Hôm nay,  

Biển Đau, Cá Chết

04/05/201600:00:00(Xem: 14087)

Tác giả: Mimosa Phương Vinh
Bài số: 3811-17-30311vb4050416

Không phải chuyện về nước Mỹ, mà vẫn là trong đầu những người Việt tại Mỹ và trên khắp thế giới. Mời đọc Mimosa Phương Vinh, trong một bài viết ngắn. Tác giả từng nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ 2013. Cô định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, cư dân Beverly Hill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ.

* * *

Biển đang đau và cá đang chết, những người dân Việt Nam sống bên cạnh biển, sống nhờ biển đang kêu van, khóc lóc. Sống cách xa quê hương nửa vòng trái đất từng theo dõi những cuộc biểu tình của người dân trên Internet tôi nghe lòng xúc động nghẹn ngào theo tiếng khóc của dân tộc tôi.

Từ ngày còn bé với những bước ngập ngừng, thơ dại tới trường học tôi đã được dạy rằng nước Việt Nam hình cong chữ S nằm trải dài theo bờ biển Thái Bình Dương. Dân nước tôi phần đông sống bằng nghề chài lưới và đại dương là người mẹ bao dung đã nuôi dưỡng những thế hệ Việt Nam từ huyền thoại ngày xa xưa lập quốc theo cha Lạc Long Quân đi về phía biển.

Món ăn chính của dân tộc tôi là cơm và cá. Chúng tôi lớn lên nhờ nước mắn và cá, chúng tôi lớn lên nhờ biển và biển đang chảy trong máu từng người Việt Nam. Thử hỏi có người Việt Nam nào không từng ăn nước mắm, nước mắm theo dân tộc tôi đi khắp bốn biển năm châu.

Biển đang đau dân nước tôi cũng đau theo, cá đang chết dân nước tôi cũng quằn quại vì nỗi đau của cá bởi vì biển là máu của người Việt Nam và cá là xương của người Việt Nam. Dân Việt đang la khóc kêu gào, dân Việt đang đòi quyền được sống. Không có gì sai trái khi con người đã được sinh ra và đòi hỏi quyền được sống. Không có gì sai trái khi người ta dùng tiếng nói của mình để nói lên sự thật, một sự thật mà người ta cố tình lấp liếm làm ngơ.

Biển đang đau, máu đang chảy. Cá đang chết, xương đang tan. Máu xương người Việt Nam một lần nữa đang đổ xuống trên mảnh đất thanh bình, ấm no mà người ta đang cố công vẽ vời trau chuốt. Tại sao lại làm đổ máu những người dân vô tội, những người dân biết thương biển, thương cá, thương gia đình, thương dân tộc Việt Nam và muốn nói lên nỗi đau thương, u uất của mình.

Hàng vạn xác cá đang nằm phơi bụng chết trắng trên bờ biển Việt Nam vì nhiễm độc chất hóa học được thải ra từ nhà máy Formosa ở Vũng Áng - Hà Tĩnh, rồi lan xuống Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẳng và mon men tiến dần cho đến Nha Trang hay bờ biển miền Nam. Bao nhiêu người con của biển từ Hà Nội đến Sài Gòn đang cùng nhau cất lên tiếng nói của người Việt Nam đòi quyền sống cho mình và cho biển. Đó là tiếng nói chung của một dân tộc từ những cụ già, thanh niên, tráng niên, phụ nữ cho đến những đứa trẻ ngây thơ mắt long lanh sáng. Họ nhập cuộc vì họ là con của biển, họ ăn cá, họ ăn nước mắm.

Không có gì xấu hổ khi nhận tôi là người Việt Nam, tôi đã và đang ăn cơm với nước mắm. Tôi phải bảo vệ biển của dân tộc tôi và cá của dân tộc tôi.

Biển của Việt Nam ngoài xa đã bị người lạ cướp, họ đang rình rập để bắn giết những người dân đánh cá hiền lành, vô tội. Biển gần thì đang bị đầu độc, ô nhiễm giết hại cá chết nằm la liệt. Còn những dòng sông ở đồng bằng Cửu Long miền Nam thì đang cạn kiệt, đồng lúa chết khô. Dân tộc tôi phải sống làm sao đây, cá phải sống như thế nào đây.

Làm người Việt Nam sao mà khổ quá. Làm người Việt Nam hiền lành, câm nín hoài sao mà khó quá.


Thưa các ngài lãnh đạo cao cả, sao không nói chuyện về biển đau, cá chết mà nói chi đến chuyện xa vời. Hãy nói chuyện về biển và cá trước, không bảo vệ được biển và cá thì nói chuyện viễn vông ai nghe đây hỡi các ngài!

Ông Chu Xuân Phàm phó phòng đối ngoại của tập đoàn Formosa từng nói thật hãy chọn giữa cá tôm hay nhà máy. Dân chúng Việt Nam đi biểu tình nói chúng tôi chọn cá và chúng tôi muốn bảo vệ biển không bị đầu độc. Còn các ngài lãnh đạo nước Việt Nam, các ngài cũng đã từng lớn lên nhờ biển, từng ăn cá và ăn nước mắm nay cá chết trắng biển, dân nghèo than van, gào khóc và dân chúng đòi quyền sống cho biển thì các ngài làm ngơ khi họ bị đánh đập dã man.

Máu dân lành đang đổ xuống thêm một lần nữa!

Các ngài chọn ai, chọn dân hay chọn nhà máy Formosa?

Cá chết đầy các bờ biển. Chim và cả người đã chết vì ăn cá nhiễm độc. Mắm, muối từ biển bị đầu độc rồi sẽ ra sao? Đời sống dân chúng đang rơi vào tình thế hỗn loạn, khó khăn, đói khổ đang chực chờ phía trước, đã có những người dân đã bị đưa vào bệnh viện vì ăn cá nhiễm độc. Vậy mà nghe nói các ông cán bộ lãnh đạo của thành phố Đà Nẳng và Hà Tĩnh còn trêu ngươi ra tắm biển rồi vào nhà hàng ăn đồ biển để chụp hình đăng báo với những nụ cười vô cùng “hồ hởi và phấn khởi”. Như thế nghĩa là sao! Can đảm, liều mạng, hay đang diễn tuồng, đang làm trò hề trên nỗi đau của những người dân thật thà, chơn chất sống chết nhờ biển nhờ cá.

Trên thế giới này chắc chẳng có cấp lãnh đạo của bất cứ đất nước văn minh nào có hành động như các ông lãnh đạo cao trọng của đất nước Việt Nam.

Một ngày chần chờ bao nhiêu tấn cá miền duyên hải Việt Nam sẽ tiếp tục chết. Gần cả tháng nay rồi, con rùa hành chánh vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu nào để giải quyết dứt khoát vấn đề biển ô nhiễm, cá chết. Chỉ có dân chúng chịu đựng không nỗi phải rủ nhau đi biểu tình mà đi biểu tình thì ốm đòn vì tội phản động, đánh phá nhà nước.

Cá chết, biển chết và người cũng chết! Nhà nước thì đủng đỉnh phủ dụ không có gì phải lo cuống lên cho mất trật tự, an ninh của xã hội. Đâu còn đó, cá chết cứ chết, biển đau cứ đau và người dân cứ cúi đầu câm nín để xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa cho ngày thêm lớn mạnh hầu góp mặt cùng các quốc gia hùng mạnh khác ở bốn bể, năm châu.

Phải chăng là những gì cấp lãnh đạo Việt Nam cần ở nhân dân là sự im lặng. Hãy Im lặng vì phản đối, biểu tình đồng nghĩa với phản động.

Phản động là gì tôi thật tình không hiểu. Đang ở trên một đất nước trùng trùng xa cách quê hương Việt Nam, nghe tin cá chết biển đau lòng tôi bàng hoàng, đau đớn. Vì tôi là một người hằng ngày vẫn còn ăn nước mắm làm từ con cá, vì biển vẫn còn luân lưu trong máu huyết của tôi.

Tôi chỉ muốn nói lên nỗi niềm xúc động và tâm tư của một người Việt Nam sống xa quê hương nghe tin dân mình đang lâm vào tai họa khốn cùng của biển đau và cá chết. Tôi đã từng biết viết và tôi tự hỏi mình sao phải im lặng khi có những điều mình có thể viết lên. Đừng đặt cho tôi cái tên là kẻ phản động. Phản động là gì tôi thật sự không hiểu dù tôi đã từng có thời đã sống với các ngài!

Tôi xin cảm ơn những người Việt Nam trong và ngoài nước cùng san sẻ những nỗi đau của biển và cá, nỗi đau của những người dân nghèo đang đòi quyền sống. Chúng ta chỉ có một tấm lòng nhưng như thế còn hơn là im lặng để ai chết mặc ai!

Mimosa Phương Vinh

Ý kiến bạn đọc
08/05/201617:44:23
Khách
Xin cảm ơn bạn Lê Như Đức đã chia sẻ bài viết cúa tác giả bằng sự trả lới bài thơ đang nổi tiếng của cô giáo Trần Thị Lam.
Mong bạn vẫn hăng say sáng tác để góp tiếng nói cho đời!
04/05/201621:30:15
Khách
Đất nước mình thật ngộ lắm Lam ơi,
Chống tham nhũng rồi bắt người tố cáo
Chính phủ rặt toàn một lũ nói láo
Xây thiên đàng để con qua đế quốc
Ép dân nghèo không còn chút manh áo
Đất nước mình tủi quá chừng Lam nhỉ
Thằng đầu gấu ỷ mình nhiều tuổi đảng
Cho thuê rừng, xây nhà máy gang thép
Tôm cá chết không một tên bép xép
Đất nước mình hèn quá phải không Lam?
Giết dân chài nhưng phải gọi tầu lạ
Đường lưỡi bò không ai dám đối thoại
Cô gái trẻ thoát y kiếm chồng ngoại
Đất nước mình thấy buồn quá Lam ạ
Đất nước mình cũng lạ lắm Lam ơi,
Viết thơ nhiều, học cải tạo như chơi
(Tặng cô giáo Trần Thị Lam)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,332,354
Xin hỏi thực lòng nhé, trên đời này chuyện gì khiến ta vưà vui mừng lại vừa ngao ngán" - Xin thưa, đó có phải là khi ta nhận được thiệp mời đám cưới không" - Taị sao vậy cà " - Đơn giản thôi. Ta mừng vì bạn bè còn nhớ đến ta, hàng xóm láng giềng còn nghĩ đến ta. Nhưng khi phải đi dự tiệc lại là nỗi khổ. Cách đây bẩy tám năm về trước cặp vợ chồng
Khoảng bốn giờ chiều Sandy bấm điện thoại intercom, bảo cô muốn nói chuyện ngay với Bích. Bích vội nhấn nút "save" để giữ laị những gì vừa đánh vào computer rồi mau mắn tới văn phòng riêng của cô ta. Nàng phân vân tự hỏi sao hôm nay cô trưởng phòng có vẻ tư lự, khác hẳn bản tính vui vẻ, hay bông đùa thường ngày.
Nhà tôi và tôi mở nhà hàng ăn tại Mỹ từ năm 1977 tới năm 2002 thì tạm đóng cửa vì lý do sức khỏe. Tính ra khoảng thời gian làm nhà hàng được đúng 25 năm. Trong dự tính nhà tôi còn muốn tiếp tục làm thêm 10 năm cho đủ 35 năm con trâu đi cày. Hiện nay nhà tôi vẫn còn say mê muốn tiếp tục lăn sả vào cơn ác mộng này như một vài
Hình như bất cứ ai khi thấy cảnh-sát thì thường có tâm trạng hơi sờ sợ. Nhất là di dân Việt-Nam như tôi, với ấn-tượng công-an hành xử ở quê nhà, lại thêm chẳng hiểu tiếng Anh thật rành rẽ, nên thấy cảnh-sát là tự nhiên dè chừng! Đang lái xe trên freeway mà thấy bóng xe cảnh-sát là giảm ngay tốc-độ! Nghe còi hụ xe
Tôi sinh truởng ở miền Nam lớn lên theo cuộc chiến, tôi biết Hà Nội qua sách vở, báo chí. Trong chiến tranh tôi nhìn về phương Bắc như một kẻ thù cần phải tiêu diệt, mộng ước của chúng tôi phải đặt chân lên Hà Nội bằng đôi giầy "sô". Nhưng những điều đó chỉ là một ảo tưởng. Kết thúc cuộc chiến 20 năm, nguời Hà Nội gọi chúng tôi
Hồi còn trẻ, trò Thọ vẫn thường rầu rĩ mỗi khi phải thay đổi trường học. Nhưng thời gian trôi nhanh..., mái tóc huyền ngày xưa cầu cứu thuốc nhuộm che dấu màu trắng ai oán, thì Thọ bỗng nhận ra mình là người may mắn được học nhiều trường, có dịp tham dự và làm quen với vô số bạn mới ở nước ngoài. Cách đây 6 tháng
Thành, con trai lớn của tôi nay sắp sửa lên đường đi hỏi vợ. Nhìn con trai trưởng thành, tôi mỉm cười khi chợt nghĩ đến chính mình: mới ngày nào còn là cậu bé mặc quần đùi chơi bắn bi quên cả giờ cơm trưa về nhà bị ba phạt quỳ, mà nay sắp sửa thành "anh xui." Thành năm nay gần 34 tuổi, nó và cô bạn gái quen nhau vì bọn trẻ
Lễ Vu Lan năm nay tám chị em chúng tôi vẫn còn may phước để trân trọng gài cái bông hồng trên áo. Má tôi năm nay trên tám chục tuổi rồi mà má vẫn còn khoẻ mạnh, tiếng nói còn sang sảng, tinh thần còn minh mẫn tuy rằng đi đứng đã có phần chậm chạp. Tại sao chỉ có ngày lễ Vu Lan cho Mẹ mà không có ngày lễ Vu Lan cho Cha"
Một tối ăn sinh nhật ở nhà người bạn láng giềng đã vãn. Bà con bè bạn về gần hết, chỉ còn lại mấy thằng bạn thân quây quần quanh cái bàn nhỏ ở patio, chưa chịu chia tay. Anh H, chủ nhà, bữa nay 49, coi bộ hơi "xừng xừng", và muốn cuộc vui "birthday" của mình tiếp tục "tới bến", nên xách
Hơn tuần nay tình hình chiến sự ở miền nam Lebanon vẫn tiếp tục sôi động, kể từ khi máy bay Do Thái xâm phạm lãnh thổ Lebanon để truy kích các mục tiêu của bọn khủng bố Hezbolla, sau khi bọn này bắt cóc hai người lính Do Thái, rồi liên tục pháo kích vào lãnh thổ của họ. Nhằm bảo vệ tính mạng của công dân Mỹ sinh
Nhạc sĩ Cung Tiến