của Tự Do.” Bài mới trước thềm Tết Giáp Ngọ là tự sự của tác giả, người tuổi Nhâm Ngọ, sinh năm 1942.
Tác giả tên thật là Tô vĩnh Phúc. Trước 1975, tốt nghiệp cử nhân Luật Khoa và Văn Khoa tại Sài Gòn. Định cư tại Sacramento, California từ 1986, học và làm nhiều ngành khác nhau. Hai tập thơ đã xuất bản: "Bên Bến Sông Buồn" (2011) và "Nắng Chiều Còn Vương" (2012).
Nhạc sĩ Cung Tiến