Hôm nay,  

Căn Bịnh ... Bỏ Quên

05/09/201619:01:00(Xem: 13279)

Bài số 4907-18-30607-vb2090516

Tác giả Nguyễn Đức Trọng, tuổi lục tuần, cựu sinh viên Chính Trị Kinh Doanh, Viện Đại Học Đà Lạt, hiện là chuyên viên ngân sách cho Fairfax County, tiểu bang Virginia. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông từ 2004, “Lạc Lối Đến... Thiên Đàng: Yellowstone Park” là một du ký về vùng lâm viên lớn nhất của nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới.

***

Giong bác sĩ B. thật trong và rõ ràng "Kết quả của việc soi tim cho thấy hai trong ba mạch máu chính đưa máu về tim của ông đã bị nghẹt 100%. Để chữa trị tình trạng này, chúng tôi đề nghị là cần giải phẫu tim để câu thông hai mạch máu này".
Dù y tá lúc này đã chỉ cho tôi hai chổ bị nghẹt trên đó hình, tôi vẫn muốn biết thêm là nguyên nhân vì đâu tôi vẫn không cảm thấy chị sức khỏe thay đổi, ngoài chuyện bị rang ngực mỗi khi đi bộ nhanh hoặc lên dốc sau khi ăn.
Bà bác sĩ B. cho biết là do nhờ mạch máu bên trái còn lại hoạt động tốt nên tạm bơm đủ máu với oxy cho các cơ tạng. Ngoài ra, nhờ trái tim tự động tạo vài đường nối nhỏ li ti, câu dẫn qua hai nơi bị kẹt nên ông chưa cảm thấy khác biệt bao nhiêu.
Bác sĩ B. giải thích thêm là nếu mach máu chỉ bị nghẹt 60% đến 80%, bà có thể dùng bong bóng làm thông nơi bị nghẹt và sau đó gắn "stent" vào giúp cho mạch máu nơi bị nghẹt vững chắc hơn. Nhưng khi bị nghẹt trên 90% thì phải làm nối mạch máu để câu vòng qua nơi bị nghẹt (heart by-pass surgery).
"Với tình trạng như vậy, còn có giải pháp khác không? Trong tương lai có còn bị kẹt nữa không?"
Bác sĩ B. cười trả lời là việc câu nối mạch máu bên ngoài chỉ là cách giải quyết tình trạng hiện tại mà thôi, không bảo đảm chuyện lại có thể bị nghẹt mạch máu trong tương tương lai. Đó là chưa kể việc tôi phải uống thuốc giúp máu lưu thông điều hoà hơn suốt đời. Nghe câu trả lời là phải uống thuốc suốt đời làm tôi nản quá chừng. Cố gắng hỏi thêm một câu nữa "Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi không chịu giải phẫu, và có gắng thay đổi cách ăn, cũng như sinh hoạt". Bác sĩ B. kiên nhẫn trả lời "Tim của ông hiện tại vẫn hoạt động tốt, sức khỏe của ông vẫn bình thường, việc thay đổi ăn uống, sinh hoạt chỉ là giúp các mạch máu còn lại không bị nghẹt. Dù vậy, hai mạch máu bị nghẹt vẫn không thể nào tự thông trở lại. Trong tương lai nếu có bị kích tim (heart attack) thì đó sẽ là một trận kích tim thật nặng (major heart attack)."
Việc phải làm quyết định mổ hay không mổ, đúng là khổ cho chúng tôi. Bác sĩ thì muốn thực hiện càng sớm càng tốt, trong vòng vài tuần. Chúng tôi xin phép được thảo luận riêng với nhau trước khi trả lời . Để chúng tôi có thể cân nhắc kỹ hơn, bác sĩ B. cho biết là theo thông kê trước nay, sác xuất tử vong của việc mổ tim câu dẫn mạch máu là rất nhỏ, chỉ có 1%. Sác xuất người bệnh cảm thấy khoẻ và tốt hơn sau khi mổ là 95%.
Thật tội nghiệp cho cô hàng xóm phải bỏ làm đi theo tôi và ngồi nghe những tin tức không tốt lắm về sức khỏe của tôi. Vừa mệt mỏi, nhức đầu về sức khỏe của bà già, sức khỏe của chính bản thân, nầy lại phải gánh thêm viễn vọng không khá được về chữa trị, thời gian hồi phục, v.v.
Chuyện bị rang ngực, làm soi tim, khám phá bị nghẹt hai mạch máu xảy ra chừng hai tháng nay, vừa làm tôi mệt với những buổi hẹn đi gặp bác sĩ, làm thử nghiệm, v.v. Đó là chưa kể tìm đọc qua Internet, sách vở về hoạt động của quả tim, cách ăn uống để tránh mạch máu bị nghẹt có thể dẫn đến việc bị kích tim (heart attack), xuất huyết não (stroke), chân cẳng tê liệt, v.v. Tôi cũng có dịp hồi tưởng lại suốt quá trình cuộc sống của mình đã qua, nhất là từ ngày bước vào ngưỡng cửa trung học.
Từ ngày con nhỏ, tôi ăn uống rất nhiều kẹo bánh đủ thứ hết, nhưng lại rất ít ăn rau cỏ. Mãi đến học lớp Đệ Tam, mới nhận sự sai lầm, tôi mới bắt đầu tập ăn nhiều rau cỏ hơn. Một phần vì hoạt động, thể dục nhiều, tôi vẫn chưa bỏ được thói quen ăn uống nhiều, thường là gấp đôi thiên hạ.
Lúc ở Dalat, theo học CTKD, tôi đã cảm thấy ngực bị rang khi phải đi bộ trở về nhà, hay leo dốc từ đường Phân Định Phừng lên đường Hàm Nghi nơi nhà thờ Tin Lành, sau những bữa cơm tháng từ quán Bà Duyên. Đoạn đường dốc này chỉ cao chừng 15-20m, nhưng tôi phải đứng nghỉ ít ra là hai lần, nữa chừng và đầu dốc, cho tim đập lại bình thường. Hôm nào may lắm thì gặp anh bạn Đoàn Đình Hồng và ông Trung Úy Thành làm ở Toà Tỉnh ăn chung. Sau đó là được ông Thành cho đi ké xe Jeep về nhà. :-) Con chuyện đi hai đoạn đường dốc liên tục từ đường Phan Đình Phùng băng lên Hàm Nghi, rồi từ Hàm Nghi leo dốc chùa Linh Sơn lên đường Võ Tánh là tui tránh. Suốt 4 năm học, tui chỉ dám đi bộ một lần duy nhất đoạn đường này rồi thôi.
Vì thấy tôi bị rang ngực mỗi khi leo dốc sau bữa ăn, bà má nuôi liền kéo tôi đi gặp bác sĩ Cát, một chuyên gia về mắt và tim ở Saigon, để thử nghiệm "điện tâm đồ" cũng going như làm "stress test" bây giờ ở Mỹ. Bác sĩ Cát cho biết là tôi có vấn để với tim và chỉ khuyên là tôi cần ăn uống kỹ lưỡng hơn, cũng như tập thể dục thường xuyên. Ông chẳng cho uống thuốc gì cả. Năm sau 1974, nghe tiếng bác sĩ Võ Sum, tôi đến để ông khám và cho ý kiến. Ông bảo tôi chạy thử tại chỗ trong 5 phút, khám tim và đo áp huyết cẩn thận. Ông cho biết là dù tim có kém hơn bình thường, nhưng nếu tôi điều độ và tập thể dục thường xuyên sẽ không có vấn đề. Nghe thế là tôi hân hoan ra về, nghĩ rằng chuyện tập thể dục là không có gì phải lo vì tôi thường tập thể dục nhiều hơn ai hết, còn chuyện ăn uống thì cố gắng ăn nhiều rau hơn là xong.


Rồi cơn bão dữ với làn "sóng đỏ" tràn ngập miền Nam VN đã làm tôi trôi giạt nửa vòng trái đất. Mãi lo làm việc, kiếm sống, lâu lâu rảnh thì lang thang đó đây, tôi quên bẵng và không còn nhớ đến chuyện rang ngực hay đau tim gì hết.
Bây giờ ngồi nhìn lại mình và các tài liệu, tôi mới nhận ra lý do tại sao tôi dễ thấm cái lạnh hơn người khác. Đó là vì cái mạch tim chính bên phải bị yếu hay bị nghẹt, nó là nguồn cung cấp máu giàu khí oxy cho hai lá phổi. Những khi vô ý, tôi thường hay bị sưng cuống phổi vào mùa thu, mùa đông và ho dai dẳng cả vài tuần mới hết. Mạch máu chính bên trái của tim, chia ra làm hai, và hai nhánh này cung cấp cho tất cả mọi nơi trong cơ thể. Hiện tại thì nhánh bên phải chạy phía trước quả tim bị nghẹt. Tóm lại là số lượng máu cung cấp cho quả tim hiện tại của tôi chỉ đạt tối đa là từ 40% đến 60%. Có thể đây cũng là lý do tôi thường chậm chạp trong mọi chuyện, từ cách suy nghĩ, phản ứng, và làm việc. Cô hàng xóm khi nghe tôi phân tích các chuyện này, nàng cười và phán "... đây là tại ông yêu nhiều quá nên tim mới ra có sự!" ?
Chuyện nghẹt mạch máu dù đa số là việc ăn uống, các chất dơ trong máu hội tụ với nhau động lên thành vách và làm nghẽn sự lưu thông của máu. Mạch máu cũng có thể bị nghẹt do sự thay đổi về thời tiết, như từ trong nhà nóng đi ra ngoài trời lạnh, hay từ nơi có máy điều hòa đi ra và gặp cái nóng gay gắt bên ngoài. Hoặc trong lúc tắm chẳng hạn, sự thay đổi nhiệt độ quá nhanh đã làm mạch máu thắt lại bất ngờ và không có người biết mà báo động để cứu cấp. Tôi đã có vài người quen lăn đùng ra chết sau vài hiệp đánh tennis, đang làm vườn ngoài sân. Ngoài ra sự thay đổi đột ngột về cảm xúc cũng có thể làm mạch máu thắt lại đưa đến kích tim, như gặp chuyện quá vui hay quá buồn. Từ ngày còn nhỏ, tôi để ý mỗi lần đọc truyện hay xem phim đến đoạn quá vui hay quá buồn là tôi nghẹn lời, không nói được, hay lac giong. Những lúc như vậy, tôi thường nhắm mắt, hít thở vài hơi chậm và sâu, giọng nói mới trở lại như bình thường. Do đó tôi rất ngại khi phải tranh luận với ai về bất cứ vấn đề gì.
Theo thống kê mới nhất của Mỹ, số người chết hàng năm do những chứng bệnh liên quan đến tim là 25% trong tổng số. Có nghĩa là cứ bốn người chết thì có một người chết vì bệnh liên quan về tim. Đọc thấy cũng dễ sợ thiệt!
Từ nhỏ tôi đã ngại các chuyện mổ xẻ, lúc nào cũng có gắng tự chữa bệnh qua cách tập thể dục đều đặn, ăn nhiều rau cỏ, lâu lâu lại làm thanh lọc, v.v. Đã vượt qua đoạn đường dài hơn 40 năm, không ngờ này lại vướng phải cái màn nghẹt mạch máu. Trước khi làm soi tim, tôi chỉ mong là nghẹt sơ sơ để có thể đặt "stent" vào, nhưng không ngờ là đã nghẹt cứng. Cách giải quyết hiện nay tại những bệnh viện đều là đề nghị làm "heart by-pass surgery", không còn lựa chọn nào khác.
Trong thời gian một năm gần đây, trường đại học Boston đã nghĩ đến một phương pháp uống thuốc làm mềm cục máu đông vào ngày hôm trước, ngày hôm sau sẽ cho đường giây soi tim hút bớt phần nào cục màu đông trước khi đi xuyên qua, rồi hút hết phấn màu đông còn lại, rồi đặt "stent" vào đó. Họ đã thử nghiệm thành công vào tháng 4/2016 với 6 bệnh nhân, và hình như hiện nay chỉ có một bệnh viện vùng vịnh Mexico thuộc tiểu bang Florida được phép của FDA thực hiện các cuộc phẫu thuật loại này.
Mỗi người có một lối sống, một cách nhìn khác nhau, nên cùng sự việc mọi người lại có một ý kiến khác nhau. Chẳng ai giống ai, và ai cũng có cái lý của mình. Tôi có mấy đứa em họ và người quen, đã ra đi lúc đang ngủ do bị kích tim và xuất huyết não, người thân còn sống kẻ thì than buồn, kẻ thì phán là sao nó sướng quá, ra đi mà chẳng phải bị đau đớn, hành hạ trên giường bệnh như nhiều người khác đã bị tê liệt cả nữa người bên dưới, sống khổ sở cả năm trời mới được chết, và làm khổ luôn cả mọi người chung quanh. Có ông bạn già sau khi mổ tim, làm 5 đường nối, làm xong thì than quá trời, đi đâu xa cũng không được và ngực lúc nào cũng đau lâm râm. Còn có tên giám đốc trong sở, nhờ đi chích ngừa trước khi qua Phi Châu leo núi, gặp người bác sĩ quen cho làm thử nghiệm thì mới hay là có 5 nhánh nhỏ bị nghẹt từ 90% trở lên. Thế là anh chàng xin được mổ luôn, bây giờ thì phơi phới đi chơi, khoẻ hơn trước khi mổ. Còn những người được thông tim đặt "stent" hay được mổ tim làm đường câu dẫn trong lúc bị ngất xỉu được đưa vào phòng cứu cấp, chúng ta có thể xem như là họ đang trên đường đi đến "suối vàng", nhưng vì nợ trần gian chưa dứt nên được cho phép quay về trả tiếp. :-)
Sau khi cân nhắc mọi chuyện, từ trong ra ngoài, tôi quyết định là sẽ làm mọi chuyện như các bác sĩ đề nghị vào cuối tháng 10/2016, sau chuyến đi họp mặt với bạn học cùng trường ở miền Nam Cali. Các bạn có nghĩ đến tối, chỉ xin vài phút nhắm mắt lại và gởi đến tôi những lời chúc lành qua tư tưởng là đủ lắm rồi. Trước giờ chúng ta cứ bị giới hạn với vật chất, hôm nay tạm dùng phương pháp "thần giao cách cảm" một chút cho vui. :-)
Nguyễn Đức Trọng

Ý kiến bạn đọc
28/09/201621:33:20
Khách
Anh Trong cho toi hoi tham, anh co quen biet nguoi ban nao ten Nguyen thoai Hoang hoc truong CTKD nam 1971 khong? Nam 81 toi con gap Chi, sau khi di vuot bien roi thi khong con biet tin Chi nua, xn chuc Anh duoc may man.
14/09/201603:34:51
Khách
Chào bạn Nguoinhaque, anh Trần Vinh,
Tôi có biết một chị tên Bạch Lan, người miền Bắc, tóc ngắn, khi tôi học hai năm cuối ở CTKD. Hình như chị định cư ở Cali thì phải.
Rất cám ơn lời chúc lành của quý anh chị .
N.Đ.Trọng
12/09/201602:49:35
Khách
Xin cho hỏi: Tác giả có bạn học nào tên Nguyễn thị Bạch Lan ở trường CTKD Đà Lạt không? Xin chúc lành!
06/09/201614:56:28
Khách
Một bài viết với nhiều chi tiết cần được biết về tim mạch. Lời văn dễ hiểu.

Cám ơn tác giả. Chúc tác giả có quyết định đúng đắn và được bình an.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 863,950,964
Sinh năm 1983, Kim Trần là tác giả trẻ tuổi nhất trong 12 tác giả vào chung kết Viết Về Nước Mỹ 2005 với bài viết ngắn nhất, 727 chữ, "Những bài học đầu tiên về nước Mỹ". Năm 2008, cô nhận thêm giải vinh danh tác giả với bài viết về ma tuý,v "Người Yêu Tôi: Một Con Nghiện." Sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm tại đại học Cal State, Kim Trần đã tự sáng lập "School First Learning Center" và hiện có 2 trường dạy kèm rất thành công tại Garden Grove và Westminster. Sau đây là bài cô mới viết.
Đây là bài đầu tiên của một tác giả người Mỹ trực tiếp viết văn bằng Việt ngữ. Email kèm bài viết được ông xưng danh là “Steve Brown tức là Sáu.” Ông chính là “người Mỹ yêu tiếng Việt” mà tác giả Donna Nguyễn đã kể trong bài “Việt Bút, Việt Báo và Chú Sáu.” Mới đây, khi nhắc tới tài làm thơ Việt của ông,
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, từng là Chủ tịch Hội Ái Hữu Ninh Thuận, hiện là cư dân Riverside, Nam Cali. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của ông có tựa đề “Fasting: Vô Chiêu Thắng Hữu Chiêu” gồm nhiều chi tiết đặc biệt sống động về việc điều trị bệnh động kinh. Sau đây là phần đầu.
Tác giả, một kỹ sư điện tử tại công ty Intel, Bắc California, đã 2 lần nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Năm 2009, giải danh dự, với bài "Tình Nghĩa, Nghĩa Tình" và Giải Vinh Danh Tác Phẩm 2010 -thường được gọi đùa là giải á hậu- với bài “Việc Làm Ơi, Mi Đi Đâu? Bài viết sau đây đã đăng trong báo xuân Việt Báo Tết Nhâm Thìn, 2012, nhưng chưa có trên online nên xin bổ túc.
Bài viết là chuyện về bé Ti, qua Mỹ 4 năm trước, khi mới 7 tuổi. Vì một tai nạn xe hơi, “Ti bây giờ không còn gì nữa, má đã chết, chân trái Ti bị cụt, tay trái bầm dập.” Có thể tác giả cũng chính là nhân vật trong truyện kể, một bé gái còn ở tuổi thiếu niên. Chúc bé an lành và mong Nhật Mai liên lạc lại với Việt Báo.
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục naêm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Sau đây là bài mới nhất của ông.
Tác giả là cư dân Austin, Texas; Công việc: y tá trưởng trong một bệnh viện thành phố, đã góp nhiều bài viết sống động và nhận giải vinh danh tác giả Viết về nước Mỹ 2006. Bài mới của cô là một truyện gia đình Việt Mỹ và tình yêu đồng tính.
Tác giả dự viết về nước Mỹ từ năm đầu, từng nhận giải tác phẩm xuất sắc 2002, giải Việt Bút 2010 và hiện là thành viên ban giám khảo chung kết. Tác phẩm đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Sau đây là hai bài viết mới của ông. Tuy tựa đề kêu buồn nhưng không buồn chút nào.
Trước 30/4/1975, Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi Hoa, và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoa - hiện có trên trang mạng: http://tuoihoa.hatnang.com/ và http://www.camlinguyenthimythanh.com Sau ngày 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học.
Công ty đầu tư ZeekRewards, sau 2 năm phát triển, vừa chính thức phá sản. Trong số hơn một triệu nạn nhân của công ty này, gồm nhiều người Á Đông, trong đó có nhiều đồng hương Việt Nam. Sau đây, mời đọc bài viết của Anthony Hưng Cao, một bác sĩ nha khoa hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali. Ông là người đã nhận giải Tác Giả Xuất Sắc Viết Về Nước Mỹ 2010.
Nhạc sĩ Cung Tiến