Hôm nay,  

Xuất Hành Đầu Năm...Tây

17/01/201600:00:00(Xem: 13118)
Tác giả: Nguyễn Viết Tân
Bài số 3727-17-30227vb8011716

Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000, đã nhận các giải thưởng chính từ năm đầu tiên, hiện là một thành viên ban tuyển chọn chung kết. “Xuất Hành Đầu Năm Tây của ông chỉ là một đoạn ghi ngắn về sinh hoạt gia đình ngày đầu năm.

* * *

Cảm thương ngày đầu năm mà thằng Ốc sống lẻ loi một mình ở Las Vegas nên năm nay cả nhà quyết định lên ăn Tết Tây ở nhà Ốc, thằng con thứ hai trong 4 anh em.

Từ sáng sớm ngày mùng 1 mọi người đã dậy sớm xếp đồ lên xe. Biết nơi đó bây giờ lạnh lắm nên mền, chăn đều phải mang đi rất nhiều.

Thường khi ai trong họ hàng lên Las Vegas cũng chỉ ghé thăm chứ ít khi ngủ lại đêm tại nhà Ốc, mà ra khách sạn hết, vừa tiện lợi mà gần chỗ đi chơi, mua hàng, đánh bài hoặc coi show... nhưng đặc biệt lần này kéo nhau ở lại nhà để nướng BBQ, binh xập xám suốt đêm cho vui.

Thịt bò, heo, gà ướp từ chiều hôm trước. Bà xã tôi còn cẩn thận mang cả bún, miến, rau thơm, dưa leo, sà lách, đậu phọng cho đến đám sau thơm, hành ngò. Mang đi luôn hũ kim chi nữa.

Xe bon bon trên đường dài, ai cũng đua nhau hót, nói cười không ngớt. Sau hơn 4 tiếng đồng hồ đã tới nơi, Ốc ra chào mừng rồi phụ khuân đồ vào nhà.

Chuyến xe đầu tiên chở 6 người, nhưng vì là xe Van nên tha hồ chở đồ.

Phân chia phòng xong ai cũng phải tấm tắc khen anh Ốc này ăn ở ngăn nắp, sạch sẽ quá, sau này khó lấy vợ, mà nếu có lấy, ắt hẳn con vợ sẽ bê bối cẩu thả lắm đây. Ông Trời có luật bù trừ như vậy.

Rau sống rau thơm rửa xong, Gấu Mẹ hỏi thịt ướp để đâu? Hồi sáng để trên bàn thấy ba bưng ra rồi, coi chừng để ngoài xe lâu quá hư mất.

Tôi nói lo chi chiện nớ, ngoài trời lạnh gần đông đá thì sợ gì thịt bị hư.

Thằng Chuồn chạy ra xe một hồi rồi ngơ ngác vào nhà hỏi:

- Không lẽ ba để quên ở nhà? Không thấy thịt đâu cả.

Gấu Mẹ quát:

- Gọi ngay cho thằng Bư, 5 giờ chiều nó mới đi làm về, bây giờ đã hơn 5g rồi, may ra nó chưa ra khỏi nhà.

Trời thương kẻ hiền. Con Noel (fiance của Bư) và 2 đứa bạn chưa đến nên Bư còn đợi. Nó ra garage coi thử, thì khay thịt ngồi chồm chỗm trên cái máy cắt cỏ.

Đã bảo tuổi già hay quên sót, mà càng cẩn thận lại càng hư việc.

Số là sáng đó, khi tôi bưng thịt ra xe thì nghĩ thầm:

- Mình phải để khay thịt lên phía trên, chứ để dưới nó bị đè nặng quá, chẹp nhẹp ra quần áo chăn mền thì khốn.

....Thế rồi đồ đạc chất hết lên phía sau xe và khay thịt thì cứ ngồi im đó, không thèm lên tiếng để mình bị tổ trác chơi.

Trong bếp nhà Ốc, tụi nhỏ ngồi ngó nhau rồi bàn tán:

-Bư lái xe cẩn thận lắm, có lẽ đến chín rưỡi hoặc 10g đêm mới tới. Từ giờ đến lúc đó thì ăn cái gì?

Cũng may là Bư đi chuyến sau, chứ hồi sáng 2 xe đi cùng lúc thì đến thứ Hai khi trở về nhà thịt sẽ thúi inh lên, vì đã qua 3 ngày nằm trong garage nóng hầm.

Thấy mẹ làm tô nước mắm chanh ớt tỏi ngon quá, đàn vịt con lẫn cháu bốc bún vào tô, thêm dưa leo rau sống rau thơm, rắc đậu phọng rồi chan nước mắm, có đứa còn lấy kim chi để lên trên thành ra màu sắc trắng xanh đỏ hài hoà coi đẹp lắm. Lâu lâu ăn bún chay kiểu này thấy cũng ngon ghê.

Trong lúc chờ đợi phái đoàn của Bư, cả nhà quay ra sát phạt nhau, binh xập xám mỗi ván 1 đồng, vì đã lên thành phố này mà không bài bạc thì coi sao được, Tây tà nó biết nó cười cho chết.

Khi xe lên tới, khay thịt được bưng vô đầu tiên, vì chắc Bư biết rằng cả nhà đang đói lắm rồi.

Thằng Chuồn ra sân sau nhà bật bếp nướng thịt. Tôi nhìn ra thấy thằng cậu Cả lúi húi một mình có vẻ tội nghiệp nên xỏ dép bước ra với nó cho vui.

Tuy đã mặc nhiều áo ấm mà cái rét như cắt da, rét bốc đâu từ trong xương mà ra làm tôi run bần bật, dù 2 bàn tay đang hơ trên ngọn lửa lò xanh lét.

Thằng Chuồn nói ba vô nhà đi không thôi bệnh.

Tôi phóng vô, đứng bên trong cửa kiếng nhìn ra sân, thấy thằng cả Chuồn trở thịt xong là vô nhà, đợi chín một mặt mới ra trở chứ không dám ở lâu ngoài trời.

Đám phái đoàn của Bư lễ mễ bưng đồ đoàn vô để chật cả phòng khách.

Đêm nay ăn món bún thịt nướng ngon ghê. Gia vị ướp thấm tháp nên mỗi người cũng ráng được 2 tô bự. Còn món miến gà để sáng mai mới ăn.

Chơi bài một lát, tôi thắng được 8$ thì đi ngủ sớm, để mặc lũ trẻ cười nói inh ỏi như một cái chợ.

Lúc tan sòng để đi ngủ, tụi nó càng cười lớn làm tôi thức giấc.

Đúng là con hơn cha, nhà trốc nóc: Thằng Chuồn ôm lên đây những tấm nệm hơi loại rất dầy để đi camping, nhưng bây giờ không dùng được vì nó...để quên cái đồ bơm hơi ở nhà !

Thế là tụi nó phải ngủ trên sa lông và trên thảm như một bầy vịt con.

Sáng hôm sau tôi dậy sớm, pha cà phê và làm món miến gà. Đến trưa cả nhà kéo đi ăn Dim-sum. Tiệm này khá ngon và đông khách lắm, nhưng đồ ăn và giá cả không thể bằng Seafood Paradise ở Little Saigon được.

Mr. Ốc nói ta nên đi chỗ Outlet nhiều đồ nhất nước Mỹ. Đến nơi tôi ngồi ngoài xe chứ lê tấm thân già lão theo bọn trẻ thì có nước thác cà ri dê.

3 g chiều về đến nhà tụi nó lại rủ rê đi coi nhà mới xây, giá cả bây giờ rẻ lắm. Nhà mới mà giá có hơn 200 ngàn, cũng có những căn hơn 4,000sf rộng mênh mông với 6 phòng ngủ, 2 phòng khách, 7 phòng tắm mà chỉ hơn 600 ngàn.

Cả nhà lo thanh toán bớt miến gà và thịt nướng xong là tụi nhỏ rủ bố mẹ đi dạo phố Las Vegas về đêm. Tôi từ chối, ở nhà một mình chui vào mền coi bộ còn thú vị hơn giờ này mà.."Bước đi ngoài sương gió".

Sáng Chúa nhựt, nhóm 6 người chúng tôi về sớm, để còn đi lễ chiều và sáng thứ Hai đi làm như những người công dân gương mẫu, yêu nước và yêu đóng thuế của quốc gia hùng mạnh là nước Huê Kỳ.

Ba ngày đầu năm 2016 trôi qua cái vèo, và mình đã thêm một tuổi.

Nguyễn Viết Tân

Ý kiến bạn đọc
18/01/201613:13:46
Khách
Bài viết thuật lại chuyện lại chuyện " Xuất hành Đầu Năm...." tác giả đã cho người đọc biết sự sinh hoạt đầu năm của gia đình tác giả thật là thú vị , và còn cho biết thêm được giá nhà cửa mới xây ở tiểu bang Nevada, nếu ai muốn mua nhà và lên ở trên đó. Cảm ơn tác giả,
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,472,726
Tác giả từng nhận giải vinh danh tác phẩm Viết Về Nước 2007. Một bài viết của ông từ năm nhận giải, “Bài Không Tên thứ 20” hiện đã có tới 134,588 lượt người đọc trên Viebao Online, tính tới hôm nay. Ông là một cựu SVSQ Học viện CSQG Thủ Đức, cao học Xã hội học CSUF, CA State parole officer, đệ tử bốn đẳng của Võ sư Đặng huy Đức. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Vũ Văn Cẩm; Vượt biển năm 1981. Đến Mỹ 1982, hiện là cư dân Oklahoma từ 2003. Nghề Nghiệp: Electrical Engineer. tại Công Ty American Airlines, M&E Center, Tulsa, OK. Bài viết -trích từ Việt Báo Tết QWuý Tỵ - là một chuyện tình đẹp.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Cô định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, hiện là cư dân Berry Hill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ. "Cha và Con" là chuyện về một "tổ ấm thời chiến" ở Hồng Hoa Thôn, Đà Lạt, nơi một cô bé lai Mỹ bị cả cha lẫn mẹ bỏ rơi, đang sống trong một buôn Thượng, trong khi người cha là một kỹ sư thành đạt, giầu có tại nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Quý Tỵ 2013.
Với “Hồi Ức Tháng Tư Của Long Mỹ,” cùng viết với người cháu là Hải Quân Trung Tá Paul LongMy Choate, Trương Kim Hoàng Thư đã nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một kỹ sư điện, cô hiện làm việc tại DPW-LACO. 
Trương Ngọc Anh (hình bên) đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002. Bài và hình ảnh được thực hiện theo lời kêu gọi của chương trình Foodbank tại Quận Cam: "Nếu biết ai đó cần sự giúp đỡ, xin vui lòng hướng dẫn vào chương trình trợ giúp của chúng tôi." Vào những ngày cuối năm, tác giả đã có dịp trở lại khu phát thực phẩm trợ cấp tại một nhà thờ, thấy rau quả tươi, thực phẩm phong phú,các thiện nguyện viên tiếp đãi ân cần.
Tác giả tên thật Linda Hoa Nguyễn, sinh năm 1950, đến Mỹ năm 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, hiện sống ở Bắc Cali. Thư kèm bài viết về nước Mỹ đầu tiên, bà cho biết "Tôi tốt nghiệp đại học ngành Early Childhood Education tại Chapman University California hồi tháng 5, 2012 khi tôi vừa tròn 62 tuổi.
Tác giả Lê Thị, người nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2012 chính là Calvin Trần, nhà thiết kế thời trang gốc Việt nổi tiếng trong dòng chính.
Tác giả ba mươi tuổi, sinh năm 1982 tại Việt Nam, du học Australia từ 2007. Sau khi học xong từ đầu năm 2012, hiện sống tại Flemington, Victoria. "Một chị bạn từng sống một thời gian ở Mỹ khích lệ tôi viết văn trong lúc nhàn cư vi.
Chú Sáu Steve Brown chính là "người Mỹ yêu tiếng Việt" mà tác giả Donna Nguyễn đã kể trong bài "Việt Bút, Việt Báo và Chú Sáu." Báo xuân năm Thìn, khi nhắc tới tài làm thơ Việt của ông, Khôi An viết: "Tôi gọi ông là chú Sáu thay vì Mr. Steve Brown. Chú Sáu đã từng đóng quân ở Việt Nam, nơi đó chú đã gặp thím Sáu."
Tác giả sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu 2000, đã nhận giải Chung Kết 2008 với bài “Chuyện Của Cây Vông”. Thụy Nhã (hình bên) hiện làm việc trong một bệnh viện tại Nam Cali. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Quý Tỵ, hiện đã phát hành khắp nơi.
Nhạc sĩ Cung Tiến