Hôm nay,  

Đàn Bà…

09/06/201600:00:00(Xem: 15959)

Tác giả: Phan
Bài số 3841-17-30341-vb4060916

Tác giả là một nhà báo quen thuộc, trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Từ nhiều năm qua, ông là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ có sức viết mạnh mẽ và số lượng người đọc đông đảo nhất và đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2013. Sau đây, thêm một bài viết mới.

* * *

Tôi ghé bệnh viện thăm ông bạn già. Ông ấy cứ đuổi tôi về, "về đi. Gặp nhau ở đây chả có gì vui. Ra quán, mà gặp bạn bè…"

Nói thế, nhưng lòng già tôi thuộc sáu câu. Nằm chèo queo một mình cả ngày mới được vợ con vô thăm một chút buổi chiều; bạn bè thì thưa như tóc hói. Một ngày của người nằm bệnh viện cũng chẳng khác người ở tù với câu nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại. Tôi cũng từng nằm viện mấy ngày sau khi mổ, thời gian thật là khủng khiếp từ sáng sớm tới mặt trời lặn; càng não nề về đêm…, và không có gì chán hơn là thức ăn ở bệnh viện.

Tôi trò truyện với ông không ra chuyện gì cả, những chuyện vặt vãnh trong cộng đồng, chuyện bạn bè, chuyện tết vừa qua, vài hồi ức về ẩm thực ở quê cũ… Cuối cùng là tôi ngả lưng lên chiếc giường trống cùng phòng, dặn ông bạn đánh thức tôi đúng giờ để tôi đi làm.

Hình như tôi hỏi ông bạn, "cái lão Việt Nam nằm giường này, được về rồi hả?" Rồi tôi dần dần chìm vào giấc ngủ. Tiếng ông bạn già của tôi đều đều như cái máy ru ngủ… "Hắn chết rồi! Thôi cũng mừng cho hắn."

Giọng già đều đều ru tôi ngủ, "…hắn nhỏ hơn tôi hai tuổi, nhưng đời hẩm hiu hơn. Qua đây được mươi năm thì vợ chồng ly dị. Con cái lớn khôn theo thời gian, sống riêng cả. Vợ hắn đi bước nữa, hắn cũng có góp gạo thổi cơm chung với người đàn bà khác, nhưng rã sớm…

… Những lúc hắn tỉnh táo, cứ cạy cửa sổ phòng để hút thuốc lá lén, thổi khói ra ngoài vì y tá đâu cho hút thuốc trong bệnh viện. Nhưng y tá rất hay, họ biết mà không nói chứ không phải không biết! Cho đến hôm hắn bị mất gói thuốc lá với cái quẹt, hắn không hỏi nhưng tôi biết hắn tìm. Tôi nói, Y tá họ biết anh hút thuốc trong phòng. Nhưng họ đã tế nhị là lấy đi gói thuốc với cái quẹt. Anh đừng tìm nữa…

Hắn nói, Tôi tìm bao thuốc lá chẳng còn điếu nào, anh ạ! Nhưng định nhìn cái bao thuốc cho đỡ thèm thôi.

Thế mà vài hôm sau, hắn lại có gói thuốc lá với cái quẹt! Chuyện lạ lùng… như người đàn bà mà tôi nghĩ mãi không ra! Tôi thật không hiểu nổi đàn bà khi tóc tôi đã bạc đều, có cháu nội, cháu ngoại, anh ạ! Tôi chả thấy người nhà của hắn đến thăm, bạn bè cũng không có. Nghĩ tới những lúc trò truyện được với nhau khi cả hai chúng tôi cùng tỉnh táo. Hoàn cảnh của hắn thật tội. Tôi chia cho hắn thức ăn mà vợ con tôi đem cho tôi, chứ ăn thức ăn trong bệnh viện nhạt phèo. Dĩ nhiên là phải ngụy trang, giấu trong học tủ chút đỉnh thôi. Y tá họ biết đó, nhưng họ làm lơ cho là phước đức lắm rồi! Những người không biết điều, cất giấu cơm với cá kho trong học tủ đều bị họ lôi ra bỏ thùng rác, còn làm cho một trận tới nơi…

Nhưng dù tôi có cho thì hắn cũng không ăn được anh ạ! Khổ. Đã ung thư cổ họng đến không nuốt nổi thức ăn nhưng cứ thèm thuốc lá.

Thế rồi có một người đàn bà, thỉnh thoảng đứng ngoài cửa phòng nhìn vào giường hắn. Nhưng khi hắn thức giấc thì người ấy lánh mặt, bỏ đi… Tới hôm, hắn thấy tôi vừa thức dậy, hắn bảo tôi, Anh ạ. Tôi có món này ngon lắm, chia cho anh một nửa. Hắn có hai cái ly cà phê togo - size nhỏ, nhưng trong ấy là bánh canh cá, tôm khô bự giã giập, bánh canh nhưng nấu với nước dừa… Tôi chưa bao giờ biết món ấy; chưa từng ăn qua!

Tôi hỏi hắn, ở đâu anh có! Anh tin nổi câu trả lời không? Hắn nói, Tôi không biết!

Thế rồi chúng tôi cùng ăn. Tôi ăn thấy ngon vì lạ miệng, tuy tôi không hảo nước cốt dừa, nhưng ở trong bệnh viện thì được ăn bất cứ món gì có thoang thoảng mùi nước mắm đều ngon cả. Tôi vét cái ly togo như trẻ con vét ly kem đến chẳng còn gì nhưng cứ vét… Hắn đưa cho tôi ly của hắn, và nói: Anh ăn luôn ly này đi! Tôi chết tới rồi. Mấy hôm nay tôi chỉ thèm bánh canh nước dừa, là món khoái khẩu nhất của tôi từ nhỏ. Trời Phật độ lượng đã xui ai đó tặng tôi đúng món thèm nhất trước lúc lìa đời…

Tôi làm sao mà nuốt nổi nữa anh. Hắn lại nói thêm: Thấy anh ăn ngon miệng quá! Anh ăn luôn đi. Tôi nói thật, tôi nuốt không được nữa. Tôi chỉ ngửi được mùi đã đã thèm…

Hắn trò chuyện với tôi được ngần ấy là đã quá sức, hắn đánh đổ cả ly bánh canh xuống sàn nhà vì cố gắng đưa qua cho tôi. Nhưng hắn đi không nổi.

Tôi lau chùi sàn nhà cho nhanh để giấu chứng tích, rồi bấm chuông gọi y tá.

Thế là hắn tắt tiếng luôn. Nằm li bì đến hai hôm…

Vẫn có người đàn bà thỉnh thoảng xuất hiện ngoài cửa phòng, nhìn trộm hắn ngủ.

Tôi chẳng làm gì giúp họ được hơn là tôi chịu lạnh hơn một chút, nhưng cứ để cửa phòng nửa đóng nửa mở cho bà ta nhìn trộm. Có khi, y tá họ tự đóng cửa phòng chúng tôi lại vì sợ chúng tôi bị lạnh. Nhưng tôi lại mở hé cửa ra - cho thoáng. Tôi nói với họ vậy!


Rồi tôi cũng không khá gì hơn hắn. Tôi cũng ngủ lúc nào không biết, thức dậy lúc nào không hay… Nhưng hắn nằm li bì hai hôm. Tới tôi đang ngủ còn nghe được mùi khói thuốc lá. Tôi tỉnh dậy lúc nửa đêm. Thấy hắn công khai hút thuốc trong phòng, chẳng còn ngồi dậy nổi để cạy cửa sổ mà thở khói ra ngoài. Tôi biết, hắn hút thêm vài hơi thuốc lá nữa thôi là alarm khói trong phòng sẽ hú lên inh ỏi. Nhưng nhìn một người bệnh đến cỡ nào nhưng thần sắc còn là chưa chết; trong khi thần sắc của hắn bay biến đi đâu cả rồi! Hắn chỉ còn là một người chết, một cái xác còn thở… ra khói thuốc lá.

Hắn gật nhẹ đầu cảm ơn tôi là không chống đối việc hắn hút thuốc trong phòng. Và đúng lúc alarm hú lên - cũng là lúc hắn trút một cơn ho dự dội, không dứt, máu họng văng tung toé khắp phòng… Hắn vĩnh viễn ra đi trong khói thuốc mù mịt.

Y tá họ chuyển tôi qua phòng khác để họ dọn dẹp, lau chùi phòng này. Nhưng tôi chịu không nổi ông bạn cùng phòng là một tay Mỹ đen béo phì, và luôn miệng thở than… Tôi xin trở lại phòng này.

Tôi nghĩ mãi không ra việc từ đâu hắn có hai ly bánh canh, và thuốc lá. Nhưng người đàn bà đó trở lại là câu trả lời…

Hôm qua tôi thức giấc giữa trưa, chả biết mấy giờ vì chỉ thấy có chút nắng lóe qua màn cửa sổ. Nhìn ra cửa ra vào, người đàn bà thập thò như muốn hỏi thăm… Tôi ngoắc bà ấy vào, nên bà rón rén bước vào. Tôi yên lặng nhìn bà ta chăm chú nhìn vô cái giường trống của hắn. Bao nhiêu đau khổ trên đời dồn hết vào ánh mắt người đàn bà tội nghiệp. Tôi đưa cho bà ta miếng giấy để chậm nước mắt. Bà như người không hồn nên cũng chẳng cảm ơn, không cầm nổi tờ giấy để chậm nước mắt, tờ giấy như cánh diều đứt dây từ tay bà - thả xuống đất một màu tang…

Rồi tôi cũng không biết sao tôi nói vì bà có hỏi gì tôi đâu! Hay chỉ vì miếng khăn tang nhỏ trên ve áo của bà mà tôi nói ra những điều chính tôi cũng không hiểu nổi, Anh ấy đi mấy hôm rồi. Giữa đêm. Sau khi hút điếu thuốc lá cuối đời.

Lúc bấy giờ bà ấy mới hoàn hồn - sau nhiều phút chết lặng! Bà nói với tôi: Cảm ơn anh cho biết!

Tôi cho bà mượn bờ vai để khóc. Nhưng bà khóc thật tình quá nên tôi ngã.

Bà đỡ tôi lên giường, ngồi đợi tôi tỉnh táo lại để xin lỗi, và cảm ơn.

Tôi lại nhiều chuyện như tôi chưa bao giờ, tôi hỏi: Bà là gì của anh ấy?

Người đàn bà nhìn tôi thật lâu trong im lặng, rồi cáo từ chứ không nói lời nào…

Tôi mệt lả đi, thiêm thiếp… Và bà ta trởi lại hồi nào không hay! Bà đợi tôi chỉ để hỏi chính xác ngày giờ anh ấy qua đời. Nhưng tôi làm sao biết được. Tôi chỉ biết khoảng nửa đêm. Tôi bảo bà đi hỏi y tá trực…

Tôi thật sự không hiểu miếng khăn tang trên ve áo… là sao? Sao người này chịu tang mà lại không biết người thân của mình ra đi hồi nào…

Có lẽ bà ta hiểu được tò mò, thắc mắc của tôi nên tự bà nói ra cho tôi nghe. Chuyện là thế này anh ạ! Bà là vợ cũ của anh ta. Hai người chia tay mười mấy năm rồi. Hai đứa con theo mẹ, sống cùng với con mới của chồng mới. Hai đứa con riêng của hai người chỉ giữ liên lạc với mẹ khi đã trưởng thành, ra sống riêng. Hoàn toàn không liên lạc với cha từ khi cha mẹ ly dị.

Bà cũng nghèo khổ chứ chẳng khá giả gì. Người chồng sau cũng bệnh hoạn nên mới vô đây. Bà đi thăm chồng mỗi ngày để tiếp tế thức ăn chứ người lớn tuổi lại bệnh hoạn thì làm sao nuốt nổi thức ăn trong bệnh viện của Mỹ.

Không ngờ gặp lại chồng cũ trong hoàn cảnh thê lương. Bà gọi cho hai con biết, thì tụi nó không quan tâm. Với nhiều lý do để chẳng đứa nào đoái hoài gì tới cha ruột.

Bà bước qua được lời thề, không bao giờ nhìn mặt chồng cũ sau khi ly dị. Nhưng cũng chẳng giúp gì được cho anh ta khi chồng bà cũng gần đất xa trời như anh ta.

Thế là tôi hiểu ra được mảnh tang be bé trên ve áo của bà là để tang người chồng sau - cũng vừa qua đời; tôi hiểu ra được mấy hôm nay bà không thập thò ngoài cửa để nhìn mặt chồng cũ vì phải về nhà để lo tang ma cho người chồng sau. Tôi hiểu ra được hai ly bánh canh nước dừa, gói thuốc lá với cái quẹt từ đâu mà người bạn chung phòng với tôi có được! Nhưng tôi không hiểu được lòng đàn bà cay nghiệt tới đâu; độ lượng tới đâu. Tôi chỉ biết là họ khổ như đàn bà, khổ tới tận cùng lòng người…

Ôg bạn tôi cứ từ chối sự thăm viếng của bạn bè vì sợ mất thời gian của thân hữu. Nhưng được ai đến thăm thì ông như được sống trong thời gian thăm viếng ấy với những trò chuyện. Cáo từ ông để tôi đi làm cũng không phải là một câu nói bình thường như, "thôi anh nghỉ khoẻ. Tôi đi làm" mà là tôi đắp lại cái chăn cho ông cho tử tế để giữ ấm vì ông đã ngủ rất tự nhiên ngay lúc kể chuyện cho tôi nghe…

Hình như người đàn bà vẫn còn thập thò ngoài cửa. Nhưng tôi bước ra khỏi phòng, chỉ có cái hành lang trống, dài suốt…

Phan

Ý kiến bạn đọc
24/06/201623:14:04
Khách
Hello anh Phan, em nhiều lần liên lạc với VVNM tính gởi bài viết mà không được. Hy vọng qua mục ý kiến này, nhờ anh gởi em 1 cái link hay email của người phụ trách, hay bằng cách nào đó kết nối dùm để em gởi bài. Lâu nay vẫn theo dõi mà không bao giờ nghĩ sẽ viết, nhưng nay đổi ý. kính ,
Brandon Nguyễn
10/06/201605:43:50
Khách
Đàn bà đa phần dễ tha thứ vì vậy hay bị thiệt thòi vì .............. nhẹ dạ, dễ tin. Thôi thì ông trời sinh ra như thế để thành cặp, có này có kia chứ. Em cũng thích văn của bác Phan, mong một ngày bác sẽ là người cuối cùng bước lên sân khấu nhận giải, có lẽ năm nay chăng?? Tối thứ bảy hôm trước nhớ tới tham gia với nhóm Việt Bút buổi tiền họp mặt thân tình trước ngày đại hội nha bác. Cả nhà ai cũng nhắc tới bác. Thân mến.
09/06/201621:43:26
Khách
Phan
Xin cảm ơn tất cả.
Xin cảm ơn tất cả qúy độc giả và anh chị em trong gia đình Việt báo đã liên lạc với Phan qua điện thoại, điện thư và tin nhắn...
Nay đã rõ sai sót do đâu... Nhưng Phan nghĩ cũng không quan trọng bằng tình thân và sự mến thương của qúy độc giả VVNM và anh chị em trong nhà đã dành cho Phan.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và thương mến của tất cả.
Kính chúc qúy độc giả cùng anh chị em trong gia đình VVNM được vạn an, hanh thông và sức khoẻ dồi dào...
Thân kính
Phan
09/06/201619:51:22
Khách
Hay lắm! Vẫn xuất sắc như nhiều bài viết khác của tác giả. Tôi rất thích đọc các bài viết của Phan. Xin cám ơn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,468,351
Con may mắn được mẹ sinh con tại Mỹ, tỉnh Alexandria bang Virginia . Mẹ dạy con nói tiếng Việt từ thuở còn thơ. Mẹ nấu cơm Việt cho con ăn. Mẹ kể lại chuyện xưa, ông bà ngoại dạy dỗ mẹ chu đáo nên ngày nay nhờ kinh nghiệm đó mẹ rèn luyện chúng con nên người tốt. Mặc dầu sanh đẻ tại Mỹ nhưng con lúc nào cũng nghĩ tới
Chiều nay trên đường từ sở về nhà, con đã chứng kiến một tai nạn giao thông khá nghiêm trọng. Ba xe cứu thương đến vây quanh làm lưu thông bị tắc nghẽn. Khi đi ngang qua hiện trường, con đã nhìn thấy các nhân viên cứu thương đang cố gắng cưa những mảnh sắt móp méo để lấy người bị thương đang kẹt trong xe
Tác giả là một nhân viên ngân hàng, cư trú và làm việc tại Seattle , tiểu bang Washington . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà, “Con Đi Trường Học...” là thư của một bà mẹ độc thân viết cho con gái đi thực tập tại một nước châu Phi, đã được phổ biến ngày 13-1-2006 với bút hiệu Hồng Ngọc-Vương. Bài viết thứ hai
Mẹ ơi! Biết bao giờ con mới được gọi lại tiếng "Mẹ" ngọt-ngào đầy yêu-thương này! Ngày Mẹ còn sống, gọi tiếng Mẹ đã thấy ấm lòng, thấy chứa-chan tình-cảm. Bây giờ Mẹ không còn nữa, tiếng Mẹ làm con xót-xa tận cõi-lòng, chẳng bao giờ con còn có dịp ngồi bên Mẹ, nắm lấy tay Mẹ rồi nói
Những ngày đầu bà Bẩy vui vẻ đi đây đi đó. Thấy gì cũng lạ, cũng đẹp, nhưng cái cảm giác lớn nhứt bà có là thấy mình   an toàn.   Không bị hạch xách, không bị hỏi han, điều tra, điều này điều nọ, bị sợ sệt khi phải đến cơ quan công quyền mà bà đã gặp phải ngày xưa.... Trong bữa ăn tại nhà con gái, có đông đủ
Bởi vì Việt Kiều chẳng mấy ai quan tâm đến những điều ấy, có người không chịu ở nhà mà ra ở khách sạn   cho thoải mái và chẳng muốn làm phiền đến ai. Họ muốn thăm ai thì tự nhiên đến nhà, ăn uống thì đơn giản không cầu kỳ, chẳng cần cao lương mỹ vị gì hết, có rất nhiều người xà vào quán hàng trong nhà lồng
Tôi mơ mơ màng màng nheo mắt nhìn chiếc đồng hồ bên cạnh giường ngủ, và vội vàng ngồi bật lên vì đã gần 12 giờ trưa. Đầu óc tôi vẫn còn choáng váng và khó chịu lắm, nhưng nghĩ tới mảnh giấy mẹ để trên gối, tôi chạy vội ra nhà bếp không kịp đánh răng rửa mặt. Tối hôm qua, phải nói là sáng nay mới đúng
Con không dám đi cửa trước, con vòng ra cửa sau. Mùa Xuân đã trở lại, những củ   tulip con trồng trên luống mùa thu năm nào trước khi bỏ đi đã mọc lên và ra hoa, những bông hoa tulip mà cha yêu. Mọi thứ trông buồn bã và tàn tạ, chỉ có những bông hoa tulip rực rỡ. Mầu đỏ và vàng, xen lẫn với những mầu hồng nhạt
Vì nhà tôi khá xa trường, tôi luôn cố gắng căn giờ để dù có kẹt xe cũng tới trường sớm ít nhất nửa giờ. Tôi muốn tránh cho mình tình trạng phải phóng xe vội vã trong nỗi hồi hộp lo âu sợ trễ; hoặc hớt hải tới trường vừa sát giờ dạy; hoặc tệ hơn, tới sau khi chuông vào lớp đã reo! Kinh nghiệm cho tôi biết, chính trong ít phút
Vận nước nổi trôi, tôi đến Hoa kỳ vào tháng chín năm 1975.   Ngồi trên xe từ phi trường về nhà trọ, tôi thấy ngay cái không khí ở đây khác với không khí tại những nơi tôi đã đi qua.   Nó có phần tươi mát hơn, khoáng đạt hơn.   Không phải là một người trong ngành y khoa, tôi không biết cái gì đã kích thích ngũ quan
Nhạc sĩ Cung Tiến