Hôm nay,  

Bánh Tét Nấu Bằng Oven Gọn Sạch

24/01/201600:00:00(Xem: 23741)
Tác giả: Thanh Mai
Bài số 3732-17-30232vb8012416

Tác giả Thanh Mai đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết về nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Thanh Mai cho biết cô qua Mỹ từ năm 1993, hiện là cư dân Minnesota. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Bính Thân 2016 hiện đã phát hành: kinh nghiệm nấu bánh tét bằng oven.

* * *

blank
Đám cưới ăn kiểu buffet, khách lãnh phần bánh tét.

Hồng, cô em gái của Hoàng quen và lấy chồng Mỹ! Đám cưới được tổ chức theo phong tục Việt Nam, họ nhà trai cũng bưng mâm quả tới nhà gái để làm lễ rước dâu. Vì nhà trai toàn là người Mỹ nên mâm quả do họ đàng gái chuẩn bị dùm. Cũng bao nhiêu lễ vật tương tự như các đám cưới khác gồm rượu trà, bánh trái, trầu cau (đồ giả), nhưng chỉ khác là thay vì xôi thì có một mâm quả đựng…hai đòn bánh tét được cột vào nhau bằng một sợi chỉ hồng!

Mark, chú rể Mỹ giới thiệu mâm quả lễ vật cho họ hàng hai bên một cách rành rọt. Nghe nói Mark phải học bài trước cả tuần. Đến phần giới thiệu mâm bánh tét, bà con người Mỹ của chú rể tỏ vẻ ngạc nhiên tò mò không hiểu thứ này là cái quái gì vì Mark chỉ giới thiệu khơi khơi cái tên “bánh Tét” và nói món này không có tên tiếng Mỹ.

blank
Chef Hoàng gói bánh.

Hoàng giúp em rể giải thích rõ ràng:

- Vì đám cưới gần với ngày Tết của Việt Nam nên mâm quả hôm nay đặc biệt có món bánh Tét. Món bánh Tét này là một trong những món ăn quốc hồn quốc túy không thể thiếu của người miền Nam và miền Trung Việt Nam trong những ngày lễ Tết. Có truyền thuyết kể là ngày xưa cách nay hơn 220 năm khi vua Quang Trung thống lĩnh quân lính đánh đuổi giặc Thanh ra khỏi bờ cõi, ngài cho quân lính nghỉ ngơi ăn mừng và ăn Tết. Một người lính được vợ gởi cho loại bánh này nên đem dâng vua ăn thử. Vua ăn bánh thấy thơm ngon nên hỏi thăm và anh lính kể lại sự tình. Mỗi khi ăn bánh anh cảm được cái tình nồng ấm và bền chặt của vợ qua lớp nếp quyện chặt với nhau. Anh nghĩ đến cái công của vợ anh ngồi bên bếp lửa hồng nấu bánh trong một thời gian rất dài để bánh giữ được lâu mà càng thêm thương và trân quí người bạn đời. Đặc biệt là nếp của bánh còn giúp anh bớt được chứng đau bao tử. Vua nghe câu chuyện thấy hay và bánh lại thơm ngon, vừa no bụng vừa giữ được lâu hư nên ra lệnh mọi người làm bánh này để ăn trong những ngày Tết và đặt tên bánh là bánh Tết. Có thể cái tên bánh Tét là từ tên bánh Tết đọc trại ra chăng!

Bàn tiệc đãi bà con hai họ để tiễn cô dâu về nhà chồng toàn món ăn Việt Nam dĩ nhiên có đủ cả gỏi cuốn, chả giò, soup và bánh tét dưa món. Mark ra vẻ sành sõi giới thiệu cho bà con Mỹ của mình từng món ăn và đặc biệt là món bánh tét:

- Món bánh Tét thường chỉ được ăn vào ngày Tết thôi. Ăn bánh tét với dưa món ngon lắm.

David là anh của Mark nhìn khay bánh tét được cắt sẵn rồi nhìn hai đòn bánh tét trong mâm quả không dấu vẻ ngạc nhiên hỏi:

- Bánh Tét được làm bằng nguyên liệu gì vậy? Nhìn hai cái khối xanh xanh kia tôi không nghĩ cắt ra từng khoanh bên trong lại đẹp như vậy!

blank
Nấu bánh bằng lò oven.

Hoàng giải thích:

- Bánh tét được làm bằng nếp, đậu xanh và thịt heo ướp sẵn gia vị hành tiêu mắm muối. Gói tất cả lại bằng lá chuối rồi nấu cỡ 10 đến 12 tiếng cho đến khi thịt mỡ tan chảy vào nếp mới ngon.

Hồng phụ họa:

- Món bánh tét này do anh Hoàng làm từ khâu A đến Z. Và khác với người ta thường nấu bánh tét bằng lò ga, củi lửa thì anh ấy nấu nó trong oven.

blank
Rể Mỹ cắt bánh bằng dây.

Đến phiên bà con phe nhà gái ồ lên ngạc nhiên:

- Ủa! Nấu bằng oven à? Nghe ngộ nhen.

Hoàng giải thích:

- Thì trước kia ở Việt Nam thường nấu bằng củi nhưng qua đây phải nấu bằng bếp gas ngoài garage. Phải châm nước hoài vừa cực vừa dơ vì nước hay trào. Hai năm nay nghe cô bạn trong hãng bày về nấu thử trong oven vừa sạch sẽ vừa khỏi mất công châm nước nhiều lần.


Bà chị họ của Hoàng nóng ruột hỏi tới:

- Nấu trong oven thế nào bày cho tui với.

- Em xếp bánh trong hai cái nồi lớn, đổ nước vào ngập nồi rồi chỉnh oven để lửa nóng 400 độ trong 4 giờ đồng hồ. Xong tắt oven 3 giờ đồng hồ vì oven tắt thì nhiệt độ bên trong vẫn còn nóng lắm lâu lắm. Xong mở oven lại để 400 độ 3 giờ đồng hồ nữa là bánh đạt rồi.

blank
Đĩa bánh ngon lành.

Chị họ hỏi tiếp:

- Thế có phải châm thêm nước không? Nếu có thì châm cỡ mấy lần?

- Nấu được 2 tiếng thì châm nước đầy. Canh cỡ gần 2 tiếng nữa trước khi tắt oven thì châm thêm một lần nữa. 3 tiếng sau khi mở lửa oven lại thì châm nước đầy. Coi như châm 3 lần nước là xong.

Bà con tấm tắc khen cách nấu bánh trong oven của Hoàng nghe có lý quá thế nào họ cũng học cách nấu này. Hồng khen thêm:

- Kỳ này thấy anh Hoàng gói bánh đẹp rồi đó nhen. Nhân thịt và đậu xanh nằm chính giữa nếp chứ không nằm méo xẹo như trước nữa.

- Làm hoài phải rút kinh nghiệm chứ.

Nói là làm hoài chứ Hoàng vừa tập gói bánh Tét mấy năm gần đây. Mọi năm có bà cô vợ thường gói bánh chưng cho ăn nhưng cô bị bịnh mất rồi đành phải tự gói ăn thôi chứ mua ngoài thiên hạ gói chàng không vừa ý. Hoàng thích bánh tét có nhiều nếp, ít đậu xanh và ít thịt mà bánh mua thường nhiều đậu xanh quá và đôi khi nêm nếm không vừa ý. Bà cô lại chỉ biết gói bánh chưng chứ không gói bánh tét nên Hoàng cố nhớ lại bài học của bà ngoại chàng chỉ cách nấu bánh tét cách nay hơn 30 năm trước ngày chàng xuất cảnh đi Mỹ. Không ngờ bài học của Ngoại lại có lúc hữu dụng. Lần đầu Hoàng ráng nhớ lời Ngoại chỉ dẫn để gói cho thành cái bánh tét nhưng nấu xong cắt ra mới thấy đậu xanh nằm một bên, thịt nằm một nẻo chẳng giống ai. Lại vì buộc dây hơi chặt nên nếp không nở nổi cứng ngắt khó ăn cứ như gạo sống vậy. Hư keo này bày keo khác nên sau nhiều lần thực tập rút kinh nghiệm bánh tét Hoàng gói mới ngon và đẹp như ngày nay.

Cứ tưởng người Mỹ sẽ thích món chả giò hơn nhưng không ngờ họ có vẻ thưởng thức tận tình món bánh tét dưa món. Có lẽ vì nghe lời giới thiệu của Mark đây là hàng quý hiếm nên thiên hạ “chiếu cố” hơn chăng. Thói thường người đời chẳng cần phân tích hay dỡ cứ nghe quãng cáo hàng độc hiếm có là cho rằng nó có giá trị cao rồi.

blank
Khách Mỹ thưởng thức.

Gia đình của Mark rất thích thú khi Hoàng “to go” cho họ mấy đòn bánh tét để buổi chiều đãi tiệc cưới bên họ đàng trai. Anh còn bày họ cách dùng chỉ để cắt bánh. Mark nhắc cô dâu:

- Nhớ đưa thêm dưa món nữa nhé.

Mọi người cười ồ cho cái anh chàng Mỹ sành ăn đồ Việt này. Mark có tâm hồn ăn uống và rất thích các món ăn Việt Nam. Không ai ngờ là anh chàng còn dám ăn cả tiết canh vịt và còn ăn rất nhiều lần.

Tiệc cưới chính được đãi ở nhà Mark vì nhà Mark gần bờ hồ có đất khá rộng. Khách Mỹ đến khá đông. Mọi thứ lều trại bàn ghế được thuê sẵn và đồ ăn thức uống được bày ăn theo kiểu buffet. Vừa đồ ăn Mỹ vừa đồ ăn Việt và khay bánh Tét của Hoàng lại một lần nữa được khách người Mỹ của họ đàng trai thích thú thưởng thức. Họ cũng rất thích câu chuyện về nguồn gốc của loại bánh này. Một người Mỹ nói:

- Tôi thấy mấy người có thể mở tiệm làm và bán bánh Tét được đó. Biết đâu cũng sẽ làm ăn phát đạt và mở rộng như Mc.Donal hay KFC.

Vợ Hoàng mơ màng:

- Ừ nhỉ! Tại sao không? Chúng ta có thể giới thiệu và quãng bá món bánh Tét cũng như bánh chưng cho người dân của đất nước Hiệp Chủng quốc này. Bánh Tét chay nè, và bánh tét chiên giòn ngon hấp dẫn không thua chả giò nữa.

Mark nâng ly kêu lên vui vẻ:

- Vậy thì cùng nâng ly chúc mừng shop bánh Tét tương lai chứ! Tôi yêu bánh Tét. Tôi yêu vợ tôi!

Thanh Mai

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,472,225
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến