Hôm nay,  

Cái Cùi Xoài và Mẹ

19/08/201600:00:00(Xem: 15478)

Tác giả: Y Châu
Bài số 4894-18-30594-vb6081816

Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết, tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới viết cho mùa Vu Lan của tác giả là chuyện “tháng Bẩy mùa xoài” và chuyện bà mẹ Việt ở Florida phơi hạt xoài ươm giống trồng cây.

* * *

blank
Cùi xoài được phơi khô ươm giống trống cây.

Thời tiết bốn mùa khác biệt, khi thì nắng nóng cháy da, khi lạnh giá tuyết băng,... Lá non nõn nà rồi cũng úa vàng rơi rụng. Đúng định kỳ, dù thời gian ngắn hay dài cây trồng phải đơm hoa kết trái, chu kỳ diễn ra liên tục, đó là sự sống của muôn loài, vạn vật trên quả đất. Con người đều mến thiên nhiên, yêu hoa, thích quả. Những nhu cầu nầy được thể hiện bằng những ngày hội sau mùa gặt hái từ ngàn xưa, có tính cách địa phương trong thôn, xóm; rồi theo sự phát triển thành những hội chợ lớn hơn có tính cách quốc gia, quốc tế.

Hội chợ hoa, hằng năm luôn có nhiều hội chợ, để tôn vinh những loài hoa, những nhà nông, những nghệ nhân đã cực nhọc làm ra sản phẩm cho mọi người chiêm ngưỡng:

Hội chợ hoa Chelsea, ở Luân Đôn, Anh quốc.

Hội chợ hoa Bloemenmarkt, ở Amsterdam, Hòa Lan.

Hội chợ Epcot Internatioanl Flower Garden Festival, Disney World, Orlando, Florida...

Hội chợ những trái bí rợ, đủ loại, từ những trái màu vàng "bí", những trái hình dáng ngộ nghĩnh như: "bình hồ lô",... Đặc biệt, có giải thưởng dành cho người trồng được trái bí nặng ký nhất. Năm 10/2015, ông Steve Daletas, từ tiểu bang Oregon, trồng được trái bí nặng nhất 893 kg, lãnh giải thưởng $ 11,814.00 (nhưng kỷ lục thế giới, trái bí nặng nhứt là 1,035 kg, năm 2014 của một nông dân người Đức).

Hội chợ xoài tại Fairchild (Mango Festival at Fairchild, Miami), hằng năm vào tháng 7. Ngoài việc trưng bày những trái xoài nổi tiếng khắp mọi nơi trên thế giới, từ Á châu, Mỹ châu, những sản phẩm làm từ trái xoài, nước cốt xoài,... Họ còn tổ chức thi hoa hậu "xoài", để thu hút du khách, những người "hảo ngọt" mê xoài. Đương nhiên là ban tổ chức sẽ thâu tiền vào cửa, khoảng $20.00 mỗi người. Họ còn giới thiệu website, nếu khách hàng muốn có thể đặt mua.

Miền Nam tiểu bang Florida, nằm gần đường xích đạo, nóng ẩm, mưa nhiều; nên những cây ăn trái nhiệt đới rất dễ trồng, trong đó có xoài. Dân địa phương, trước hay sau nhà thường có cây xoài, khoảng tháng ba, tháng tư thì nó đơm hoa kết trái. Đến tháng Sáu những trái xoài non, sau những trân mưa giông rụng đầy dưới gốc cây; tôi đi lượm, rồi gọt vỏ, xắt từng miếng mỏng ngâm với nước muối-đường, chừng vài ngày lấy ra ăn, vừa chua vừa mặn... thật tuyệt. Không lâu lắm, sẽ có những trái xoài chín đầu mùa.

Tháng Bẩy, đến mùa xoài, đi đâu cũng thấy xoài. Một hôm đi chợ Winn Dixie Supermarket mua một ít đồ dùng, tôi thấy có một người Á đông đang đứng trong khu vực bán xoài. Tôi đến gần làm quen:

- Xin lỗi, tôi có thể nói tiếng Việt Nam? Anh quay người lại, nhìn tôi:

- Tôi là người Việt Nam.

Anh tên là K. Hoàn, ở khu Đông Nam, cách nhà tôi chừng 10 dậm, là dân Miami kỳ cựu. Tôi hỏi anh thích xoài không, có đi hội chợ xoài Fairchild, khai mạc ngày 9 tháng 7. Anh vui vẻ trả lời:

- Tôi rất mê xoài, nhưng chưa có dịp đi hội chợ xoài Fairchild!

Và mời tôi đến nhà anh, làm quen.

Một ngày cuối tuần, theo địa chỉ chúng tôi đến nhà anh; căn nhà xinh xắn, rộng rãi, có hồ bơi nước xanh trong vắt,... Anh dẫn chúng tôi ra miếng vườn nhỏ sau nhà, có trồng đủ loại cây ăn trái. Anh giới thiệu cây xoài nhỏ còn chừng hơn chục trái; trái nhỏ "voi voi" như xoài thanh ca, chỉ để ăn sống, cơm xoài dẽ dặt ngon hơn xoài tượng của Việt Nam. Tôi xen vào:

- Trái xoài nhỏ xíu, ai ăn ai nhịn. Anh cười:

- Của ít lòng nhiều, mới quí.

Anh giải thích, từ khi mua căn nhà nầy đã có hai cây xoài gần bên nhau; một thì chỉ ăn sống, một thì chỉ ăn khi chín mới ngon.

Khi từ giã ra về, anh tặng cho tôi trái mít nghệ lớn, một mớ nhãn, mấy trái xoài.

Vài ngày sau, đứa con về Cali., tôi cắt trái mít cho vào bọc nhựa gọn gàng đem đi; khi "check in" hành lý, mùi mít thơm nồng nặc, bọc mít phải bỏ vô thùng rác, thật là tiếc, của quí!

Một hôm tôi gọt trái xoài ăn sống. Đúng như anh nói, trái xoài cơm nhuyễn, không xơ, thơm tho như có mùi thuốc, khi ăn thì không muốn dừng lại, là lần đầu tiên tôi được thưởng thức.

Tôi kể chuyện trái xoài của anh K. Hoàn cho nhiều thân hữu nghe. Trong đó có bà Năm ở quận Cam, bà thích trồng cây trái nhứt là những cây trái lạ khó trồng. Hiện nay chỉ với miếng đất nhỏ xíu sau nhà, bà trồng đủ thứ nào là: táo tàu táo ta, hồng dòn, thanh long ruột đỏ,... đến những cây trái nhiệt đới, nó chỉ ra hoa rồi rụng nụ hết!

Bà nhờ gởi giống xoài mới cho bà!

*

Mấy ngày qua, bà Năm ít ra sau vườn, bà chống gậy đi ra trước nhà, đợi người đưa thơ, chờ thùng quà có trái xoài.

Khoảng giữa trưa, chú phát thơ thoăn thoắt bước tới cửa, hai tay đưa thùng quà cho bà thật lễ phép, rồi vội vã đi qua nhà kế bên, chưa kịp nghe lời cám ơn của bà. Bà vô nhà, mở thùng quà có ba trái xoài nhỏ xíu, thua xa mấy trái xoài bán ngoài chợ! Bà nóng lòng, lấy dao gọt ra ăn thử một trái, còn hai trái để dành cho đứa con trai và con dâu.

- Ôi chao! Đúng là xoài "vua" (xoài "vua" là tên bà đặt).

Bà Năm lầm bầm, khi ăn miếng cơm xoài cuối cùng trên cùi xoài.

Bà đem ra sau "garage" trịnh trọng hong nắng cái cùi xoài, chuẩn bị ươm giống. Bây giờ bà cảm thấy khoẻ khoắn, bớt đau nhứt...

- À quên.

Bà lấy điện thoại gọi qua Miami thông báo đã nhận được thùng quà, có trái xoài "vua".

Hôm sau, bà ra coi lại cái cùi xoài. Ủa. Sao lạ vậy? Trống trơn; nó không cánh mà bay! Ai là tác giả? Không lẽ là mèo, chuột tha đi. Không phải là nàng dâu chứ! Vì khi bà ra "garage" thì thấy thấp thoáng bóng nàng.

Bà đợi đứa con trai về, hỏi cho rõ ràng.

Bà Năm có nhiều con, có trai có gái và một đàn cháu, chắt; nhưng bà chỉ thích ở với người con trai nầy thôi. Nó ăn nói nhẹ nhàng, hiền hậu, giống như tía nó, luôn chìu theo ý bà, nhưng con dâu, dầu sao cũng là người dưng.

Hơn chục năm trước, mẹ nàng lâm trọng bệnh, không ở nhà thường xuyên. Từ khi mẹ ruột mất tất cả tình thương, nàng dành hết cho bà mẹ chồng, là hình ảnh của bà mẹ già yếu bệnh tật, cần phải chăm sóc. Khi thì đi bác sĩ, đi chợ,... đều do nàng dâu.

Bà Năm có bệnh lãng tai, người khác nói lớn bà mới nghe được và khi bà nói cũng lớn lắm, nhưng bà không biết. Mỗi khi bà nói chuyện với ai, cả nhà đều nghe hết. Chuyện trái xoài "vua", đến cái cùi xoài mọi người biết rõ, chỉ có bà coi đó là bí mật!

Người con trai thấy mẹ ngày càng già yếu, bắt đầu đem cùi xoài ươm giống quá vất vả, té ngã bất ngờ nguy hiểm vô cùng. Nói ra sợ mẹ giận, nên "lén" đem dấu cái cùi xoài, rồi từ từ giải thích với bà sau, không ngờ,...

Sau khi đi làm về, vừa bước vô nhà, nghe tiếng của mẹ hậm hực:

- Con trai, con có thấy cái cùi xoài, mẹ phơi ở "garage"?

Đứa con thấy thái độ thất thường của mẹ, nên nhẹ nhàng:

- Bộ mẹ muốn trồng xoài hả, con tìm cho, chắc là để cao quá nên bị rớt.

Đứa con nhanh nhẹn lấy cái cùi xoài mà mình cất dấu, đưa cho bà mẹ. Bà mừng rỡ cầm cùi cùi xoài, chống gậy đi ra sau vườn. Đứa con nhìn theo, bóng người mẹ khuất dần...

Bóng chiều, chênh chếch về Tây
Mẹ già, ươm hột trồng cây, trồng người
Hai sương, một nắng dưới trời
Mẹ cha, đâu thể sống đời với con
Vườn cây, trĩu quả ngọt ngon
Mỗi khi ăn quả, nhớ ơn mẹ trồng.

Y Châu

Ý kiến bạn đọc
24/11/201617:06:10
Khách
?????????????
==============
Vui lòng viết tiếng Việt có dấu. Tiếng Việt không dấu dễ sinh ra những nhầm lẫn như thí dụ sau đây
------------------
Tai day co ban dam. Gia $100/L
------------------
VB Admin
21/08/201621:36:11
Khách
Tui cũng mê trồng cây ăn trái vn lắm, ngặt nổi ở xứ lạnh nên bưng ra bưng vô, biết là không thể có trái được, nhưng cũng vui, đó là những viên thuốc bổ quí vô cùng. Xoài thái loại ngọt lúc còn xanh khó trồng lắm, hột cứ chai cứng ra không chịu nẩy mầm. Trồng từ hột cho đở tốn tiền. Thấy hột nấy mầm là mừng quá chừng, quí lắm.
19/08/201620:26:45
Khách
Ước gì các Bà Mẹ đều có những đứa con và những nàng dâu hiếu thảo như vầy. Thật hạnh phúc khi tuổi già được con cái thương kính. Xin chúc phúc cho những đứa con biết nghĩ đến các đấng sanh thành.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 862,854,383
Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, Giảng Viên Anh ngữ trường Sinh Ngữ Quân Đội, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO9, hiện định cư tại Greenville South Carolina. Từ năm 2002, ông đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ giá trị. Sách đã xuất bản: "Hành Trình Về Phương Đông." Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả đã góp nhiều bài viết giá trị và có tên trong danh sách chung kết giải thưởng Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIÌ, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.
Tác giả là một nhà thơ quân đội. Trước 1975, ông là một sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông cũng tham dự nhiều sinh hoạt cộng đồng tại San Diego và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên. Năm nay, Phạm Hồng Ân là tác giả vào danh sách chung kết giải thưởng Việt Báo 2012. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả họ Vũ, cư dân Bắc California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Giấc Mơ Thiên Đường”, truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn. Tiếp theo, “Trường Đời: Học Làm Chồng” và “Số Đào Hoa” cho thấy tài kể chuyện duyên dáng của tác giả. Sau đây là bài viết mới nhất.
Có một lúc nào đó trong thời thơ dại, bạn tôi mơ trở thành vận động viên thể dục (gymnastics Olympian ) đi dự thi đại hội thể thao của thế giới được tổ chức mỗi bốn năm.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên từ 2009. Sang năm 2011, với bài “Nằm Trong Hộp Gỗ, Trông Lên” và nhiều bài đặc biệt khác, ông là tác giả được bình chọn vào danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2012. Bài viết mới sau đây tiếp tục cho thấy cách viết linh hoạt vui vẻ của tác giả.
Tác giả Nguyễn Quang sinh năm 1947 tại thị xã Quảng Trị, cư dân Nam California, là chủ tịch Hội Ái Hữu Quảng Trị. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông từ năm 2007, kể về người thầy dạy Việt văn tại trường trung học Nguyễn Hoàng, Quảng Trị gần nửa thế kỷ trước. Sau đây là bài viết thứ hai, vẫn là chuyện kể về những thầy bạn cũ.
Tác giả là cư dân Austin, Texas; Công việc: y tá trưởng trong một bệnh viện thành phố, đã góp nhiều bài viết sống động và nhận giải vinh danh tác giả Viết về nước Mỹ 2006.
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng dự phần biên tập, chủ biên các báo Ca Dao, tuần báo Trẻ, Thời Báo... Phan cũng từng góp nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị và đã nhận giải danh dự Viết Về NướcMỹ. Bài mới của Phan là chuyện đi coi nhà để mua tại Dallas.
Tác giả sống tại Ottawa, Ontario, Canada từ 1980. Bút hiệu là tên trường học nơi Minh Thành từng dạy môn Sinh - Hoá từ cuối thập niên 70. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Minh Thành kể chuyện gia đình "Người Mỹ Hàng Xóm.". Bài gần nhất là: “Nội soi ruột già.” Bài mới được ghi là “Thuật lại lời kể của người anh họ tôi.”
Nhạc sĩ Cung Tiến