Hôm nay,  

Molly Nhà Tôi Bị Bịnh Rồi!

05/07/201600:00:00(Xem: 19319)

Tác giả: Chú Chín Cali
Bài số 3861-18-30561-vb3070516

Tác giả sinh trưởng ở miền Nam sông nước và. Ông định cư ở Mỹ từ năm 1973, cựu sĩ quan QLVNCH, nguyên là giáo chức và là kỹ sư về hưu. Hiện sinh sống ở khu Little Saigon.

* * *

blank
Molly bị bệnh.

Tháng Sáu ở Califonia khí hậu thay đổi bất thường làm Molly bị bịnh. Nó không chịu ngủ, cứ rọ rạy hoài. Rồi nó ít ăn, cho gì nó cũng đẩy ra. Hôm nay nó không chịu nằm yên trên giường mà lại đi vòng vòng, thỉnh thoảng lại khóc ré lên như có gì đau đớn lắm. Bà xã tôi lính quýnh gọi tôi:

“Ông coi con Molly nó làm sao đó ông à.”

Tôi đến ngồi bên giường gọi tên nó. Nó, cụp đuôi, gác mỏ lên thành giường nhìn tôi, không thèm trả lời. Ở nhà nầy tôi được coi là Bác Sĩ chuyên chẩn bịnh cho nam, phụ, lảo, ấu, cả chó, mèo, chim và… cá. Sau khi khám bịnh xong tôi phán:

“Yên tâm, Molly nó bịnh già, đau xương nhức mỏi vì trở trời trở gió. Hơi đâu mà lo. Bịnh nầy chỉ có thần dược Đông Trùng Hạ Thảo và Fucoidan là chửa khỏi thôi.” Tôi còn nói đùa.

Nhưng bụt nhà không thiêng, chẳng những Bà không tin lời tôi nói vì trong nhà tôi lỡ mang tiếng là “thầy bàn ra”, mà còn gọi điện thoại ngay cho đứa con lớn, giọng khẩn cấp.

Tưởng có chuyện gì quan trọng, vợ chồng cháu lớn hốt hoảng chạy sang ngay. Molly mê vợ chồng cháu lắm vì nó được cưng chiều, được vuốt ve nựng nịu, được chở về nhà chơi, được ăn thả giàn, không phải ăn kiên như ở nhà với Ba Mẹ, và sung sướng nhất là được ngủ trên giường với hai vợ chồng.

Ngày thường, khi vợ chồng cháu đến là đã có Molly chực sẵn ở cửa đón chào. Hôm nay Molly nằm yên, chỉ nhướng mắt lên nhìn, đôi mắt buồn rười rượi. Cái đuôi nó cũng không thèm ngúc ngoắc, khác hẳn với thói quen của nó, nhảy lưng tưng, vẫy đuôi lia lịa, miệng thì nói li chi mừng rở.

Vợ chồng cháu ngồi bên giường nhìn Molly với vẻ mặt lo âu. Cháu đưa tay định bế nó lên, nhưng nó la to không cho đụng đến nó. Vợ cháu sợ quá hỏi:

“Nó sao kỳ vậy mẹ?”

“Mẹ đâu có biết, tao đang rầu đây nè. Tụi bây hỏi ổng coi.”

Cháu lớn gọi điện thoại báo tin cho em nó. Nghe Molly bịnh cháu nhỏ cũng hối hả chạy qua.

Rồi bốn mẹ con ngồi quanh giường bịnh nhân, bắt đầu chẩn bịnh con Molly.

Cháu lớn bảo:

“Con nghĩ Molly nó bị đau răng, con rờ cổ là nó la.”

“Đau răng thì sao nó lại ăn cả tô hôm qua? Mẹ nó cãi.”

Cháu nhỏ góp ý.

“Sợ nó bị ung thư đó. Con chó bạn con bị ung thư, chữa trị tốn mấy tháng tiền lương, rồi sau cùng cũng chết. Chó cũng bị ung thư, cao máu, cao mở, tiểu đường như con người vậy.”

“Thì chó Dì Ngọc đó, bị tiểu đường muốn mù cả mắt phải mổ tốn cả chục ngàn. Con dâu nghe vậy bàn vô:”

“Con sợ nó bị sạn thận, nên mới đau dử vậy.”

“Tầm bậy, anh chưa bao giờ nghe chó bị bịnh sạn thận, cháu lớn cãi, bị ruột thừa thì có, cũng đau vậy đó, dì Tám đó, bị bể ruột thừa suýt chết.”

Cháu nhỏ nghe xong cười ngất nói:

“Thôi đi ông nội, chó làm gì có ruột thừa?”

“Sau mầy biết nó không có ruột thừa?”    

“Ông ăn dồi chó có thấy ruột thừa không?”

Cháu lớn thua không cãi, trả cụt ngủn:

“Tao không ăn thịt chó, không biết.”

Nghe thằng con nói về thịt chó, tự nhiên tôi bổng phì cười khi chợt nghĩ: “Lucky you Molly vì mi là con chó Mỹ. Nếu mi là con chó Xi, con Vằng con Vện ở Việt Nam thì coi như mi đã được “xử lý” lâu rồi, mi đã trở thành mấy món nhậu:

“Chó hon, chó luộc, chó khìa”

“Rựa mận, chả chìa, thơm phức mại dô.”

Tôi thấy tình thế coi bộ không yên, nếu để mấy mẹ con bà ấy chẩn bịnh cái điệu nầy, bịnh của Molly càng lúc càng trở nên trầm trọng. Đã đến lúc tôi phải phải dùng đến sở trường của tôi, sở trường bàn ra:

“Con Molly năm nay 13 tuổi chó, bằng 91 tuổi tuổi người. Một tuổi chó bằng 7 tuổi người đó. Cái tuổi nầy không bịnh nầy thì cũng bịnh kia. Già nào lại không bị phong thấp, đau lưng nhức mỏi?”

Nhưng bà xã tôi và mấy cháu nhất định không tin, cho là Molly sắp chết nên cần phải đi khám bác sĩ. Tôi cản ngay vì sợ tốn tiền:

“Chó có bịnh là bỏ ăn ngay. Molly còn liếm láp chứng tỏ nó không có bịnh nặng đâu. Để theo dõi đến ngày mai hãy tính.”

Thấy tình thế êm êm, mọi người làm thinh, tôi đánh tiếp:

“Chó đâu biết nói để khai bịnh, họ đem thử máu rồi cho chụp hình, ultra sound, làm tùm lum lên lại tốn bạc nghìn.”

Mà thật vây. Mấy lần Molly bị nạn, lần nào tôi cũng tốn bạc ngàn để trả tiền nhà thương, bác sĩ, thuốc thang cho nó. Bịnh thông thường như allergy cũng mất bạc trăm.

Bà xã tôi lặng thinh nãy giờ, bây giờ mới lộ vẻ bất bình ra mặt, nói trổng:

“Không lẽ sợ tốn tiền rồi đứng nhìn nó chịu đau đớn như vầy sao? Ai mà chịu nổi!”

Cháu lớn còn nói vuốt theo mẹ nó:

“Ít ra cũng phải biết nó bịnh gì chứ.”

“Thì ông cứ để nó chết cho ông vui lòng. Tui nói rồi đó, nó mà có chuyện gì là tại ông đó.” Bà nói lẩy.

blank
Mẹ con đang chẩn bịnh Molly.

Gia đình tôi là vậy đó. Tam quyền phân vị rõ ràng. Bàn tính là chuyện của Bà. Quyết định là chuyện của con, còn trả bills là chuyện của tôi. Bổn phận ai nấy làm. Tại vì vậy mà mọi người trong nhà ai cũng thương Molly, trừ tôi. Chút sổ mũi, ho hen, cảm mạo là mọi người nhao nhao lên đòi đi Bác Sĩ, còn tôi thì lưỡng lự rồi bàn trớt lớt.

Nói thì nói vậy chớ lần nầy tôi cũng thấy trong lòng hơi lo. Nếu có chuyện gì xảy ra cho Molly thật, chắc tôi phải xin đi theo nó luôn cho yên cửa yên nhà!  

Thấy không ổn, tôi đi thay quần áo rồi ẵm Molly lên xe chở nó đi thăm bác sĩ. Cháu lớn đi theo để ẵm bồng bịnh nhân

Bà Bác Sĩ của Molly người vui tánh, nhỏ nhẹ, dễ thương, nhưng Molly thì nhất định không ưa. Nó run lẩy bẩy. Nó có quá nhiều kỷ niệm đau thương với cái mụ nầy. Nó bị mụ cắt đít (mổ trĩ), bó chân (băng bột), cạy răng (deep cleaning), cắt cổ (mổ bứu), không kể lâu lâu mụ lại lụi cho mấy mũi kim vào đít đau chết mẹ!

Sau khi nghe những triệu chứng tôi kể lại và hỏi thêm vài câu, bà kết luận ngay là Molly bị đau cột sống, một chứng bịnh rất thông thường ở giống chó Dachshund có cột sống rất dài. “Bịnh nầy làm giàu cho nhiều Bác Sĩ chuyên khoa mổ lưng”, bà nói. Bà bảo bịnh của Molly trị trong 3 tuần chắc khỏi. Chưa cần phải chụp X ray hay Ultra sound cho tốn kém.

Nhưng trong thời gian 3 tuần trị bịnh, bịnh nhân phải nằm yên nghỉ ngơi, lên xuống thang lầu phải có người ẵm. Nhà tôi chỉ có hai vợ chồng già, vậy ai là người lảnh phận sự nầy đây hởi trời!

Molly ngày xưa đẹp gái, ngực to eo nhỏ chỉ nặng có 8 lbs. Ngày nay nó đẹp lão, ngực nhỏ eo to, tròn vo như cái gối ôm 28 lbs! Nghĩ đến chuyện mang cái gối ôm nầy, leo lên leo xuống cái thang lầu, ngày ba bốn lần, tôi thấy ngao ngán.

Molly vừa bị đau xương sống có hai hôm, cả làng đều biếtsau hơn 40 năm đất nước thanh bình. Có ai biết là già nầy cũng bị đau ê ẩm ở thắt lưng cả mấy tháng nay mà có ai hỏi han đến!

Tôi thử than thở bịnh đau lưng cùng bà xã, hy vọng tiếng đồn lọt vào tai mấy đứa con để biết đâu chúng nhỏ chút lòng thương sang giúp một tay. Nhưng khi nghe xong, bà xã tôi bàn ra ngọt xớt:

“Ông mới bảy mươi mốt thì có thắm thía gì so với con Molly đã chín mươi ngoài! Kính lảo đắc thọ đi ông ơi!”

Tôi cụt hứng, biết thân phận mình là đàn ông không có quyền ganh tị nổi với con chó Molly, buồn quá nên làm thơ trách móc ông trời sao nỡ bất công:

Ông trời ngó xuống mà coi
Bố già bảy mốt, con thời mười ba.
Ra đường bố dẫn con nha
Về nhà bố ráng ẵm “bà” lên thang!
Hi Hi Hi!

Chú Chín Cali

Ý kiến bạn đọc
21/07/201617:48:38
Khách
bai viet rat hay , yeu giong cho Dachshund vo cung , nha chau co 1 thang va 1 co , thuong yeu chung no lam
13/07/201607:15:04
Khách
Bạn đọc L Duy không có ý nghĩ như tác giả đâu.
Theo tôi, bạn L Duy muốn nói đề tài chim chó chẳng có gì thâm thúy cả.Chẳng có gì đáng để suy gẫm cả đó bạn ạ
12/07/201616:43:20
Khách
Để trả lời ĐG L Duy.
OK. sẽ đổi đề tài lần tới. Tôi "nhiều chuyện" lắm.
Tôi thích viết chuyện chó chim vì nó thâm thuý, nó nói lên nhiều vấn đề mà con người cần suy ngẫm.
Xin cám ơn L Duy cũng như những ĐG khác đã cho phản hồi quí báo.
09/07/201606:43:10
Khách
Còn đề tài nào khác ngoài... con chó không Chú Chín?
05/07/201623:26:38
Khách
Typo error
Ở paragraph thứ 5th từ dưới đếm lên, có một câu dư thừa " sau hơn bốn chục năm đất nước thanh bình" hoàn toàn vô nghĩa, không nên có. Xin đọc giả lưu ý và tha thứ cho TG. Xin lưu ý BBT về lồi lầm nầy để sửa lại cho đúng. TG rất biết ơn.
05/07/201623:11:13
Khách
Chú Chín Cali kể chuyện thật vui!
05/07/201623:08:00
Khách
Cảm ơn tác giả đã chia sẻ một câu chuyện gia đình và cô chó Molly rất dễ thương!
05/07/201619:37:41
Khách
Dọc bài viết này cảm thấy chua xót, không hưởng ứng mà lại chạnh lòng, thương cho trẻ em nghèo ở VN.
05/07/201616:57:39
Khách
Con người bị đau cột sống thường thì ngày càng nặng thêm . Còn Molly chỉ cần chữa trị ba tuần là khỏi. Sướng nhé !
05/07/201612:51:28
Khách
Gia đình này sắp trả xong món nợ tiền kiếp mà vẫn chưa hay biết.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,738,515
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của Đoàn Thị viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2019.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ ba của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bàà đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bà đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Bài viết mới của tác giả được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ năm của bà được ghi là “Viết tặng các bà Mẹ và những người làm con nhân Ngày Từ Mẫu”
Bài viết cho Ngày Lễ Mẹ 12 tháng Năm 2019. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Ngày mai, Chủ Nhật 12, 2019 sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Lê Xuân Mỹ, một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Qua Mỹ năm 1998. Cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến