Hôm nay,  

Đi Ăn và Đi Đêm

13/07/201600:00:00(Xem: 16159)

Tác giả: Chu Tất Tiến
Bài số 4866-18-30566-vb4071316

Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Từng là một chiến binh VNCH biết nhà tù cộng sản, rồi thành Hát Ô Một, tới Mỹ năm 1990, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây là bài mới viết cho Ngày Lễ Mẹ.

* * *

1. Đi Ăn Tiệm Người Mình

Người Việt Nam đi đến đâu thì mang theo Phở, rau răm, và rau húng đến đấy. Bây giờ, đi khắp thế giới, thấy chỗ nào có người Việt mà không thấy Phở và không thấy rau răm thì chỗ đó là... Việt Gian rồi! Mùi Phở đã bám vào quần áo, đầu tóc, và đầu óc người Việt mình đặc đến nỗi mình hầu như không bao giờ ngửi thấy nữa. Chỉ những người khác mầu da, chưa ăn Phở, mới ngửi thấy mà thôi.

Nghe nói những ngày mới di tản ra ngoại quốc, đầu tiên là nước Mỹ, chưa có nhiều tiệm Phở, bà con ta phải lái xe cả ngày mới tới được chỗ có tiệm Phở, và cảm thấy vui vẻ, khoan khoái móc ví ra, trả tiền cho chủ tiệm, không một chút cằn nhằn sao mà nấu dở thế, giá cả mắc thế, rau gì héo thế... Mấy ông bà chủ tiệm hồi đó phát tài nhanh như điện, nếu tên tiệm được người di tản nghe thấy.

Mãi cho đến khi bà con ta lủ khủ dắt díu nhau qua nhiều, tiền bạc cũng rủng rỉnh, tiệm bắt đầu mọc lên như nấm, góc nào cũng có Phở thì dân thưởng thức mới bắt đầu tăng dần đòi hỏi lên. Trước là tìm tiệm nào nấu ngon, rau tươi, ít mùi hôi, rồi phong cách tiếp đãi, rồi trang trí tiệm, rồi tới "lô kê sân" tức là vị trí tiện lợi. Nhiều yêu cầu được đặt ra từ từ, để những ông bà chủ nào thiếu kinh nghiệm thích ứng thì sẽ ngủm củ tỏi, tưng bừng khai trương và âm thầm đóng cửa. Cho ăn "dơ" thì "tiêu tán đường" lẹ nhất. Chỉ vài tháng ngồi ngáp vặt là đi đoong ngay trăm ngàn đô la liền một khi. Đôi khi vì "lô kê sân" có "huông" nữa.

Nhiều nhà hàng đổi chủ như chong chóng, vài tháng lại tên mới, mà quái lạ, các ông chủ bà chủ đi sau hình như không cảm thấy có "huông" hay sao đó, mà cứ cắm đầu cắm cổ mở tiệm tại những chỗ đã làm thịt bao nhiêu chủ trước rồi! Hình như họ tự tin mình có tài hơn người khác, ai chết mặc bay, ta cứ nhào vô, rồi sẽ khá!

Người ngoài cuộc nhìn vô, sáng nước là thấy liền những điểm không thể mở tiệm được như Parking quá ít, chỉ có hai ba chỗ thì làm sao mà ăn với uống! Hoặc góc quẹo vào rất khó, đang ở ngã tư mà muốn phóng vào tiệm thì phải mắt trước mắt sau, ào vào một cái, hú hồn hú vía, tấp vào một lần rồi thì lần sau có mời cũng không đi.

Nhiều tiệm thì chật chội, kê được có chục cái bàn, đi ra đi vô phải né nhau, kẻo đụng vào người bưng phở, ướt mất áo đẹp! Có tiệm tạm được về đồ ăn, giá cả, tiếp đãi nhưng lại hứng ánh nắng chói chang, buổi trưa buổi chiều là chào thua, chả ai dám ngồi vào để vừa ăn vừa tắm nắng. Phở nóng, cà phê nóng, nước trà nóng, lại thêm cái cửa sổ nóng, thì mồ hôi mẹ mồ hôi con chẩy tràn ra mặt. Có tiệm lại mở ở chỗ toàn nói tiếng Mễ, hoặc trên đường mà xe phóng như điên, không ai kịp ngừng lại nhìn vào...

2. Đi Đêm

Hồi ở Việt Nam, còn trẻ trung, không biết đến chuyện “ĐI ĐÊM” là gì? Nói trắng ra, đó là đi tiểu ban đêm. Sang Mỹ, và tới lúc lớn tuổi, thì mới biết đây là đề tài phiền muộn nhất vì điều này xẩy ra với hầu hết các quý vị lớn tuổi, nam cũng như nữ.

Nói chuyện với những người lớn tuổi, khoảng 60 trở lên, đều thấy mắc chứng bệnh khó chịu này, tuy không làm phiền đến đời sống ban ngày, nhưng lại là một điều khá phiền muộn về ban đêm: Đi tiểu ban đêm. Có những vị đi đêm tới 3 lần! Một đêm ngủ trung bình cho người lớn tuổi là 7, 8 tiếng mà phải thức dậy 3 lần tức là cứ khoảng 2 tiếng lại phải ngồi lên, đi chập choạng vào “phòng nghỉ ngơi” (restroom!) trong khi mắt nhắm, mắt mở thì phiền lắm. Nghe nói một số vị bô lão phải mặc tã để bớt thức dậy (bớt, chứ không thể không thức dậy!) vì tã chỉ có thể giúp chứng “tiểu són”, chứ không thể là chỗ chứa cả lít nước tiểu. Thực tế, đây là một vấn đề nan giải cho y khoa vì có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh này, mà người Mỹ gọi là “NOCTURIA”.

Theo những tài liệu y khoa trên Net, người Mỹ (và dĩ nhiên, người Mỹ gốc Việt chúng ta) bị chứng “NOCTURIA” có thể từ các hóa chất trong thuốc uống, chất Caffein và rượu làm kích thích bàng quang khiến cho phải đi tiểu đêm. Ngoài ra, còn các nguyên nhân sau đây:


1 - Bệnh khó thở trong khi ngủ (Sleep Apnea): người bệnh bị ngáy rất to, vì phải thở mạnh khi đường đi của khí quản bị nghẽn. Người mắc bệnh này phải dùng một máy thở ban đêm, để tránh cho trường hợp tim bị đứng bất thình lình.

2 - Bệnh tim: Ban ngày, chất lỏng tụ ở chân, làm cho tim không thể đập bình thường. Ban đêm, khi nằm ngủ, chất lỏng có cơ hội chẩy ngược lên trên, kích thích đường tiểu.

3-Bệnh mập phì: Lượng đường tăng trong thận làm kích thích nhiều nước tiểu

4 - Tuổi già: Nhiếp hộ tuyến của người lớn tuổi dãn lớn, làm cho bàng quang hoạt động mạnh.

Vì thế, chữa trị căn bệnh này, tuy nhìn thấy đơn giản nhưng lại rất khó khăn. Người viết bài này xin chia xẻ một kinh nghiệm tập luyện riêng chống lại việc đi đêm khá thành công cho cá nhân mình từ nhiều năm nay, ngủ một lèo 7,8 tiếng không thức dậy một lần nào. (Vì không có những khảo sát khoa học để chứng minh, nên chỉ mong phổ biến trong sự dè dặt, nghĩa là tùy sinh hoạt của từng người, tùy cơ thể mà kết quả tốt đẹp hay không, nên nếu không thấy kết quả sau khi tập thử, thì cũng xin áp dụng câu: “Phước Chủ, May Thầy” nhé.)

A - Mục đích của việc tập luyện: Tập cho chất lỏng không tụ lại ở chân, tập điều dưỡng hơi thở, tập vận động bắp thịt tại khu vực Thận.

B - Phương pháp tập luyện: Buổi tối, trước khi ngủ chừng 1 tiếng đồng hồ, tập các động tác ở cổ chân, chân, và bụng.

1 - Xoay cổ chân. Ngồi dưới sàn, chân trái gác lên chân phải, tay trái cầm cổ chân trái, tay phải nắm lấy bàn chân trái, xoay vòng bàn chân nhiều lần, từ trái qua phải rồi từ phải qua trái, mục đích thúc đẩy chất lỏng tụ ở cổ chân tan loãng vào các phần khác trong cơ thể. Đổi chân. Làm như trên với cổ chân phải. (Phương pháp này cũng giúp chống bệnh phù ở cổ chân, có thể gây ra bệnh tim).

2 - Chạy tại chỗ: Chạy nhè nhẹ tại chỗ trên thảm mềm (không chạy trên sàn gỗ vì sẽ bị đau gót chân.) Chạy nhíp nhíp, không nhấc chân lên cao, đếm từ 1 đến 200 (sau khi tập nhiều lần sẽ tăng dần đến 500.) Cố giữ nhịp thở đều hòa, không thở gấp. Khi thấy mệt và bắt đầu thở gấp thì chạy chậm lại và ngừng để nghỉ vài phút rồi chạy tiếp.

3 - Hullahup: Xoay vòng bụng. Hai tay chống hông. Từ từ xoay vòng bụng như đang quay vòng Hullahup, đưa bụng từ trái ra trước, sang phải, qua sau, trở lại trái… Làm chừng 20 vòng bắt đầu từ trái rồi ngược lại 20 vòng băt đầu từ phải.

4 - Nằm thẳng, đưa chân lên cao: Nằm ngửa, từ từ đưa thẳng (không cong) 1 chân lên cao, khi chân thẳng góc với thân mình thì giật nhanh và mạnh vào phía bụng rồi hạ chân xuống, đếm từ 1 đến 10. Đổi chân, cũng làm 10 lần. Sau một thời gian thì tăng lên đên 20 lần một chân.

5 - Tập nín thở: Nằm thẳng, ngửa mặt lên trời, hai tay giang ra hai bên, từ từ đưa cao chân trái về phía bên phải cho đến khi chân phải (thẳng) gác hẳn và hết qua bên trái. Cố sao cho ngón chân trái gần chạm đất ở bên phải. Giữ chân thẳng như thế sao cho bắp thịt bụng xoắn lại. Hít vào chậm chậm: đếm từ 1 đến 5. Nén hơi: đếm đến 3. Thở ra chầm chậm. Hít thở và nén hơi như vậy 3 lần. Đổi chân. Cũng hít thở và nén hơi như trên. Làm nhiều lần như vậy. Động tác này cũng giúp cho vòng bụng nhỏ lại. Đồng thời, giúp điều hòa hô hấp cũng như kích thích những bắp thịt liên hệ đến thận và nhiếp hộ tuyến.

Trong khi tập luyện, phải kiêng bớt cà phê và rượu. Không uống cà phê, nước trà vào buổi chiều. Buổi tối, sau khi ăn cơm chiều, không uống nước nữa, (có thể uống thuốc trước khi ngủ với một số bệnh, nhưng uống vừa đủ thôi.) Để bù lại sự thiếu nước vào ban đêm, thì buổi sáng thức dậy, uống từ 2 đến 4 ly nước, trước khi ăn sáng. Phương pháp uống nước vào buổi sáng cũng giúp trị được khá nhiều bệnh tật về gan, thận, tim, và thần kinh. Ngoài ra, nên tập Thiền vì Thiền giúp ổn định lại hệ thống thần kinh, giảm bớt kích thích, căng thẳng, làm cho các cơ quan trong cơ thể có cơ hội tự điều chỉnh những sai sót nếu có, mà không cần đến thuốc men phụ giúp.

Chu Tất Tiến

(Một lớp khí công và Thiền, tập để tự trị bệnh, không nhận học phí vẫn mở tại võ đường Judo tại Garden Grove vào mỗi sáng chủ nhật từ 8 giờ 30 đến 10 giờ. Địa chỉ: 10706 Garden Grove Blvd, Garden Grove, California.)

Ý kiến bạn đọc
15/08/201603:50:21
Khách
Anh Chu Tất Tiến ơi!
Bài anh viết rất bổ ích cho những cụ lớn tuổi như chúng tôi. Cảm ơn anh. Tôi là niên trưởng ở Thủ Đức của anh đây. Nhưng tôi thích nhất những bài anh viết chống cọng, vạch trần sự xảo trá, bịp bợm của bọn chúng. Hoan hô anh Tiến.
13/07/201619:18:19
Khách
Hay. Nhất là phần nhà hàng, location, đọc thấy tức cười lắm.
13/07/201616:52:15
Khách
Kính anh Tiến,
Có bài anh là đọc ngay vì có nhiếu bổ ích cho seniors. Chúc anh luôn khỏe.
Lê Văn
13/07/201616:33:06
Khách
Theo phương pháp Thôi miên để chữa benh thì cách tập đơn giản hơn nhiều mà kết quả lại rất cao .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 863,854,581
Tôi chầm chậm đậu xe vào cái chỗ quen thuộc của tôi mỗi sáng chủ nhật, đó là một mảng lề thoai thoải giữa chừng con dốc, được thêu vá bởi màu sắc hoa Vàng Anh và cỏ dại. Bên kia là một cái park rộng thênh thang với những nhánh thông xanh nếu nhìn một lần sẽ không rõ là thiên nhiên hay là tranh vẽ,
Anh đã từng ghé lại Câu Lạc Bộ, Anh nói chuyện với anh em với tất cả hào khí của người lính! Anh khẳng định: Sống là chiến đấu, là chấp nhận thử thách! Đôi khi đời không yêu ta, ta cũng phải há mồm cắn vào nó, ghì chặt nó, như xích của tank cạp lấy mặt đường, bùn lầy
Sau khi tham dự thánh lễ Phục Sinh về, đang ngồi viết lại những kỷ niệm buồn vui của đoạn đường di tản từ bãi biển Non Nước đến Cam Ranh rồi Vũng Tàu và chấm dứt đời lính tại căn cứ Sóng Thần vào sáng 30-4-75 thì con gái tôi gọi chỉ cho coi ca sĩ Chế Linh trong bộ quân phục
Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp, cô sang Mỹ và hiện đang vừa làm việc và vừa học thêm về Management Information System.   Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là “Làm Lành Vết Thương Xưa”, kể chuyện gặp gỡ
Tôi cởi tung quân phục, xếp gọn gàng lại, đặt trên đầu giường. Tôi nhìn đôi lon trung úy lần cuối. Nhìn chiến hạm lần cuối. Nhìn những bậc thang lên đài chỉ huy, như đưa tôi lên đài danh vọng thuở nào. Nhìn những bậc thang dẫn xuống hầm tàu, dẫn xuống lòng nước - như chôn vùi tuổi tên, chôn vùi cả một cuộc đời
Đào Như là bút hiệu của   Bác sĩ Đào Trọng Thể, tác giả đã được trao tặng giải Viết Về Nước Mỹ 2005,   "Tác Phẩm Xuất Sắc Nhất", với các bài “Tự Khúc”, “Dấu Chân Người Lính.” Trước 1975, ông là một y sĩ tiền tuyến chuyên về phẫu thuật. Định cư tại cư dân Oak Park, IL (vùng Chicago) Hoa Kỳ, ông là chuyên gia
Sau khi tham dự thánh lễ Phục Sinh về, đang ngồi viết lại những kỷ niệm buồn vui của đoạn đường di tản từ bãi biển Non Nước đến Cam Ranh rồi Vũng Tàu và chấm dứt đời lính tại căn cứ Sóng Thần vào sáng 30-4-75 thì con gái tôi gọi chỉ cho coi ca sĩ Chế Linh trong bộ quân phục
Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp, cô sang Mỹ và hiện đang vừa làm việc và vừa học thêm về Management Information System.   Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là “Làm Lành Vết Thương
Tác giả định cư tại Hoa Kỳ từ 1987, hiện là một bác sĩ đang hành nghề tại quận Cam . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là "Hạnh phúc rất đơn giản" kể chuyện về cách nhìn, cách nhận chân hạnh phúc của người phụ nữ Việt tại Hoa Kỳ qua ba hoàn cảnh sống khác nhau. Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Cường đang đọc lại cuốn sách "Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống” của dịch giả Nguyễn Hiến Lê mang từ Việt Nam qua Mỹ bỏ nằm ụ trên kệ sách mấy năm rồi mà không có thì giờ rảnh rỗi để nghiền ngẫm.   Hôm nay nhân ngày lễ, ông lấy được một tuần lễ Vacation đầu tiên sau bao năm lận đận với công việc
Nhạc sĩ Cung Tiến